Thể thơ, xuất xứ, chủ đề bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
Nêu thể thơ, xuất xứ, chủ đề bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
- Thể thơ
Bài “Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông” của Phan Bội Châu được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật: luật bằng, vần bằng. Có 5 vần thơ, cuối các câu 1,2, 4, 6, 8: lưu - tù - châu - thù - đâu.
2. Xuất xứ
Mùa đông năm Quý Sửu (1913), Phan Bội Châu và một số đồng chí của cụ đang sống ở Dương Thành thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Đô đốc Quảng Đông lúc bấy giờ là Long Tế Quang cấu kết với Toàn quyền Đông Dương đa bắt Phan Bội Châu và Mai Lão Bạng, một yếu nhân của Việt Nam Quang phục Hội nhằm giao nộp cho thực dân Pháp. Chúng xiềng tay và trói chặt đẩy hai nhà cách mạng Việt Nam vào nhà ngục tử tù.
Ngay trong đêm đầu tiên, Phan Bội Châu đã ứng khẩu một bài thơ chữ Hán để “an ủi Mai quân” và “tự an ủi mình” bằng một bài thơ chữ Nôm; sau này các nhà nghiên cứu lịch sử và văn học đặt nhan đề cho bài thơ là “Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông”. Bài thơ in trong tác phẩm “Ngục trung thư (1914) của Phan Bội Châu.
Trong “Ngục trung thư”, cụ có nói:
“Làm xong hai hài thơ, tôi ngâm nga lớn tiếng rồi cả cười, vang động cả bốn bức vách, hầu như không biết thân mình đang bị nhốt trong ngục”.
3. Chủ đề
“Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông” thể hiện khí phách anh hùng, tinh thần tự chủ của người chiến sĩ cách mạng trải qua bao sóng gió, mang hoài bão “kinh bang tế thê”, sáng ngời niềm tin tưởng vào sự nghiệp cứu nước, coi thường mợi thử thách hiểm nguy.