Phân tích hình ảnh nhà cách mạng yêu nước - Phan Bội Châu
Phân tích hình ảnh nhà cách mạng yêu nước qua bài thơ “Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông” của Phan Bội Châu.
BÀI THAM KHẢO
Phan Bội Châu là nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn của dân tộc Việt Nam trong hơn hai mươi năm đầu thế kỉ XX. ông còn là nhà văn, nhà thơ lớn với sự nghiệp sáng tác khá đồ sộ, gồm nhiều thể loại, thấm đượm tình cảm yêu nước thương dân thống thiết.
Cảm tác vào ngục Quảng Đông là một trong hai bài thơ được ông sáng tác khi bị chính quyền tỉnh Quảng Đông bắt giam năm 1913. Đọc lại bài thơ ta càng hiểu rõ phong thái ung dung của một lãnh tụ cách mạng kiên cường của dân tộc:
Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,
Chạy mỏi chân thì hẵng ở
Đã khách không nhà trong bốn bể,
Lại người có tội giữa năm châu.
Dang tay ôm chặt bồ kinh tế,
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.
Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu!
Bị chính quyền Trung Quốc bắt giam, giao cho thực dân Pháp, bị tòa án thực dân ở Đông Dương kết án tử hình vắng mặt nhưng ông vẫn coi chuyện bắt giam là những phút nghỉ chân. Trong tù, ông thấy mình vẫn là người có tài cao chí lớn, vẫn là người phong lưu. Câu đầu khẳng định dù là hoàn cảnh có thay đổi nhưng phong độ anh hùng, tư thái phong lưu không hề thay đổi:
Vẫn là hào kiệt,vẫn là phong lưu
Chạy mỏi chân thì hẵng ở
Lối thơ tự nhiên, pha chút tự hào đùa vui biểu hiện thái độ coi thường hiểm nguy, không nao núng tinh thần. Nhà thơ coi việc ở tù như một việc bình thường trong cuộc sống. Đó là cách suy nghĩ biến việc nghiêm trọng (ở tù và bị kết án từ hình) thành việc bình thường để tự động viên, an ủi mình.
Hai câu tiếp theo là sự cảm nhận có phần chua xót, mỉa mai của tác giả trước tình cảnh bi đát của đất nước và của chính mình:
Đã khách không nhà trong bốn bể,
Lại người có tội giữa năm châu.
Thực vậy, nước mất, nhà tan, ông trở thành kẻ không nhà, bị bọn thực dân săn đuổi, kế: án. Tuy cảm nhận về bản thân những câu thơ mang hàm ý rộng lớn. Đó là nỗi đau của cả quê hương, đất nước, của cả dân tộc. Nỗi đau mang tầm vóc lớn lao.
Đến đây ta mới thấy hết khí phách anh hùng của Phan Bội Châu. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt như vậy ( khách không, người có tội), ông vẫn giữ vững chí khí hào kiệt. Bốn câu sau thể hiện hoài bão lớn lao:
Dang tay ôm chặt bồ kinh tế
Kinh tế đây tức kinh bang tế thế nghĩa là trị quốc an dân. Thái độ dang tay ôm chặt:thật kiên quyết, mãnh liệt, cho thấy ý chí vượt mọi khó khăn gian khổ để giữ vững sự nghiệp đang đeo đuổi của nhà chí sĩ:
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.
Hình ảnh lạc quan, cách nói khoáng đạt. Oán thù do giặc Pháp, do chính quyền Quảng Đông gây ra sẽ được hóa giải khi nào? Chắc chắn chỉ có được khi thắng lợi. Thật là khẩu khí phi thường của một lãnh tụ cách mạng đầy bản lĩnh và tự tin. Tinh thần cách mạng ấy thể hiện chí khí phi thường của tác giả, tạo nên sức mạnh cho lời thơ.
Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu!
Tư thế lẫm liệt hiên ngang của người anh hùng một lần nữa được khẳng định bằng những lời đúc kết thật trọn vẹn: coi thường nguy hiểm, kiên trì hoạt động, tưởng ờ sự nghiệp cách mạng. Lời thơ dõng dạc, dứt khoát càng tăng thêm niềm tin và ý chí gang thép của tác giả.
Tóm lại, bài Cảm tác trong nhà ngục Quảng Đông phong phú về giọng vẻ, thể hiện nét đẹp kì vĩ của một nhà cách mạng lớn của dân tộc với những hoài bão cao cả là sức truyền cảm lớn từ một trái tim yêu nước cháy bỏng. Phan Bội Châu quả rất xứng đáng với lời nhận định của Bác: “Bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập dân tộc, được hai mươi triệu con người trong vòng nô lệ tôn kính”.
Cụ Phan Bội Châu khỉ thấy một người bạn trong tù chán nản, đá làm một bài thơ khuyên giải, trong ấy có hai câu đáng ghi nhớ nhất:
“Nếu phải đường đời bằng phẳng cả
Anh hùng, hào kiệt có khí chất”
Hãy giải thích và chứng minh câu nói ấy của nhà lãnh đạo phong trào Đông Du và thử so sánh điểm tương đồng với câu ca dao Việt Nam:
“ Ở đời muôn sự của chung,
Hô nhau một tiếng anh hùng mà thôi”