Soạn bài Thuế máu chi tiết và đầy đủ phần trả lời câu hỏi- Ngữ Văn 8
Soạn bài Thuế máu chi tiết và đầy đủ- Ngữ Văn 8
Hãy cùng CungHocVui tham khảo bài soạn Thuế máu để làm rõ vấn đề, vạch trần bản chất độc ác cùng bộ mặt “đạo đức giả” của thực dân Pháp lấy xương máu của người dân các nước thuộc địa làm vật tế “miễn phí” trong các cuộc chiến tranh khốc liệt mà chính họ chủ động gây ra. Thuế máu không chỉ là tác phẩm nổi tiếng và để đời của Vị Lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam- Nguyễn Ái Quốc, mà nó còn đóng vai trò chính trị như một tư liệu quan trọng.
Soạn bài thuế máu phần trả lời câu hỏi
Câu 1 (trang 91 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Cách đặt tên chương, tên phần của tác giả được thể hiện như sau:
- Cái tên “Thuế máu” đã diễn tả sự bóc lột tàn nhẫn của thực dân Pháp. Chúng ép thuế dựa trên xương máu của những người dân các nước thuộc địa. Lấy số tiền bất lương ấy cùng sự lợi dụng những người dân thuộc địa vô tội để phục vụ cho mục đích chiến tranh phi nghĩa. Đồng thời cũng thể hiện lòng căm phẫn, sự mỉa mai, khinh bỉ của tác giả đối với chế độ thực dân.
- Trình tự và cách đặt tên cho các phần trong chương thể hiện quá trình lừa bịp, bóc lột người dân đến sức cùng lực kiệt của bọn thực dân cai trị.
Xem thêm:
Giải thích ý nghĩa nhan đề thuế máu
Soạn bài thuế máu: Câu 2 (trang 91 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
a. So sánh thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở thời gian trước và khi cuộc chiến xảy ra
- Trước chiến tranh họ bị bọn thực dân xem như người hạ đẳng, thường xuyên bị đánh đập và xem như xúc vật
- Trong khi cuộc chiến diễn ra, họ được các quan cai trị tâng bốc vỗ về và ban cho những danh hiệu hão huyền. Bọn thực dân dùng dùng chính sách xoa dịu để từng bước đưa người dân ra làm vật tế cho chiến tranh.
b. Họ phải đột ngột xa gia đình, quê hương vì những mục đích vô nghĩa, vì những vinh dự hão huyền
- Họ bị bọn thực dân biến thành vật hy sinh cho lợi ích và lòng tham không đấy của bọn cầm quyền.
Câu 3 (trang 91 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Bài soạn thuế máu chi tiết, đầy đủ
a. Các thủ đoạn, mánh khóe bắt lính của bọn thực dân:
- Chúng “tiến hành lùng ráp, vây bắt và cưỡng bức người ta phải đi lính”.
- Bọn thực dân cai trị “lợi dụng chuyện bắt lính mà dọa nạt, xoay sở kiếm tiền đối với những nhà giàu.”
- Bên cạnh đó, chúng còn “Sẵn sàng trói, xích, nhốt người ta như nhốt súc vật, sẵn sàng đàn áp dã man nếu như có chống đối.”
b. Chiêu bài "tình nguyện" hay chính là những trò bịp bợm của bọn cầm quyền
Câu 4 (trang 92 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Kết quả của sự hi sinh của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh:
- Sau khi “Chiến tranh kết thúc cũng là lúc những lời hứa trước đây của các ngài cũng tự dưng biến mất.”. => Thực dân Pháp lộ bộ mặt xảo trá, lừa gạt ra trước ánh sáng.
- “Bộ mặt lừa bịp của bọn thực dân được bộc lộ trắng trợn khi bọn chúng cướp hết những của cải mà người lính mua sắm được, đánh đập họ vô cớ hay đối xử với họ như súc vật vậy.” => Không còn tân bốc hay vỗ về mà thẳng vơ vét, chà đạp, trở lại bộ mặt bất nhân vốn có như trước khi chiến tranh nổ ra.
Soạn bài thuế máu: Câu 5 (trang 92 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
a. Ba phần của chương Thuế máu được bố cục theo trình tự thời gian như sau: trước, trong và sau khi xảy ra cuộc chiến tranh thế giới 1914 – 1918. Nhằm tăng tính logic và bố cục chặt chẽ cho thực tế tội ác diễn ra của thực dân Pháp.
b. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật châm biếm, đả kích và những ngôn từ mang ý nghĩa trào phúng sắc sảo, tinh tế và khéo léo nhưng đồng thời cũng giáng một đòn mạnh mẽ vào ách thống trị xảo trá và tàn độc của bọn thực dân Pháp.
Câu 6 (trang 92 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Nhận xét về yếu tố biểu cảm trong đoạn trích:
- Cách hình được tác giả xây dựng vào từng giai đoạn mang tính biểu cảm chân thực, nhằm nói lên sự thống khổ của những người dân vô tội, đồng thời họ cũng thật tội nghiệp khi thiếu thốn tri thức để nhận biết được trò lừa bịp trắng trợn của thực dân Pháp.
Hy vọng qua phần soạn bài Thuế máu, CungHocVui sẽ giúp bạn đọc có thêm tư liệu bổ ích để học tập tốt hơn môn Ngữ Văn 8.