Phân tích chất thơ trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam- ngữ văn 11
Phân tích chất thơ trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam
Cùng CungHocVui tìm hiểu về chất thơ trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam để từ đó hiểu hơn về tác phẩm cũng như phong cách sáng tác và sự tài hoa của Thạch Lam. Để từ đó có thêm tư liệu để hoàn thành các đề văn về tác phẩm tốt nhất.
Phân tích chất thơ trong truyện ngắn hai đứa trẻ
Mở bài phân tích chất thơ trong Hai đứa trẻ
Giữa vô số lối văn chương trên văn đàn Việt Nam, chúng ta bắt gặp những ngòi bút mới thoạt đầu đã làm trái tim độc giả rung cảm. Đó không phải phút phiêu lưu, bay bổng đến một miền trời mộng mơ. Mà là chất trữ tình, truyền cảm ẩn lấp trong hiện thực những điều nhỏ bé, đơn độc và tối tăm. Thạch Lam là tác giả truyện ngắn đầy chất thơ như thế. “Hai đứa trẻ” ra đời dựa trên cảm nhận tinh tế, những rung cảm tuyệt vời với con người và cuộc sống của nhà văn.
Xem thêm:
Dàn ý phân tích tâm trạng Liên trong Hai đứa trẻ
Phân tích diễn biến tâm trạng Liên trong truyện ngắn Hai Đứa trẻ
Phân tích chất thơ trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam
Vốn xuất phát từ nhóm Tự lực văn đoàn nhưng Thạch Lam đã sớm kiên định theo đuổi phong cách văn học của riêng mình. Một lối viết nhẹ nhàng, tinh tế, điềm tĩnh mà cũng cực kỳ sâu sắc về cuộc sống. Thạch Lam đưa tất thảy lòng yêu con người, yêu cuộc sống và sự nhân ái tận sâu trong lòng để bộc bạch về tình thương đối với những phận đời bất hạnh, nhỏ bé. Thạch Lam quan niệm rằng: “Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên; trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có thể có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn” .
Chất thơ trong văn chương được hiểu là chất trữ tình, giàu nhịp điệu, giàu hình ảnh và có sức gợi cao. Lúc này, truyện ngắn đó tựa như một bài thơ được viết bằng văn xuôi, dễ dàng đi sâu vào lòng người. Mà ở đó, mỗi tính cách, hình tượng, cử chỉ và cảm xúc của nhân vật đề được miêu tả một cách tỉ mỉ, nhẹ nhàng nhưng sâu sắc. Chất thơ trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam là sự kết tinh của nhân vật tâm trạng và mang đậm màu sắc trữ tình, chất thơ được cất lên từ vẻ đẹp tâm hồn và truyện ngắn không có cốt truyện.
Xem thêm:
Dàn ý giá trị nhân đạo trong hai đứa trẻ
Phân tích bức tranh thiên nhiên trong hai đứa trẻ
“Hai đứa trẻ” là bức tranh phố huyện nghèo nhưng chứa đựng nhiều nỗi niềm của tác giả. Cảnh chiều tàn được tác giả miêu tả một cách sinh động bằng những hình ảnh, âm thanh đặc trưng: tiếng trống thu không từ đâu vọng lại, khung trời lúc hoàng hôn với "phương tây đỏ rực như lửa cháy"; những đám mây chiều hè "ánh hồng như hòn than sắp tàn", dãy tre làng "đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời".
Khung cảnh đã đượm một chút buồn man mác, trong bức tranh ấy còn vang lên những âm thanh của buổi chiều tàn: ếch nhái kêu ran ngoài đồng, muỗi vo ve. Đúng như lời Thạch Lam, Bấy nhiêu âm thanh, bấy nhiêu đường nét, màu sắc phối thành một cảnh chiều đẹp mà buồn “chiều êm ả như ru”. Một khúc hát buồn, êm dịu mà cũng hắt hiu cái không khí cuối ngày. Phải chăng nhà văn đang hồi tưởng lại hình ảnh chiều tàn nơi Cẩm Giàng đã gắn liền với Thạch Lam suốt tháng ngày tuổi thơ nên cảnh trí cũng đượm một nỗi buồn thương, lưu luyến.
Rồi bóng tối dần dà bao trùm lên phố huyện, qua đôi mắt của Thạch Lam vô cùng nên thơ. Đó là những hạt sáng, khe sáng, vùng sáng,... le lói và yếu ớt. Trong bóng tối, hai đứa trẻ theo đuổi những thứ ánh sáng nhỏ bé, là sao đêm "lấp lánh", “vệt sáng" của đom đóm bay. Trong cuộc đời còn nhiều lo toan, khổ cực, Liên và An vẫn tự mình đi tìm kiếm niềm hạnh phúc nhỏ nhoi, thơ ngây đúng như độ tuổi của các em.
Thạch Lam khéo léo miêu tả những thứ ánh sáng nhỏ bé đó để tô đậm bóng tối đang bao trùm lên phố huyện nghèo, đang ôm trọn những phận đời, kiếp người lầm than. Mẹ con chị tí bán nước, bắt tép, mò cua; bác xẩm bán tiếng đàn để kiếm sống, đứa con bò trên đất không khỏi khiến người ta xót xa,.. và có lẽ ám ảnh hơn cả là tiếng cười “khanh khách” của cụ Thi điên, cụ đi vào bóng tối mịt mờ cùng tiếng cười mơ hồ như đang tìm hướng giải thoát cho mình.
Xem thêm:
Phân tích cảnh chiều tàn trong hai đứa trẻ
Phân tích ánh sáng và bóng tối trong hai đứa trẻ
Liên và An ái ngại, xót thương, sự đồng cảm với những người hàng xóm của mình. Điều này làm nên chất thơ cho truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, đề cao giá trị nhân đạo sâu sắc, là cái nhìn cảm thông, xót xa của tác giả đối với những kiếp người lầm than trong xã hội thực dân nửa phong kiến.
Hai đứa trẻ thả hồn mình vào những chuyến tàu đêm, lấy đó làm ánh sáng soi rọi cho cuộc đời tăm tối nơi phố huyện. Không hẳn vì tàu đêm mang thêm chút thu nhập cho những phận đời đang kiếm sống trong màn đêm mà bởi con tàu ấy là ước mơ, ánh sáng và hoài bão cho một cuộc sống tươi đẹp, đầm ấm hơn. Truyện miêu tả một cách tinh tế tâm hồn, tâm lí của hai đứa Kẻ.
Hai đứa trẻ không muốn bỏ lỡ chuyến tàu đó nên đêm nào cũng mở cửa hàng lâu hơn một chút, để được mơ tưởng "Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo", là để sống lại những kỉ niệm đẹp thời thơ ấu: bố còn đi làm, mẹ có nhiều tiền Liên được đi chơi Bờ Hồ, được uống những cốc nước lạnh xanh đỏ. Cô gái tuổi mới lớn ngửi được mùi âm ẩm của đất cát, cô cảm nhận đó là mùi vị của quê hương. Thứ mùi vị không mấy dễ chịu nhưng vô cùng thân thuộc. Miêu tả tâm lí nhân vật một cách tinh tế, đặc biệt cũng làm nên chất thơ vốn có ở Thạch Lam.
Cốt truyện làm nên cái hồn của truyện ngắn, thế nhưng nhà văn Thạch Lam lại không cần cốt truyện cho truyện ngắn của mình, cũng không xây dựng tình huống đặc sắc. Truyện ngắn của Thạch Lam giống như một bài thơ trữ tình, âm điệu man mác buồn, giọng văn bình dị mà tinh tế, hình ảnh giàu sức gợi, ngôn ngữ đậm chất tình,... gửi gắm vào đó là sự xót thương trước số phận của những con người nhỏ bé bất hạnh, để lại trong lòng người đọc những vấn vương, suy tư khó tả. Đọc truyện Thạch Lam một lần sẽ để lại dư vị mãi về sau.
Nhiều người sau khi đọc truyện ngắn “Hai đứa trẻ” đã không khỏi xúc động và rung cảm. Lời văn như một dòng suối cứ êm dịu chảy vào lòng ta, chạm đến những ngóc ngách nhỏ bé nhất của trái tim. Đó là bức tranh của một phố huyện nghèo, khó khăn đang từng ngày sống trong bóng tối bao trùm, đang dựa vào từng hột sáng, khe sáng để tồn tại mà hơn tất cả là trái tim và cảm quan nhân đạo của nhà văn Thạch Lam.
Xem thêm:
Giá trị hiện thực và nhân đạo trong hai đứa trẻ