Phân tích bức tranh thiên nhiên trong Hai đứa trẻ - Thạch Lam
Phân tích bức tranh thiên nhiên trong Hai đứa trẻ - Thạch Lam
Mỗi chúng ta, tuổi thơ luôn là khoảng thời gian tươi đẹp nhất, là khoảng thời gian hạnh phúc mà ta không muốn quên. Ở đó, ta giữu cho riêng minh hình ảnh về quê hưởng, đất trời. Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, chị em Liên cũng như vậy. Phố huyện nghèo là nơi chúng luôn muốn thoát khỏi để vươn tới ước mơ tươi đẹp hơn. Cùng phân tích bức tranh thiên nhiên trong Hai đứa trẻ để hình dung về khung cảnh nơi đây cũng như làm nổi bật lên nét đặc sắc trong tác phẩm.
Phân tích bức tranh thiên nhiên trong truyện ngắn hai đứa trẻ
Mở bài phân tích bức tranh thiên nhiên trong Hai đứa trẻ
Là một thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn nhưng Thạch Lam lại chuyển hướng theo đuổi phong cách riêng của mình. Theo ông, “Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn".
Nhờ những rung cảm tinh tế, ngòi bút chân thành, nhẹ nhàng cùng tấm lòng đôn hậu, Thạch Lam đã chinh phục thành công dòng văn học lãng mạn và để lại nhiều tác phẩm đặc sắc. Trong đó, “Hai đứa trẻ” là nơi ông gửi gắm những tâm tình về phố huyện nghèo Cẩm Giàng, nơi nhà thơ đã gắn bó cả tuổi thơ thông qua bức tranh thiên nhiên vô cùng chân thực và đậm chất thơ.
Xem thêm:
Dàn ý phân tích cảnh chiều tàn trong hai đứa trẻ
Dàn ý phân tích bức tranh thiên nhiên trong hai đứa trẻ
Thân bài phân tích về bức tranh thiên nhiên trong Hai đứa trẻ
Khung cảnh thiên nhiên qua hình ảnh làng quê
Hình ảnh được gọi mở trong tác phẩm là của một phố huyện nghèo, nơi có đường tàu chạy qua, xuất hiện vào lúc chiều tàn. Để tạo ra khung cảnh buồi chiều tàn nơi phố huyện, Thạch Lam đã phối hợp một cách ăn ý cả về âm thanh và màu sắc.
Vang vọng trong không gian u tịch lúc ngày tàn là những âm thanh quen thuộc, đặc trưng ở mỗi miền quê. Đó là tiếng trống thu không ở đâu vọng lại, xa xăm, nhỏ dần, nhỏ dần rồi biến mất; tiếng ếch nhái kêu râm ran ngoài bờ ruộng; tiếng muỗi vo ve. Có lẽ, những thanh âm có vẻ rất đơn giản này là thứ níu giữ trong trái tim tác giả tình yêu thương với một miền quê nghèo.
Trong bức tranh ấy, từng mảng màu sáng tối dần hiện lên, báo hiệu ngày sắp qua: “Chân trời phương Tây đỏ rực lửa cháy và những áng mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”, mặt trời cũng đã xuống núi, tìm về một giấc ngủ ngon, trả lại bóng đêm dần bao trùm tất cả, mà trước đó “màu đen của dãy tre làng cắt hình rõ rệt trên nền trời”. Dường như, gần cuối ngày, phố huyện lại thêm phần ảm đạm, buồn hiu hắt, lòng người cũng vì vậy mà không khỏi gợn sóng. Cô bé Liên còn nhỏ tuổi nhưng lòng cũng thấy “buồn man mác” trước cảnh tượng chiều tàn. Hẳn là một tâm hồn nhạy cảm, mỏng manh và tinh tế.
Xem thêm:
Dàn ý phân tích tâm trạng Liên trong Hai đứa trẻ
Phân tích diễn biến tâm trạng Liên trong truyện ngắn Hai Đứa trẻ
Khung cảnh thiên nhiên phác họa qua hình ảnh chợ tàn
Cảnh chợ tàn và vãn người qua lại cũng khiến con người ta không khỏi suy ngẫm. Trên đất lăn lóc rác, nào là vỏ cam, vỏ quýt,... Mấy đứa trẻ nghèo vật vờ như những bóng ma, chúng nhặt tìm trên đất những gì có thể sử dụng được. Cái nghèo cái đói càng làm cho cảnh vật thêm phần xác xơ. Một mùi “âm ẩm bốc lên hòa với hơi nóng của ban ngày hòa lẫn với mùi cát bụi”. Với người khác, đó có thể là mùi hương gây khó chịu, song với chị em Liên An, đó là “mùi riêng của đất”, cái mùi vị đặc trưng, bình dị và quen thuộc của quê hương.
Đêm đã xuống, phố huyện chìm vào bóng tối đen kịt, dày đặc và mênh mông “Tối hết cả con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa”. Bóng tối đó tựa hồ như đang nói đến cuộc đời của những phận đời nơi đây, trong bức tranh cuộc đời đầy ảm đạm, họ cứ sống lay lắt trong bóng đêm đen kịt.
Tuy nhiên, ở đó, tác giả vẫn luôn tìm thấy, luôn mong được thấy ánh sáng, dù chỉ là những điểm sáng “le lói, lập loè, yếu ớt” của đàn đom đóm, một “quầng sáng lờ mờ” của ngọn đèn hàng nước chị Tí, những “hột sáng” nhỏ nhoi lọt qua phên nứa nơi gian hàng của chị em Liên cũng đã đủ để soi rọi cho những phận đời bất hạnh, là niềm tin và hy vọng.
Trong bức tranh thiên nhiên đượm nét buồn tẻ, tiêu điều đó, hình tượng con người hiện lên cũng nhuốm một màu buồn tẻ. Họ chỉ có thể làm quen với bóng tối, thỏa hiệp với bóng tối để tồn tại và mơ tưởng về một điều gì đó xa xăm, mơ hồ.
Khung cảnh thiên nhiên thể hiện qua hành động của con người
Mẹ con chị tí ngày đi mò cua, tối lại gánh hàng nước ra bán bên ngọn đèn leo lắt “tuy chẳng kiếm được nhiều nhưng chiều nào chị cũng dọn hàng từ chiều đến đêm”. Hình ảnh tiếng cười của bà cụ Thi điên trong đêm tối, bà chìm trong men say, lảo đảo đi vào bóng tối, cứ cười khanh khách. Phải chăng áp lực cuộc đời đã đẩy bà vào một con đường tuy bất hạnh nhưng đỡ phải lo nghĩa, cực nhọc.
Đêm xuống, phố huyện có thêm gánh phở của bác Siêu với chấm lửa nhỏ lơ lửng đi trong đêm mất đi rồi lại hiện ra trong những chập chờn, có lẽ đây là hình ảnh có phần sáng sủa nhất của những kiếp người nơi đây nhưng cũng rất ế ẩm. Còn gia đình bác xẩm thì “ngồi trên manh chiếu rách, bác chưa hát vì không có người nghe”. Nếu ví bức tranh thiên nhiên mà Thạch Lam dày công tô điểm là một bản nhạc, thì hẳn đây là những nốt nhạc trầm buồn nhưng cũng không kém phần ấm áp của ước mơ và kỳ vọng.
Bức tranh ấy trầm buồn quá, khung hình nhạt nhòa những màu sắc, hình ảnh của ảo não, bi thương, nhịp sống cứ thể ngày qua ngày lặp đi lặp lại, đơn giản, vô vị. Những con người ở đây dường như đã quá quen với cái ao đời tù đọng này. Họ có mơ, nhưng chỉ là giấc mơ mơ hồ, xa xăm. Họ sống nhưng chẳng biết đến ngày mai, chẳng biết đến tương lai và số phận của mình. Thạch Lam đã thể hiện một niềm xót thương da diết, kín đáo ngay trong cách xây dựng hình ảnh, con người và nhân vật của mình.
“Hai đứa trẻ” là một truyện ngắn giàu chất thơ. Chất thơ đó không chỉ toát ra từ hình ảnh phố huyện nghèo, hình tượng con người sống một cách vô vị, đơn độc mà mơ hồ mà còn ở tấm lòng giàu tình thương của Thạch Lam. Ông như đang kể lại câu chuyện của mình, về một bức tranh thiên nhiên nhiều cung bậc cảm xúc trân quý và vô giá. Ở đó, có Liên, có An hay là tác giả, nhạy cảm, tinh tế, đồng cảm với những con người nơi phố huyện nghèo và luôn mơ về một bức tranh đầy ánh sáng, màu sắc, tươi vui mà chuyến tàu đêm là người chuyên chở giấc mơ đó.
Nếu không biết đến Thạch Lam là một nhà văn, có khi tôi đã nhận định ông là một họa sĩ giỏi. Bức tranh của ông về thiên nhiên nơi phố huyện nghèo được vẽ bằng câu, bằng chữ, bằng hình ảnh nhưng vô cùng chân thực, tinh tế và ẩn chứa trong đó những suy tư chân thành của tác giả. Bức tranh ấy có hồn đến mức người đọc có thể nghe được tiếng trống vọng xa xa, tiếng ếch nhái,... có thể thấy chị Tí đang gánh hàng ra, dọn hàng bán,..., thấy đoàn tàu đang chuyên chở ước mơ.
Kết bài phân tích bức tranh thiên nhiên trong hai đứa trẻ
“Lời văn Thạch Lam nhiều hình ảnh, nhiều tìm tòi, có một cách điệu thanh thản, bình dị và sâu sắc…Văn Thạch Lam đọng nhiều suy nghiệm, nó là cái kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và tầng trải về sự đời. Thạch Lam có những nhận xét tinh tế về cuộc sống hàng ngày…” Phân tích bức tranh thiên nhiên trong “Hai đứa trẻ”, hy vọng các em sẽ có thể cảm nhận phong cách văn học tinh tế, có một không hai của Thạch Lam.