Đăng ký

Phân tích số phận thảm thương của người dân thuộc địa qua văn bản Thuế máu

2,751 từ Phân tích

Số phận của người dân thuộc địa trong Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc

     Thuế máu là một tác phẩm được Nguyễn Ái Quốc viết vào những năm 1921 - 1925 để phản ánh chế độ khắc nghiệt của thực dân Pháp và một niềm xót thương dành cho những người dân thuộc địa vì đã bị thực dân Pháp lợi dụng dù trước và sau khi chiến tranh. Hãy cùng tìm hiểu số phận thảm thương của người dân thuộc địa qua văn bản Thuế máu trong bài viết dưới đây.

Phân tích số phận thảm thương của người dân thuộc địa qua văn bản Thuế máu- CungHocVui

Giọng văn đanh thép với nhiều lập luận dẫn chứng sắc bén

Mở bài số phận thảm thương của người dân thuộc địa qua văn bản Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc

     Nguyễn Ái Quốc, một vị lãnh tụ vĩ đại, một người cha già đáng kính đã có công dựng và giữ đất nước Việt Nam phát triển như ngày hôm nay. Trong sự nghiệp và cuộc đời cách mạng của Người, đã có bao nhiêu khó khăn thử thách nhưng chưa một lần Người từ bỏ, Người đã mang đến sự hòa bình và độc lập cho dân tộc và đất nước Việt Nam.

     Không chỉ vậy, Nguyễn Ái Quốc còn nổi tiếng với ngòi bút vô cùng sắc sảo và tài hoa trong nền văn chương nước nhà. Phải kể đến tác phẩm Thuế máu dưới ngòi bút của Nguyễn Ái Quốc, bằng ngòi bút tài năng của mình, Người đã vạch trần những tội ác tàn bạo của thực dân Pháp với người dân thuộc địa và hơn hết những người dân ấy đã có một số phận thảm thương và nhiều bi kịch.

Thân bài số phận của người dân thuộc địa qua văn bản Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc

Phân tích số phận thảm thương của người dân thuộc địa qua văn bản Thuế máu- CungHocVui

Nói lên số phận bi thương của người dân thuộc địa

     Ngay từ đầu tác phẩm, tác phẩm đã vạch trần tội ác và sự gian xảo của thực dân Pháp đối với người dân thuộc địa trước và sau khi chiến tranh xảy ra. Đầu tiên là trước chiến tranh, họ chẳng dành cho người dân thuộc địa một sự tôn trọng hay thương yêu nào cả. Họ gọi dân tộc Việt Nam bằng một cái giọng vô cùng khinh miệt và coi thường rằng đó là những người da đen.

     “Những tên da đen bẩn thỉu...giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta”. Ngay từ trong lời nói cũng đã cho thấy sự phân biệt đối xử của thực dân Pháp đối với người dân và những đối tượng quyền quý khác. Họ chẳng coi người dân thuộc địa ra gì, thậm chí còn chẳng coi họ giống như một con người. Người dân thuộc địa chỉ giống như là một công cụ để thực dân Pháp sử dụng và thực hiện những âm mưu của mình.

     Khi chiến tranh bắt đầu xảy ra, thực dân Pháp đã dùng những lời ngọt ngào, còn gọi người dân là “con yêu”, “bạn hiền” nhưng thực chất đó chỉ là âm mưa mà bọn thực dân Pháp đang thực hiện. Và thực dân Pháp còn đề cao người dân và cho họ cái chức danh “chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do”. Nhưng tưởng chừng như mọi thứ sẽ được thay đổi một cách tốt đẹp hơn, nhưng không, mọi thứ vẫn diễn ra như cũ, người dân thuộc địa vẫn phải sống trong một hoàn cảnh khắc nghiệt và bị đối xử với những chế độ bất công và vô lí biết nhường nào. 

Xem thêm:

Giải thích ý nghĩa nhan đề thuế máu

Soạn thuế máu chi tiết phần trả lời câu hỏi

     Thực dân Pháp bắt đầu thực hiện những chế độ đối với người dân thuộc địa. Chúng bắt người dân thực hiện chế độ lính tình nguyện nhưng thực ra chúng đang dồn họ vào đường cùng với một mục đích vô cùng xấu xa và gian ác.

     Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Ái Quốc, Người không chỉ vạch trần tội ác của bọn gian xảo mà còn nói đến số phận bi thương của những người dân thuộc địa. Họ phải sống trong một hoàn cảnh khó khăn và dường như bị dồn vào đường cùng. Thậm chí, đã có những người vì những chế độ bất công của thực dân Pháp đã phải rời xa quê hương, xa gia đình để ra chiến trường.

     Họ đã phải làm trong một hoàn cảnh hết sức ghê rợn, những kho thuốc kinh khủng “khạc ra từng miếng phổi”. Thậm chí, “họ phơi thây trên các chiến trường Châu Âu, xuống tận đáy biển bảo vệ Tổ quốc của loài thủy quái, bỏ xác ở những vùng miền hoang vu ở Ban-căng, lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế. Kết quả là tám vạn người không bao giờ thấy mặt trời trên quê hương mình nữa”, đó là những chứng cứ cho thấy được người dân thuộc địa đã phải chịu đựng một cuộc sống khắc nghiệt và không thể nào ngừng chiến đấu để hy vọng cho một ngày tốt đẹp hơn.

     Và thực dân Pháp bắt đầu thực hiện chế độ lính tình nguyện đối với người dân thuộc địa, nghe thì có vẻ bình thường nhưng thực chất là họ đang bắt ép và trói buộc người dân vào những việc làm vô cùng gian ác. “Thoạt tiên, chúng tóm những người khỏe mạnh, nghèo khổ, những người này chỉ chịu chết thôi không cứu vào đâu được. Sau đó, chúng mới đòi đến con cái nhà giàu. Những ai cứng cổ thì chúng tìm ngay ra dịp để sinh chuyện với họ hoặc với gia đình họ, và nếu cần, thì giam cổ họ lại cho đến khi họ phải dứt khoát chọn một trong hai con đường: đi lính tình nguyện hoặc xì tiền ra”.

 

Phân tích số phận thảm thương của người dân thuộc địa qua văn bản Thuế máu- CungHocVui

Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc được viết bằng tiếng Pháp

     Đó là những dẫn chứng vô cùng chân thật và sinh động đã cho thấy những mánh khóe tàn ác của bọn thực dân Pháp đã đối xử với những người dân thuộc địa. Những người dân đã phải chịu đựng những điều khắc nghiệt và vô lý được đưa ra và thực dân Pháp đã thực hiện những hành động không thể nào tha thứ. 

     Nhưng tưởng chừng như mọi cố gắng sẽ được đền đáp nhưng không, những người dân thuộc địa hay những người lính kháng chiến đã có một đời sống vô cùng vất vả và gian nan. Họ đã phải hy sinh bản thân mình, phải chịu đựng và chống chọi với sự tàn bạo của thực dân Pháp. Nhưng điều đó chẳng là gì và nghiễm nhiên thực dân Pháp cho rằng đó là điều bắt buộc mà họ phải làm. Thậm chí còn bị thực dân Pháp dùng những lời lẽ thô bạo, rằng “các anh đã bảo vệ Tổ quốc, thế là tốt. Bây giờ chúng tôi không cần các anh nữa, cút đi”.

     Với những bằng chứng xác thực, những lập luận chắc nịch và sắc bén mà Nguyễn Ái Quốc với ngòi bút của mình đã vạch trần cho chúng ta thấy tội ác của thực dân Pháp là không thể nào tha thứ và một sự trân trọng, thương yêu dành cho số phận bi thương của những người dân thuộc địa.

Kết bài số phận của người dân thuộc địa qua văn bản Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc

     Văn bản Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc đã khắc họa một bức tranh vô cùng tàn khốc của bọn thực dân Pháp lúc bấy giờ, đây như là một lời tố cáo, những dẫn chứng về tội ác mà họ đã gây ra cho người dân thuộc địa. Và chắc rằng, bằng cây bút vô cùng tài năng của mình, Nguyễn Ái Quốc đã thể hiện và dành trọn vẹn tình thương cho những người dân thuộc địa với số phận đầy bi thương của mình.

     Qua bài viết trên đây, mong rằng bạn đọc sẽ hiểu thêm về số phận thảm thương của người dân thuộc địa qua văn bản Thuế máu mà ngòi bút tài năng của Nguyễn Ái Quốc đã viết nên và gửi gắm đến với người đọc.