Phân tích cảnh chiều tàn trong hai đứa trẻ Thạch Lam: Văn lớp 11
Phân tích cảnh chiều tàn trong hai đứa trẻ
Mỗi chi tiết, mỗi câu từ trong các tác phẩm của Thạch Lam đều mang những ý nghĩa khác nhau góp phần vô cùng quan trọng trong việc xây dựng các nhân vật. Phần tích cảnh chiều tàn trong Hai đứa trẻ qua phần dưới đây sẽ là một ví dụ cụ thể giúp học sinh hiểu rõ điều đó để có thể đạt được kết quả cao hơn trong học tập.
Phân tích cảnh chiều tàn trong hai đứa trẻ
Mở bài phân tích cảnh chiều tàn trong truyện ngắn hai đứa trẻ
Thạch Lam là một cây bút tài năng của văn học Việt Nam trong giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám. Với cách viết giàu chất lãng mạn, ông có rất nhiều tác phẩm để đời, trong đó phải kể đến là Hai đứa trẻ với câu truyện như một bài thơ trữ tình, đấy cá tính nhân văn nhưng vẫn giữ được chất đượm buồn .
Trong mỗi câu truyện bên cạnh yếu tố nhân vật còn các yếu tố quan trọng khác góp mặt, ví dụ hoàn cảnh. Việc xây dựng một hoàn cảnh đủ tốt sẽ xác lập được mối quan hệ giữa môi trường xã hội với chính nhân vật ấy. Nhờ vào đó, nội dung cốt truyện sẽ trở nên liền mạch và hoàn chỉnh hơn, và các chi tiết sẽ vô cùng logic và phù hợp. Đó cũng chính là cách mà Thạch Lam mở đầu cho truyện ngắn Hai đứa trẻ của mình, khi hình ảnh đầu tiên chính là thời khắc một ngày sắp tàn. Những con người mệt mỏi quẩn quanh nơi phố huyện tiêu điều, nghèo xơ nghèo xác. Và giữa cảnh vật ấy hai anh em Liên và An xuất hiện ngây thơ, hồn nhiên giữa mọi cảnh vật chi tiết và chân thực nhất.
Xem thêm:
Dàn ý phân tích cảnh chiều tàn trong hai đứa trẻ
Dàn ý phân tích bức tranh thiên nhiên trong hai đứa trẻ
Với phong cách quen thuộc, nhà văn miêu tả cảnh chiều tà mang đậm chất thơ:
“Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cất hình rõ rệt trên nền trời... Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào...”.
Trong bức tranh ấy là những mảng màu sặc sỡ được người viết cố ý tô vẽ nên để che lấp đi cả một nỗi buồn to lớn. Điều này có lẽ bởi Thạch Lam muốn tìm lại chút cảm giác nhẹ nhõm cho người đọc sau những trăn trở của cuộc đời. Từng câu từng chữ cứ nhẹ nhàng xen vào lòng người mang cảm giác đầy say mê.
Đó cũng chính là lý do vì sao người ta nói văn Thạch Lam giàu cảm xúc, khiến người ta muốn chìm đắm vào sự lãng mạn giống như một bài thơ tình . Nhưng trong cái rất tình ấy, ông không hề bỏ quên tính hiện thực xót xa của cuộc sống. Ở Hai đứa trẻ, vẫn đâu có còn những đớn đau buồn tủi, sự mệt mỏi và cạn kiệt vây hãm lấy phố huyện và chính những con người trong đó.
Xem thêm:
Dàn ý phân tích tâm trạng Liên trong Hai đứa trẻ
Phân tích diễn biến tâm trạng Liên trong truyện ngắn Hai Đứa trẻ
Và phố huyện thực ra cũng chỉ là một từ để tả cái chợ xép nhỏ:
“Chợ họp giữa phố vãn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất của quê hương này...”.
Cuộc sống của nhân dân khổ cực như thế nào, nó đã được thể hiện hết ở ngay chính cái chợ tiêu điều ấy. Ống kính tác giả đưa khắp nơi, không hề bỏ sót một chi tiết nào: Nỗi buồn tẻ được những người bán hàng về muộn trao cho nhau qua ít câu nói cuối, hay cả những đứa trẻ con nhà nghèo phải dùng phế phẩm của phiên chợ để làm kế sinh nhai.
Những số phận ấy nhặt nhạnh bất cứ thứ gì có thể dùng được của người bán hàng để lại, kể cả thanh nứa, thanh tre với dáng hình nhỏ bé khom khom tìm tòi. Nhìn vậy làm sao lại có thể không động lòng thương, thế nhưng chính Liên cũng chẳng có tiền để mà cho chúng.
Phân tích cảnh chiều tàn trong truyện ngắn hai đứa trẻ
Với cuộc sống hiện tại, chị Tí hàng nước bên cái móc gạch, thế nhưng biết phải phục vụ cho ai bây giờ? Hàng phở bác Siêu hé lên ánh sáng đèn dầu leo lét cũng coi như là khá khẩm hơn. Thế nhưng nó vẫn là một vô cùng “xa xỉ” với cuộc sống của người dân nơi phố huyện nghèo đói.
Tiêu điều xơ xác chính là từ phù hợp nhất để miêu tả cảnh phố huyện. Và những con người ở đó thì mòn mỏi và nặng nề bởi mọi hoạt động, mọi sự cố gắng để chống lại cơn nghèo đói khốn khổ lại luôn lâm vào bế tắc. Nó cũng chính là thứ bức điên người khác, khiến con phố ấy sinh ra bao nhiêu con người quái đản.
Đó không ai khác là bà cụ Thi “hơi điên” với tiếng cười khanh khách giữa trời đêm. Cụ Thi là một minh chứng sống của sự sa sút về cuộc sống, khi dù đã cố gắng hết sức cũng chẳng thể tìm được lối thoát khỏi sự tuyệt vọng. Sự xuất hiện ấy của cụ cũng dường như khiến cho bức tranh cuộc sống của những nhân vật trong truyện ngắn Hai đứa trẻ lại càng thêm sinh động và ngột ngạt.
Cảnh chiều tàn nơi phố huyện nghèo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ là một góc thu nhỏ của xã hội cũ. Ở đó, số phận của từng con người được khắc họa rõ ràng, từng nỗi lo, từng sự sợ hãi, tất cả lại kết hợp với nhau trong một không gian chật hẹp và tăm tối như chính tương lai của họ.
Cuộc sống của những năm trước Cách mạng tháng Tám đã được nhà văn Thạch Lam tái hiện lại một cách xuất sắc thông qua phần đầu câu chuyện. Bằng sự am hiểu của mình, bức tranh phố huyện ngày tàn hiện ra đủ để ta thấy được sự tùng túng của người nông dân lao động thời bấy giờ. Đồng thời đây cũng chính như là lời lên tiếng của ông về việc bảo vệ quyền sống, sự công bằng trong xã hội khi ấy.
Xem thêm:
Dàn ý giá trị nhân đạo trong hai đứa trẻ
Phân tích bức tranh thiên nhiên trong hai đứa trẻ
Thế nhưng trong cái cảnh chiều tàn buồn heo hắt ấy, thật đáng quý bởi những đức tính tốt đẹp và cả tình người vẫn còn nguyên vẹn. Chị Liên ước gì có tiền để đưa cho những đứa trẻ lam lũ đang tìm kiếm những vật rơi rớt lại sau phiên chợ tiêu điều dù cuộc sống chẳng hề khá khẩm hơn. Và xa hơn thế, chị đâu ích kỷ chỉ biết nghĩ tới mình, Liên còn lo cho cả An và vô vàn những số phận cơ cực khác.
Cuộc sống chán nản bao trùm lên cả khu phố huyện, từ mẹ con chị Tí với công việc như một vòng tròn xoay vần, ngày nào quẩn quanh với những công việc chẳng có gì khác: Bắt tép, bán nước cho mấy chú lính tuần,.... cho đến hàng phở Siêu leo lét ngọn đèn dầu, bà cụ Thi “hai điên” với tiếng cười khanh khách... Tất cả chi nói lên cái mòn mỏi của cuộc sống nơi phố huyện mà chưa phải là những gì tha hóa, khiến con người phải độc ác.
Truyện mang âm hưởng của một bài thơ trữ trình nhưng gợi cảm xúc buồn man mác nhờ chính khả năng và bút pháp tả cảnh đạt đến chuẩn mực của Thạch Lam. Niềm cảm hứng lãng mạn được cất cánh nhờ nghệ thuật tài tình, tất cả chứng minh rằng đây là truyện ngắn xứng đáng sánh vai với các tác phẩm, kiệt tác khác cùng thời.
Kết bài phân tích cảnh chiều tàn trong hai đứa trẻ
Ngòi bút và văn phong của Thạch Lam không khai thác cái trần trụi của cuộc đời lam lũ như những nhà văn hiện thực phê phán khác như Nam Cao hay Ngô Tất Tố. Nhưng điều ấy không có nghĩa rằng nó xa vời hiện thực, quên đi nhiệm vụ phải phản ánh và tố cáo cái xã hội ngột thở, tù đọng.
Bằng sự tinh tế, ông đã phác họa được cuộc sống con người đang mất hết ý nghĩa, đang bị dồn đến chân tường bế tắc. Thế nhưng họ chưa bao giờ trở nên độc ác, tha hóa và sâu thẳm vẫn còn cái khát vọng mơ hồ, kín đáo trong hình ảnh chuyến tàu đêm với tâm trạng háo hức của hai đứa trẻ.