Giới thiệu một vài nét về tác giả Phan Bội Châu
- Phan Bội Châu (1867-1940) biệt hiệu là Sào Nam, người làng Đan Nhiệm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, là một nhân vật kiệt xuất cảa lịch sử dân tộc trong mấy chục năm đầu của thế kỉ XX.
Học giỏi, giàu lòng yêu nước và có chí lớn. Năm 1900, đỗ thủ khoa (khoa thi Hương trường Nghệ). Ông trở thành lãnh tụ của các phong trào yêu nước chống Pháp như Duy Tân, Đông Du, Việt Nam quang phục hội. Năm 1905, Phan Bội Châu dấy lên phong trào Đông Du, làm bùng lên ngọn lửa yêu nước vô cùng sâu rộng và mãnh liệt khắp mọi miền đất nước. Ông đã bí mật sang Nhật, đến Trung Quốc, Thái Lan.... để gây dựng phong trào cách mạng. Năm 1925, Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt cóc ở Thượng Hải, đưa về nước kết án tử hình. Trước tinh thần đấu tranh của mhân dân ta, chúng đưa Cụ vể Huế giam lỏng. Phan Bội Châu trở thành Ông già Bến Ngự. Năm 1940, Cụ qua đời trong niềm thương tiếc vô hạn của nhân dân ta.
Trong truyện kí “Những trò lố hay là Va-ren là Phan Bội Châu”, Nguyễn Ái Quốc đã ca ngợi cụ Phan là “bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập”...
- Phan Bội Châu còn là một nhà thơ, nhà văn lớn của dãn tộc. Thơ văn cùa Cụ là cả một bầu nhiệt huyết, sục sôi tình yêu nước, thương dân, căm thù bè lũ cướp nước và bán nước. Thơ văn Phan Bội Châu là thơ văn tuyên truyền cổ động cách mạng, gồm có hàng trăm bài thơ, bài văn, tiêu biểu là các tác phẩm: Việt Nam vong quốc sử, Ngục trung thư, Trùng quang tâm sử, Phan Bội Châu niên hiểu, Sào Nam thi tập,...
Bước sang thế kỉ XXI, mỗi con người Việt Nam chúng ta vẫn còn nghe tiếng vọng của Phan Bội Châu trong tâm hồn mình, để nêu cao ý chí tự cường:
“Nay ta hát một thiên ái quốc,
Yêu gì hơn yêu nước nhà ta.
(...) Hồn ơi! Về với giang san,
Muôn người muôn tiếng hát ran câu này:
“Hợp muôn sức ra tay quang phục,
Quyết có phen rửa nhục báo thù...”
Mấy câu ái quốc reo hò,
Chữ đồng tâm ấy phải cho một lòng”.
1910
("Ái quốc" ’ Phan Bội Châu)