Đăng ký

Những bài văn mẫu phân tích tác phẩm Đồng chí lớp 9

3,534 từ

 Viết về tình cảm đồng chí đồng đội trong những năm kháng chiến đã có những bài thơ rất hay, rất xuất sắc. Và trong chùm những tác phẩm ấy ta cũng không thể không nhắc đến bài thơ Đồng chí của Chính Hữu. Hình ảnh người lính hiện lên thật gần gũi, thân thương và cũng biết bao tự hào. Hãy Cunghocvui.com tìm hiểu bài thơ Đồng chí

Đồng chí

I.   Kể từ hôm ấy, hôm mà Hà Nội 36 phố phường “tranh ngói nhuốm màu mây” (Nguyễn Đình Chiểu), nước ta bước vào thời kì toàn dân kháng chiến. Bao lớp người trai "... ra đi đầu không ngoảnh lại. - Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy” (Nguyễn Đình Thi). Bao lớp người trai đã 

"... tình nguyện ra đi
... Chiếc xắc mây anh mang
Em nách mo cơm nếp
Lúa níu anh trật dép
Anh cúi sửa vội vàng...

Họ đúng là chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt, xếp cày bừa theo việc súng chông. Họ kẻ bắc, người nam nhưng sống với nhau chẳng khác gì anh em ruột thịt. Trong bao nhiêu chàng trai ấy, có Chính Hữu vừa mang súng, vừa cầm bút lên đường. Trèo đèo, vượt suối... đánh bót đồn giặc. Tình cảm dạt dào giữa những người tưởng như trọn đời xa lạ dồn nén lại, rồi chan hòa vào ngôn ngữ thơ ca trong chiến dịch Việt Bắc (1947) từ hai chữ Đồng chí thân thương.

Soạn bài Đồng chí

II.    Chính Hữu đang trải rộng tấm lòng với người đối diện:

Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên soi đá,
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng hên súng, đầu sát hên dầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

“Nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá" đều là những thành ngữ ẩn dụ nhằm giới thiệu nơi chôn rau cắt rốn của anh, tôi. Anh dân vùng biển nghèo rớt mồng tơi. Tôi cũng thuộc loại nghèo kiết xác nơi miệt núi đồi. Lời thơ mộc mạc, chân thật, chẳng hề giấu giếm sự bất công của thiên nhiên đối với quê mình. Nhà thơ đã trần tình, thật thà xác định là người xa lạ. Thuở ấy nào đã có những trang báo câu lạc bộ làm quen, kết bạn tâm giao... đế rồi may mắn lắm anh với tôi mới được quen nhau qua những trang thư chí mong ngày hẹn gặp nhưng chẳng biết bao giờ! ấy vậy mà tôi lại gặp anh. Biết quê hương anh, tôi lại nhớ đến làng tôi. Đúng rồi! Vùng đất ấy có nghèo xơ xác cũng là quê mình, nơi có cha mẹ già, em dại, nơi chất chứa bao kỉ niệm thân thương. Người dân Việt Nam thời nào cũng in sâu vào lòng mình tình cảm thiêng liêng ấy. Ta đã chẳng nghe:


  Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

        Nhớ ai dãi nắng dầm sương,

  Nhớ ai tát nước bên đường hôm nào.

Ta đã chẳng nghe:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều,

Vậy mà anh, tôi lại phải rời bỏ quê ấy và gặp nhau chốn này, gặp nhau tại nơi bốn bề núi núi, nơi heo hút vắng tăm ngươi, đèo cao và lũng hẹp, dăm túp lều chơi vơi, bộ đội đóng ở đó, cách xa hẳn cuộc đời (Hồng Nguyên). Cách xa thôi, nhưng nhớ lắm! Có lẽ cũng trong tâm trạng đó, Chính Hữu đã viết những câu thơ mang giọng bồi hồi.

Bây giờ thì thay cho chuôi cày, cán cuốc... bằng khẩu súng. Phải cầm chắc nó để đuổi giặc. Súng bên súng, đầu sát bên đầu, hình ảnh ấy dễ thương biết chừng nào. Nhịp độ tình cảm cứ tăng dần lên, càng gần gũi hơn. Anh, tôi gắn bó với nhau trong chiến đấu. Và gần gũi hơn nữa vào những đêm rét buốt, anh - tôi cùng truyền hơi ấm trong một chiếc chăn đơn. Diễn tiến tình cảm chứa đựng trong những từ ngữ trên chẳng khác gì diễn tiến tình cảm giữa cuộc đời thương. Thật là hợp lí, hợp tình. Họ là hai kẻ xa lạ, đến với nhau bởi lí tưởng chống bè lũ thực dân. Có chí hướng giống nhau nhưng chưa được sống san sẻ ngọt bùi cho nhau, sống chết có nhau thì vẫn chưa có được cái tình thâm sâu của đồng chí. Cái chân thật trong cuộc sống đã được thể hiện vào lời gọi thật tha thiết nằm ở vị trí đẹp nhát vừa nhấn mạnh vào tình cảm thiêng liêng vừa nhấn mạnh vào điều sắp nói của nhà thơ:

 Đồng chí!
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Tình cảm thiêng liêng được nhấn mạnh lại là tình quê hương ruột thịt. Các từ trong mây câu thơ trên mang những hình ảnh gần gũi, thân thương. Ruộng nương, gian nhà chẳng phải là hình ảnh thân thương nhất của anh, của tôi, hình ảnh mà trước hết, vì chúng mà anh và tôi đã tình nguyện ra lính? Cứ nghĩ đến ruộng nương gửi bạn thân cày; cứ nghĩ đến gian nhà mặc kệ gió lung lay mà vừa thương nhớ vừa căm giận. Xa hơn ấy là giếng nước, gốc đa, vừa là hình ảnh nhân hóa vừa mang nghệ thuật hoán dụ. Anh hay tôi cũng đã từng nghỉ tại những nơi ấy hằng ngày. Những buổi trưa nắng gắt, sau buổi cày lại nằm ngửa bên gốc đa nhìn mây bay lơ lửng. Bây giờ vắng bóng, chắc cây đa cũng nhớ, vậy mà! Hai nơi ấy, ta đã quen biết bao nhiêu người, có thể quen bạn gái. Và lúc này đây ở hai nơi ấy những người thân đang nhớ thương ta, họ đang nói với nhau về những gì gần nhất trong hiện thực của cuộc sống từ khi anh, tôi ra lính. Những ngày tháng bên nhau:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán uớt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Anh với tôi đến với lí tưởng chống giặc cứu nước một cách tự giác, tự nguyện; hiểu được cái nghèo của dân tộc nên chẳng vì một đều kiện gì. Lúc ấy, vào năm 1946, 1947 giặc tạm chiếm vùng đồng bằng. Việt Bắc như Lam Sơn ngày trước, nơi qui tụ những người vì nước vì dân. Rừng sâu, núi cao, thiếu ăn, nước độc chiến sĩ nào cũng bị chứng sốt rét hành hạ. Anh với tôi đã từng đêm rét chung chăn thì lẽ nào không biết cơn sốt hành hạ ta vào cử nào trong ngày. Hiện thực cuộc sống gian khổ trong những ngày đầu chiến tranh của những chiến sĩ mà trước hết là sốt run người, trán ướt mồ hôi đã từng vào trang thơ của Chính Hữu. Những lúc ấy, như Thôi Hữu viết:

Có phen đau ốm muôn phần,
Lấy đâu đủ thuốc, mặc dần bệnh nguôi.

Nhưng nào chỉ có hình ảnh sốt run người... diễn tả nỗi khó khăn gian khổ trong thư Chính Hữu, mà còn có những hình ảnh hiện thực khác xoáy sâu vào tâm thức của những thế hệ đời sau. Áo rách vai, quần vài mảnh vá, chân không giày đã trở thành những hình ảnh sáng ngời đức hi sinh cao cả. Những từ gợi ta như miệng cười, tay nắm lấy bàn tay trong cái lạnh buốt giá của đất trời khiến lí tưởng chiến đấu cho độc lập, tự do của dân tộc như có đủ nhiệt năng sưởi ấm cho con người. Thân thiết đến vậy, ấm áp đên vậy, và lạc quan đến vậy dây. Mà nào chỉ có Chính Hữu nói đến điều ấy thôi đâu! Bao nhiêu nhà văn - nhà thư theo kháng chiến đều nói lên những đức tính tốt đẹp ấy. Hóng Nguyên, chẳng hạn, trong cảnh sống đó chiên sĩ “lòng vẫn cười vui kháng chiến”. Hay như Thôi Hữu ghi lại:

Họ vẫn gầy vẫn ốm,
Mắt vẫn lõm, da vàng,
Áo chăn chưa đủ ấm,
Ăn uống vẫn tồi tàn,
Nhưng vẫn vui, vẫn nhộn,
Pháo cười luôn nổi vang.

Đoạn thơ cuối của bài thơ:

Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.

Bài thơ là lời trần tình từ dòng đầu đến những dòng kế tiếp như mạch tình cảm dạt dào luôn chảy, tới ba câu thơ trên lại là tiếng nói của đất trời. Tất cả đều yên tĩnh, vắng lặng như những đêm đi phục kích giặc. Rừng hoang im lặng, chỉ có sương muối bay động tỏa đầy mang theo giá buốt của rừng đêm. Sương muối vây bua là sự đe dọa chung của đất trời,  giặc tới là sự đe dọa của bọn người xâm lược. Cả hai đều nguy hiểm, nhưng anh, tôi nào cớ sự gì. Chiến sĩ của chúng ta chấp nhận, và chủ động chờ, chủ động như những con người “lột sắt đường tàu..., rèn thêm đao kiếm - Áo vải chân không - Đi lùng giặc đánh” (Hồng Nguyên). Chủ động, đúng lắm nhưng làm sao tránh khơi lo âu, hồi hộp khi chờ đợi chạm đầu với quân giặc, chờ đợi phút sống chết không biết đâu lường. Âm trắc của từ cuối trong hai đoạn thơ (muối, tơi) chứa đầy sự hồi hộp, lo âu đến đỉnh cao thì “đầu súng trăng treo" như tiếng reo vui bất chợt hiện về khi người chiến sĩ nhìn thấy hai hình ảnh tương phản dó. Súng tượng trưng cho chiến tranh, cho hiểm nguy; trăng tượng trưng cho nét đẹp hòa bình. Hòa bình treo trên sự hiếm nguy, muốn vĩnh viễn có trăng hòa bình thì cần phải chủ động chấp nhận đối đầu, phải dũng cảm chờ giặc tơi đế tiêu diệt chúng ngay. Sau đó, “súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa” thôi. Cái đẹp của người chiến sĩ trong bài thơ là ở đó, ở sự dũng cảm nhưng không mất tính phong nhã, hào hoa.

III.    - Có lẽ nhờ vậy mà bài thơ cửa Chính Hữu lưu lại trong kí ức của bao thế hệ cầm súng chiến đâu vì độc lập, tự do, vì làng quê đồng chua nước mặn, đất cày lên sỏi đá. Hơn thế nữa, bài thơ là tiếng nói tâm tình nhắc lại cho mọi người nhớ về một thời quá khứ thiêng liêng, cao cả để sống cho tương lai của quê hương, dân tộc trong đó có cuộc sống của chính mình.

 

 

Mong rằng bài viết trên của Cunghocvui.com sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích!