Dàn ý số phận thảm thương của người dân thuộc địa qua văn bản Thuế máu
Số phận thảm thương của người dân thuộc địa qua văn bản Thuế máu
Dàn ý số phận thảm thương của người dân thuộc địa qua văn bản Thuế máu sẽ cho bạn thấy được mặt trái của số phận con người một cách rõ ràng. Những người dân thuộc địa đã phải chịu đựng khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn lúc bấy giờ, thậm chí họ phải đánh cược cả mạng sống của mình và chấp nhận những điều sai trái để tồn tại qua từng ngày. Nhưng những sự gắng, sự hy sinh của người dân thuộc địa lại chẳng mang cho họ một cuộc sống tốt đẹp hơn là bao.
Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc được viết bằng tiếng Pháp
Mở bài Dàn ý số phận thảm thương của người dân thuộc địa qua văn bản Thuế máu
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Ái Quốc: Nguyễn Ái Quốc hay còn được nhắc đến là chủ tịch Hồ Chí Minh, là một vị lãnh tụ vĩ đại đã có công xây dựng đất nước và mang lại hòa bình ấm no cho nhân dân như ngày hôm nay. Không chỉ thế, Người còn là một cây bút đại tài với nhiều sáng tác nổi tiếng đã góp phần vào kho tàng văn chương của nước nhà.
- Giới thiệu về văn bản Thuế máu: Thuế máu được ra đời vào những năm 1921 - 1925 và được viết bằng tiếng Pháp. Tác phẩm được xuất bản tại Pháp vào năm 1925 và sau đó năm 1946 thì được xuất bản tại Việt Nam. Tác phẩm đã phản ánh thực trạng vô cùng khốc liệt lúc bấy giờ, khi thực dân Pháp với những chế độ và áp bức vô lý đã đẩy người dân thuộc địa vào cuộc sống khó khăn.
- Nhấn mạnh yêu cầu đề bài.
Thân bài
Người dân thuộc địa trước và sau khi chiến tranh xảy ra
- Bằng giọng văn đanh thép và lập luận sắc bén của mình, Nguyễn Ái Quốc đã nêu ra những hành động vô cùng tàn ác đối với người dân thuộc địa.
- Trước chiến tranh xảy ra, người dân thuộc địa luôn trong một tình trạng bị coi khinh, bị chà đạp bằng những điều vô lý, thậm chí họ còn bị đối xử tồi tệ, chúng chẳng coi họ ra gì.
- Lúc chiến tranh bắt đầu xảy ra, thực dân Pháp tưởng chừng như thái độ đã thay đổi với người dân, nào là dùng những lời ngọt ngào, còn gọi người dân là “con yêu”, “bạn hiền” nhưng thực chất đó chỉ là âm mưa mà bọn thực dân Pháp đang thực hiện.
- Nhưng có một sự thật là, người dân thuộc địa phải rơi vào hoàn cảnh tăm tối, họ phải rời xa quê hương, xa mái ấm gia đình để ra chiến trận, thậm chí họ còn phải nộp thuế, làm việc ở những kho thuốc “khạc ra từng miếng phổi” đến rợn người.
- Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng những từ ngữ vô cùng rắn rỏi và chắc nịch để tố cáo những hành động mà thực dân Pháp đã thực hiện với người dân thuộc địa.
Người dân thuộc địa sống dưới chế độ lính tình nguyện
- Thực dân Pháp bắt đầu thực hiện những thủ đoạn đối với người dân thuộc địa, chúng bắt người dân thực hiện chế độ lính tình nguyện nhưng thực ra chúng đang dồn họ vào đường cùng với một mục đích vô cùng xấu xa và gian ác.
- Chúng bắt ép người dân đi lính, đối với những ai không đi thì chúng dùng vũ lực hết sức tàn bạo. Chúng nghĩ ra đủ mọi cách để người dân phải đi lính, thậm chí còn bắt những ai không muốn đi thì phải đưa tiền cho chúng.
- Những người dân phải chịu đựng những điều khắc nghiệt và vô lý được đưa ra và thực dân Pháp đã thực hiện những hành động không thể nào tha thứ.
Xem thêm:
Giải thích ý nghĩa nhan đề thuế máu
Soạn thuế máu chi tiết phần trả lời câu hỏi
Sự hy sinh của người dân thuộc địa
- Những người dân thuộc địa, những người lính kháng chiến đã có một đời sống vô cùng vất vả và gian nan. Họ đã phải hy sinh bản thân mình, phải chịu đựng và chống lại sự tàn bạo của thực dân Pháp.
- Nhưng chẳng một ai công nhận sự hy sinh của họ, thậm chí còn bị thực dân Pháp dùng những lời lẽ thô bạo, rằng “các anh đã bảo vệ Tổ quốc, thế là tốt. Bây giờ chúng tôi không cần các anh nữa, cút đi”.
- Nguyễn Ái Quốc đã đưa ra những dẫn chứng chứng minh sự gian ác và phũ phàng của thực dân Pháp, họ chỉ coi người dân thuộc địa là công cụ để thực hiện mục đích của mình.
Kết bài
- Khái quát lại nội dung và nghệ thuật của văn bản Thuế máu. Khẳng định đây là một lời tố cáo, phê phán sự tàn ác của thực dân Pháp dành cho người dân thuộc địa.