Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của hai đứa trẻ ngữ văn 11
Tìm hiểu về giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của hai đứa trẻ
Hai đứa trẻ đã góp phần tái hiện một xã hội Việt Nam trước Cách mạng đầy cơ cực và lam lũ. Tuy nhiên ẩn dưới đó là bao ước mơ, khát vọng được ấp ủ về một ngày mai tươi sáng của người dân. Hãy cùng CungHocVui phân tích để hiểu rõ về giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của hai đứa trẻ được Thạch Lam thể hiện như thế nào nhé!
Giá trị hiện thực trong hai đứa trẻ
Đôi nét về tác giả và tác phẩm Hai đứa trẻ
- Tác giả
+ Thạch Lam là một cây bút trẻ tài ba thời bấy giờ.
+ Là thành viên trụ cột của nhóm Tự lực vân đoàn đại diện cho văn học lãng mạn.
+ Lĩnh vực văn học ông thành công nhất là truyện ngắn.
- Tác phẩm
+ Tác phẩm được kết hợp hài hòa giữa yếu tố hiện thực và yếu tố trữ tình lãng mạn.
+ Qua đó được tác giả truyền tải những giá trị hiện thực tàn khốc của xã hội, đồng thời còn gửi gắm những giá trị nhân đạo sâu sắc.
Xem thêm:
Dàn ý phân tích tâm trạng Liên trong Hai đứa trẻ
Phân tích diễn biến tâm trạng Liên trong truyện ngắn Hai Đứa trẻ
Giá trị hiện thực của tác phẩm hai đứa trẻ
Bức tranh hiện thực về thiên nhiên
- Bao trùm mạch chuyện là cảnh sắc về cuộc sống đìu hiu, xơ xác của một phố huyện nghèo khó. Những vận động khéo léo và âm thầm của tạo vật trong cả không gian và thời gian được Thạch Lam tái hiện sâu sắc với nhiều tầng nghĩa.
- Khởi đầu câu chuyện bằng tiếng trống thu không của chòi canh phố huyện, tiếng ếch nhái kêu râm ran ngoài đồng, tiếng muỗi bắt đầu vo ve trong gian hàng nhỏ của Liên. Tất cả đều là những thanh âm quen thuộc của làng quê gợi nên cảm giác trầm lắng và tiếc nuối
- Lối miêu tả đặc sắc: “Mặt trời lúc sắp xuống núi … như đang bốc cháy lần cuối trước khi giã từ ban ngày”. Ánh sáng dần tắt nhường chỗ cho bóng tối. Nhịp điệu câu văn chậm rãi, gợi cảm giác uyển chuyển tinh tế. Mỗi câu văn tựa như một nét chấm phá đơn sơ, chẳng hề cầu kì kiểu cách nhưng lại làm sống dậy cái hồn của bức tranh thiên nhiên trong cảnh sắc chiều tàn.
Xem thêm:
Dàn ý giá trị nhân đạo trong hai đứa trẻ
Phân tích bức tranh thiên nhiên trong hai đứa trẻ
Bức tranh về cuộc sống của con người
- Bức tranh của một phố huyện vào phiên chợ tàn được Thạch Lam tinh tế phác họa.
- Mỗi hình ảnh nhỏ tưởng chừng vô nghĩa như vỏ bưởi, lá mía vứt lung tung hay mùi ẩm mốc lại là tàn dư của một phiên chợ nghèo nàn, vắng vẻ.
- Cả khi hình ảnh còn người xuất hiện về: Một cụ Thi điên khốn khổ, mẹ con chị Tí cùng gánh nước tạm bợ, chị em Liên với cuộc sống cơ cực bấp bênh.
=> Tất cả đều tái hiện sự ảm đạm của một phố thị nghèo khó. Nơi mà những đứa trẻ đáng lẽ phải sống vui vẻ vô lo lại phải oằn mình ra vì cơm áo gạo tiền. Những mảnh đời bất hạnh và câm lặng bị lãng quên và dần chìm vào bóng tối của phiên chợ tàn. Đây cũng chính là cuộc sống của nhân dân ta những năm trước cách mạng, nghèo khó, túng thiếu, bất hạnh bủa vây.
Giá trị nhân đạo của hai đứa trẻ
Giá trị nhân đạo trong hai đứa trẻ
Niềm thương cảm cho những kiếp người bé nhỏ, cơ cực trong xã hội cũ
- Khéo léo không rõ cốt truyện, không rõ ngôi kể, cũng không có cả tình tiết gay cấn, chỉ tập trung miêu tả nội tâm phong phú của nhân vật.
- Thạch Lam đem cái buồn của thiên nhiên, của một buổi chiều quê buồn hòa vào tâm hồn con người, để họ thêm thương cảm cho nhau, thương cảm cho những kẻ cùng cảnh ngộ trong kiếp lầm than.
- Chỉ bằng vài nét phác thảo, Thạch Lam đã kể tái hiện về một xóm nhỏ nghèo khó với những kiếp sống mờ mịt, chẳng hề có ánh sáng tương lai.
- Xuyên suốt mạch chuyện ánh mắt của Liên vẫn luôn là hoàng hôn nhuốm nỗi buồn.
- Những cảnh đời khổ đau đã gieo vào tâm hồn mỏng manh của Liên những đồng cảm đầy xót xa.
- Đó cũng chính là tấm lòng thương cảm mà Thạch Lam dành cho bao mảnh đời lang bạt cả đời “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”
Xem thêm:
Phân tích cảnh chiều tàn trong hai đứa trẻ
Phân tích ánh sáng và bóng tối trong hai đứa trẻ
Trân quý những ước mơ của con người cùng hy vọng tin vào một ngày mai tươi sáng
- Thay vì gợi lên cảm giác tù túng, phẫn uất, Thạch Lam lại hướng người đọc đến sự cảm thông và trân trọng cho những ước mơ bình dị của người dân nơi phố thị nghèo khó, trân trọng cả những hoài niệm đầy đẹp đẽ của chị em Liên.
- Dòng hồi tưởng quá khứ đầy đẹp đẽ như một công tắc làm quá khứ xa xăm sống dậy và thổi bùng bao khao khát và niềm tin về ngày mai tươi sáng hơn. Dẫu tất cả vẫn chỉ là một ngày mai mơ hồ nhưng nó lại chính là sự nhân đạo tốt đẹp đầy hàm ý của Thạch Lam cho những mảnh đời cơ cực này
- Hình ảnh đoàn tàu với những ánh sáng đẹp đẽ chính là đại diện cho những khát vọng mãnh liệt của chị em Liên. Đoàn tàu đã đánh thức bao hy vọng trong hai đứa trẻ. Đến khi chuyến tàu rời đi, mọi thứ chìm vào bóng tối nhưng bao ước mơ và khát vọng lại chẳng hề biến mất.