Đăng ký

Hướng dẫn vẽ sơ đồ tư duy ai đã đặt tên cho dòng sông- ngữ văn 12

1,654 từ Tóm tắt

Hướng dẫn vẽ sơ đồ tư duy ai đã đặt tên cho dòng sông- ngữ văn 12

     Ai đã đặt tên cho dòng sông là một tác phẩm của Hoàng Phủ Ngọc Tường là bức tranh đẹp thơ mộng về con sông Hương đã cùng người dân xứ Huế đi những năm tháng. Cùng xem hướng dẫn vẽ sơ đồ tư duy ai đã đặt tên cho dòng sông để biết rõ hơn về vẻ đẹp muôn màu muôn vẻ của con sông Hương cũng như bút pháp nghệ thuật của nhà văn.

 

Vẻ đẹp của sông Hương trong Ai đã đặt tên cho dòng sông- CungHocVui

Vẻ đẹp của sông Hương trong Ai đã đặt tên cho dòng sông

 

Tóm tắt ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường

      Trước khi bắt đầu vẽ sơ đồ tư duy của bất kỳ bài văn nào thì việc đầu tiên bạn cần làm chính là tóm tắt tác phẩm. Việc tóm tắt không chỉ giúp bạn hiểu rõ về tác phẩm mà còn biết đâu là nội dung chính, nội dung cần cho lên sơ đồ. Như vậy mới mang đến kết quả học tập nhất.

Nếu vẻ đẹp của dòng sông Đà của Nguyễn Tuân mang một vẻ đẹp hung bạo và trữ tình thì Hoàng Phủ Ngọc Tường lại vẽ nên một dòng sông Hương đẹp thơ mộng và trữ tình. Tác phẩm là một bài bút ký về hành trình của sông Hương từ thượng nguồn đến khi ra biển cả. Nhưng qua cái nhìn của tác giả, hành trình đó lại giống như một cuộc phiêu lưu của một người con gái xứ Huế.

      Hành trình của của con sông Hương từ điểm khởi nguồn từ thượng lưu chảy đến khu vực ngoại vi thành phố Huế rồi chảy ra biển cả. Mỗi một nơi sông Hương đi qua lại được tác giả miêu tả và cảm nhận với một vẻ đẹp riêng thật sinh động, hấp dẫn. 

      Sông Hương được ví như “bản trường ca của rừng già” khi ở thượng nguồn gắn với đại ngàn Trường Sơn, con sông khoác lên một sức sống mãnh liệt, hùng tráng như “cô gái Di-gan phóng khoáng và hoang dại”, là “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”. Sông Hương ở ngoại ô thành phố đẹp một vẻ đẹp “như người gái đẹp nằm ngủ mơ màng” giữa cánh đồng hoa dại và đợi chờ sự đánh thức từ người tình.. 

Xem thêm:

Top 4 tóm tắt ai đã đặt tên cho dòng sông hay nhất

Soạn bài ai đã đặt tên cho dòng sông

      Đến với trung tâm thành phố Huế sông Hương được Hoàng Phủ Ngọc Tường cảm nhận như một “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”, “người tình dịu dàng và chung thủy”, “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”.

      Dòng sông Hương còn đẹp ở góc độ lịch sử và thi ca. Trong lịch sử sông Hương đã mang vẻ đẹp của một bản hùng ca khi nó ghi dấu các chiến công oanh liệt của dân tộc. Nó cũng mang một vẻ đẹp đời thường giản dị, một lòng hướng về dòng chảy chung của đất nước. Sông Hương còn là nguồn cảm hứng vô tận cho những nhà văn, nhà thơ viết nên những áng văn chương tuyệt mĩ, độc đáo ghi vào thư viện văn học của Việt Nam.

      “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là bức tranh vẻ đẹp của dòng sông Hương về cả không gian, thời gian, lịch sử và thi ca làm nên nét đẹp của một “dòng sông huyền nhiệm nơi sinh ra vẻ đẹp tâm hồn của đất nước” với ngòi bút tài hoa của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Xem thêm: 

Phân tích ai đã đặt tên cho dòng sông hay nhất

Phân tích ai đã đặt tên cho dòng sông chi tiết

Hướng dẫn vẽ sơ đồ tư duy bài ai đã đặt tên cho dòng sông

      Ai đã đặt tên cho dòng sông sơ đồ tư duy luôn được học sinh tìm kiếm với mong muốn hiểu rõ bài hơn và đạt được kết quả học tập tốt.

Sơ đồ tư duy ai đã đặt tên cho dòng sông toàn bài đầy đủ

Sơ đồ tư duy ai đã đặt tên cho dòng sông- CungHocVui

Sơ đồ tư duy bài ai đã đặt tên cho dòng sông toàn bài đủ ý

Sơ đồ tư duy phân tích ai đã đặt tên cho dòng sông

      Ngoài so đồ tư duy về nội dung, nghệ thuật của bài ai đã đặt tên cho dòng sông thì sơ đồ tư duy bài phân tích về tác phẩm cũng nhận được sự quan tâm vô cùng lớn. Việc xác định sơ đồ tư duy trước khi tiến hành phân tích cũng như việc viết dàn ý vậy.

      Sơ đồ tư duy giúp việc phân tích của bạn dễ dàng hơn nhiều. Đảm bảo bài phân tích đủ ý, chi tiết và có sự logic cao.

Sơ đô tư duy ai đã đặt tên cho dòng sông phân tích- CungHocVui

Sơ đồ tư duy bài phân tích ai đã đặt tên cho dòng sông

      Trên đây là tóm tắt, hướng dẫn và bài sơ đồ tư duy ai đã đặt tên cho dòng sông chi tiết, đủ ý. Hy vọng với sơ đồ tư duy trên sẽ giúp bạn học tập tốt hơn.