Phân tích ánh sáng và bóng tối trong hai đứa trẻ
Phân tích ánh sáng và bóng tối trong hai đứa trẻ
Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn xuất sắc trong sự nghiệp văn chương của Thạch Lam. Truyện ngắn thể hiện sự tài ba trong ngòi bút của Thạch Lam qua những chi tiết rất nhỏ tiêu biểu là qua hình tượng ánh sáng và bóng tối. Vậy để hiểu rõ hơn, mời các bạn cùng đọc bài phân tích ánh sáng và bóng tối trong Hai đứa trẻ.
Phân tích ánh sáng và bóng tối trong Hai đứa trẻ
Chi tiết ánh sáng và bóng tối trong Hai đứa trẻ
“Nếu như cảm hứng nhân bản nghiêng về đồng cảm với những khát vọng rất người của con người, cảm hứng nhân văn thiên về ngợi ca vẻ đẹp con người thì cảm hứng nhân đạo là cảm hứng bao trùm”. Qủa thật như vậy, nhận định ấy như kim chỉ nam định hướng ngòi bút của Thạch Lam xuyên suốt sự nghiệp văn chương của mình.
Ở Thạch Lam, cảm hứng nhân đạo ấy không chỉ được thể hiện qua cốt truyện, qua tình huống truyện hay các nhân vật mà con được hiện rõ trong từng chi tiết nhỏ nhất. Không thể không nhắc đến ấy là chi tiết ánh sáng và bóng tối trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam được in trong tập Gió đầu mùa. Thông qua những chi tiết về hai gam màu đối lập, Thạch Lam đã vẽ nên bức tranh phố huyện với những kiếp đời lao động lay lắt trong bóng tối không rõ mai sau.
Xem thêm:
Dàn ý phân tích tâm trạng Liên trong Hai đứa trẻ
Phân tích diễn biến tâm trạng Liên trong truyện ngắn Hai Đứa trẻ
Chi tiết bóng tối bao trùm nơi phố huyện
Mở đầu truyện ngắn bằng âm thanh “Tiếng trống thu không” báo hiệu đêm đen đã sẵn sàng ngự trị. Dọc theo mạch truyện, ta thấy đâu đâu cũng được bao trùm bởi bóng tối mà dẫu ta có muốn xé toạc thì nó cũng ngày một tối đen hơn.
Bóng tối bao trùm phố huyện là một quy luật tự nhiên của tạo hóa, hết ngày rồi đến đêm cũng là bóng tôi bao trùm lên tương lai của những con người lao động nơi đây. Bóng tối mang đến một sự ám ảnh, day dứt khôn nguôi cho con người khi đến thời khắc ngự trị, con người phố huyện chẳng những bị nó vây quanh về thể chất mà còn ngập sâu vào trong tiềm thức “đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần”.
Có lẽ không ai muốn sự xuất hiện của đêm đen bởi “chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”, con người luôn cố níu giữ dù chỉ là những sự nắng mỏng manh đang tắt dần khi tia sáng cuối cùng từ giã nhân gian.
Xem thêm:
Dàn ý giá trị nhân đạo trong hai đứa trẻ
Phân tích bức tranh thiên nhiên trong hai đứa trẻ
Bóng tối của tự nhiên bao trùm lên thế gian, cũng như bóng tối của sự nghèo khổ đang cố giăng mắc lên cuộc đời của những người lao động. Từng ấy con người mưu sinh trong bóng tối, bóng tối như khuất lấp đi lăng kính của họ, khiến họ có cái nhìn mơ hồ về tương lai.
Đó là cụ Thi “một bà già hơi điên” vừa đi vừa uống sạch rượu, với tiếng cười khanh khách, cụ đi lần vào trong bóng tối. Bóng tối vây quanh lấy đầu óc cụ, chẳng cho ánh sáng một chút cơ hội để con người có thể tỉnh táo dẫu rằng đôi chút. Mụ mị, mơ hồ, hình ảnh bóng đêm cứ thế được lặp đi lặp lại hằng ngày khiến con người bị nó khuất phục. Đó là mẹ con chị Tý chật vật mưu sinh với cái chõng nước và nguồn sáng duy nhất là thứ ánh sáng loe loét được phát ra từ chiếc đèn dầu. Đó còn là gánh phở của bác Siêu từ phía huyện đi ra “một chấm lửa khác vàng và lơ lửng” dẫu đó còn là một nguồn sáng ít ỏi, hiếm hoi nhưng vẫn hiện ra rồi lại mất đi.
Thứ ánh sáng lẻ loi của những cuộc đời cố vùng lên chạy ra khỏi bóng tối nhưng tất cả những gì phía trước là muôn vàn đêm đen khỏa lấp nhau. Những con người ấy sống một cuộc đời thầm lặng như những hạt cát vô tri, nhỏ bé giữa sa mạc cuộc đời.
Chi tiết ánh sáng xuất hiện trên nền bóng tối
Bóng tối và ánh sáng trong Hai đứa trẻ
Trên nền bóng tối dày đặc ấy, những nguồn sáng hiện lên dẫu chỉ là le lói hay cỏn con vẫn là khát vọng, là niềm khát khao của những con người phố huyện. Ánh sáng đó có thể đến từ thiên nhiên như cái cách thiên nhiên vỗ về con người, tạo động lực vượt qua bóng tối bằng sự xuất hiện của những ngôi sao và những ánh đom đóm lập lòe. Ánh sáng đó cũng có thể đến từ những con người đang đấu tranh với bóng tối, có thể là ánh sáng từ ngọn đèn con của gian hàng chị Tý.
Bếp lửa từ gánh phở của bác Siêu chiếu sáng cả một vùng đất cát. Ngọn đèn được vặn nhỏ từ cửa hàng của Liên cũng cố vươn mình dẫu thưa thớt nhưng từng hột sáng vẫn lọt qua phên nứa. Một thứ ánh sáng mà độc giả không thể nhìn thấy, chỉ có thề cảm nhận là ánh sáng trong tâm hồn của Liên khi nhớ về Hà Nội. Tất cả nguồn sáng nơi phố huyện như hội tụ vào trong hình ảnh đoàn tàu, đoàn tàu tượng trưng cho những điều đẹp đẽ, sang trọng và cả ánh sáng.
Liên nhớ về Hà Nội, không chỉ là những cốc nước xanh đỏ, những kỷ niệm đẹp mà còn là một Hà Nội “sáng rực và huyên náo”. Con tàu mang đến một thế giới khác, thế giới của ánh sáng xa xỉ mà phố huyện bị bao trùm bằng bóng tối này luôn khao khát. “Những toa hạng sang lố nhố những đồng và kềnh lấp lánh, và những cửa kính sáng”, phải chăng khi con người thật sự khao khát thứ gì, thì dẫu nó chỉ là những điều tầm thường nhưng vẫn thật xa sỉ.
Xem thêm:
Phân tích cảnh chiều tàn trong hai đứa trẻ
Phân tích giá trị nhân đạo trong hai đứa trẻ
Chuyến tàu không chở người hay hàng mà chở đi ước mơ, chở khát khao được đổi đời, thoát khỏi thứ bóng tối luôn âm thầm bủa vây của những con người phố huyện. Họ khao khát được sống trọn vẹn là con người, khao khát được công nhận chứ không phải sống một cuộc đời le lói, mau chóng lụi tàn.Hình ảnh đoàn tàu cùng ánh sáng đại diện cho ước mơ đối lập với bóng tối, cũng là đại diện cho quá khứ và tương lai những con người nơi đây.
Nhận xét chung
Ánh sáng và bóng tối song hành với cuộc sống túng quẫn của người lao động phố huyện khiến người đọc liên tưởng đến bốn câu thơ của nhà thơ Huy Cận:
“Quanh quẩn mãi giữa vài ba dáng điệu
Tới hay lui cũng từng ấy mặt người
Vì quá thân nên quá đỗi buồn cười
Môi nhắc lại chỉ có ngần ấy chuyện.”
Nếu bóng tối tượng trưng cho cuộc sống quẩn quanh, tù túng của những con người phố huyện, phải sống một cuộc đời vô nghĩa, vô danh thì ánh sáng lại biểu trưng cho tương lai, cho khát vọng, ước mơ của con người. Chủ nghĩa nhân đạo ở đây được hiện lên rõ nét bởi dẫu những con người lao động nghèo khổ ấy bị bóng tối vùi dập, họ vẫn mơ hồ, tin tưởng vào một thứ gì đó tốt đẹp hơn ở tương lai. Tạo nên sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, nhà văn đã thực hiện được thiên chức của mình là dùng ngòi bút hướng về con người.