Đăng ký

Dàn ý  giá trị nhân đạo trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam – Ngữ Văn 11

2,231 từ Dàn ý

Dàn ý  giá trị nhân đạo trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam – Ngữ Văn 11

       “ Hai đứa trẻ ” là một chuyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam được in trong tập Nắng trong vườn. Tác phẩm thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc qua việc tái hiện lại khung cảnh nghèo nàn, u tối và cuộc sống vô vị của người dân sống ở nơi phố huyện đầy sự tẻ nhạt.

Qua những trang văn của Thạch Lam nó không hiện lên một cách vô vị mà còn đầy ấp tình cảm những người với người . Thể hiện tình cảm xót thương của nhà văn với những người lao động sống ở phố huyện nghèo, qua đó ta cũng thấy được những phẩm chất tốt đẹp của họ và cả những ước mơ, hy vọng về cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn. Sau đây là dàn ý giá trị nhân đạo trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam.

Dàn ý giá trị nhân đạo trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam-CungHocVui

Dàn ý giá trị nhân đạo trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm và dẫn dắt vấn đề cần phân tích.

-    Tác giả: Thạch Lam là một trong những cây bút đặc lực của nhóm “ Tự lực văn đoàn ”. Ông khẳng định tên tuổi với sở trường là truyện ngắn chuyên viết về cuộc sống  vất vả, cơ cực của người nông dân và người thị dân nghèo, và ở đó tài năng của ông được bộc lộ trọn vẹn nhất.

-    Tác phẩm: Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam được in trong tập “ Nắng trong vườn ”  sáng tác vào năm 1938.

-    Truyện ngắn Hai đứa trẻ có giá trị nhân đạo thật sâu sắc.

Xem thêm:

Phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trong tác phẩm Hai đứa trẻ

Phân tích hai đứa trẻ

Thân bài

1. Giá trị nhân đạo của tác phẩm thể hiện ở tình cảm xót thương với những cuộc đời khác nhau nơi phố huyện

Giá trị nhân đạo của tác phẩm thể hiện qua sự xót thương của tác giả- CungHocVui

Giá trị nhân đạo của tác phẩm thể hiện qua sự xót thương của tác giả

-    Ông xót thương trước những cảnh nghèo đói hiện diện khắp phố phường huyện này:

       + Ông thương những đứa trẻ nhà nghèo phải “ nhặt nhanh ” rác rưởi trên nền chợ tàn “ Mấy đứa trẻ … các người bán hàng để lại ” =>  Ông thương chúng “ thấy động …. chúng ”

       +Thương hai mẹ con nhà chị Tí. Ngày mò cua bắt tép; tối đến chị mở hàng nước dưới gốc cây bàng. Cuộc sống của chị vất vả, mòn mỏi, quẩn quanh, leo lét như ngọn đèn của chị thắp lên khi mà ánh sáng chỉ đủ tỏa ra một vùng nhỏ mà thôi.

       + Ông thương bà cụ Thi điên nghiện rượu với “ tiếng cười khanh khách ”, nghe mà chua chát, đau đớn => Một kiếp đời đã tàn, cả cuộc đời lầm lũi trong đói khổ.

       +Thương bác phở Siêu bán phở gánh. Vì phở là món quà xa xỉ phẩm nên hàng của bác thật ế ẩm và thu nhập của bác vì thế cũng thật ít ỏi.

       + Nhà bác Xẩm mù: Cuộc sống cũng không khá hơn là bao. Được miêu tả chỉ như ngọn đèn trước gió, bấp bênh khi cả gia tài chỉ có “ manh chiếu với cái thau sắt trắng ”, không có nhà cửa thế nhưng lại phải nuôi ba miệng ăn. Đứa con cũng như bố mẹ chúng “ bò ra đất …. bên đường ” => Đây là hoàn cảnh đáng thương cùng cái đói luôn kề sát cạnh.

       +Thương chị em Liên. Cuộc sống của chị em Liên cũng chẳng khá hơn cuộc sống của mọi người nơi phố huyện này. Cửa hàng tạp hoá của chị em Liên “nhỏ xíu” cùng hàng hoá lèo tèo mà khách hàng là những người nghèo khó.

=>  Thạch Lam thương cho kiếp người tù túng, đói nghèo, ngột ngạt, thê lương, không có lỗi thoát nơi phố huyện này.

Xem thêm: 

Top 3 cách mở bài Hai đứa trẻ hay nhất

Dàn ý phân tích tâm trạng Liên khi chờ tàu

2. Giá trị nhân đạo thể hiện qua phẩm chất tốt đẹp của những người lao động nơi phố huyện qua ngòi bút của Thạch Lam

Giá trị nhân đạo dưới ngòi bút của Thạch Lam- CungHocVui

Giá trị nhân đạo dưới ngòi bút của Thạch Lam

-    Họ là những người cần cù, chịu thương, chịu khó:

       + Mẹ con chị Tí ban ngày thì mò cua bắt ốc, đến tối lại dọn hàng nước dẫu chẳng bán được là bao.

       + Bác Siêu: gánh phở đi bán rong, “ thứ quá xa xỉ, nhiều tiền ”, ít người mua nên luôn ế, nhưng chiều nào bác cũng bán, rồi thì gánh về làng.

       + Hai chị em Liên thay mẹ trông coi gian hàng tạp hoá để mẹ đi làm hàng xáo….

-    Họ còn là những con người giàu lòng thương yêu:

       + Liên: thương cho những đứa trẻ con nhà nghèo, chúng phải “ nhặt nhanh ” trên nền chợ tàn dù rằng “ cũng chẳng có tiền để có cho chúng ”

3. Giá trị nhân đạo thể hiện ở sự trân trọng với ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn của người dân nghèo nơi phố huyện

Giá trị nhân đạo ở sự trân trọng ước mơ về cuộc sống tốt đẹp hơn-CungHocVui

Giá trị nhân đạo ở sự trân trọng ước mơ về cuộc sống tốt đẹp hơn

       + Ông trân trọng những hoài niệm xa xưa được hai chị em Liên lưu giữ về những ngày cuộc sống còn sung túc nơi phố thị.

       + Ông cũng trân trọng khao khát về một thế giới khác rực rỡ ánh sáng như khi đoàn tàu đêm ghé qua phố huyện => Thạch Lam đã miêu tả nó với một sự trân trọng và tự hào vô cùng.

       + Ông muốn thức tỉnh những con người ở phố huyện nghèo, hướng họ tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Xem thêm: 

Top 3 mẫu tóm tắt Hai đứa trẻ hay nhất

Phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn

Soạn hai đứa trẻ ngắn nhất- ngữ văn 11

Kết bài

-    Giá trị nhân đạo trong Hai đứa trẻ được bộc lộ vô cùng sâu sắc: sự xót thương những những con người nghèo khổ nơi phố huyện. Phát hiện và miêu tả được những phẩm chất tốt đẹp của người lao động, trân trọng những ước mơ về cuộc sống tốt đẹp hơn của họ.

-    Cùng với những truyện ngắn khác của Thạch Lam. Hai đứa trẻ đã góp phần thể hiện sự tài hoa, xuất sắc của ông trong viết truyện ngắn trước Cách mạng tháng Tám 1945.

      Trên đây là dàn ý giá trị nhân đạo trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam. Qua dàn ý này CungHocVui hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về giá trị nhân đạo trong tác phẩm. Để xem bài phân tích chi tiết về giá trị nhân đạo trong tác phẩm Hai đứa trẻ, bạn hãy tham khảo tại đây.

shoppe