Đăng ký

Phân tích bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu (Bài 2)

1,705 từ Phân tích
Đề bài

Đề bài: Phân tích bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu

Hướng dẫn giải

   Đã từ lâu, hình tượng người chiến sĩ quân đội đã đi vào lòng dân và văn chương với những tư thế, tình cảm, phẩm chất đẹp đẽ. Danh từ "Bộ đội cụ Hồ" đã trở thành cái tên thân thương nhất của nhân dân dành cho người chiến sĩ. Viết về đề tài quân đội có khá nhiều tác giả, nhưng để thành công thì không dễ mấy ai. Riêng nhà thơ – Người chiến sĩ Chính Hữu bằng cảm xúc của người trong cuộc đã thành công xuất sắc với bài thơ Đồng chí. Tác phẩm đã diễn tả thật cảm động mối tình đồng chí thiêng liêng và xứng đáng là một bài thơ trữ tình hay trong nền văn học Việt Nam.

   Xuyên suốt bài thơ, người đọc cảm nhận được một giọng thơ mộc mạc, chân thành tựa như lời tự sự thủ thỉ về cuộc sống, về những người chiến sĩ từ áo vải quần nâu đã một lòng đứng dậy chiến đấu giành tự do cho quê hương. Họ là những người dân bình thường, chân chất, cùng chung một cái nghèo, vì lý tưởng đã không quản gian lao ra đi và gặp nhau. Trong tâm tư của họ có nhuững cái chung và cái riêng. Cái riêng của họ là những người xa lạ, khác quê hương, khác tính tình. Song lại có cùng một cái chung: đó là nỗi nhớ quê hương, nhớ mẹ già, vợ trẻ con thơ, nỗi day dứt về những việc còn đang dang dở, về gian nhà trống trải không người sửa mái để tránh những cơn gió mùa, về ruộng vườn, làng xóm thân thương. Từ những cái chung, từ những năm tháng khó khăn vất vả và họ đã xích lại gần nhau và trở thành đồng chí. "Đồng chí", dù Chính Hữu chưa một lần giải thích nhưng người đọc, qua những vần thơ mộc mạc, giọng thơ gần gũi đã hiểu thông suốt, rõ ràng giá trị đích thực của nó.

   Cũng như giọng thơ, ngôn ngữ trong bài là ngôn ngữ đời sống dân dã, mộc mạc thôn quê.

   "Anh với tôi đôi người xa lạ", tác giả không sử dụng từ "hai" mà lại nói :đôi". Thông thường từ "đôi" thường gắn với những danh từ như "đũa", "chim". Đã là "đôi" tức là bao giờ cũng phải gắn bó chặt chẽ với nhau, keo sơn, thắm thiết Chính Hữu dùng từ này để khẳng định tình thân giữa hai người, đồng thời làm lời thơ thêm giản dị gần với đời thường. Tuy nhiên đời thường nhưng không phải tầm thường, thô thiển bới tác giả khéo léo chọn đưa ngôn ngữ cuộc sống thành ngôn ngữ văn chương.

   Trong bài thơ, hai lần tác giả dùng cụm từ "anh với tôi". "Anh với tôi" là để soi vào nhau, nhận diện nhau để nhận ra chính mình. Cũng có những lúc, "anh" và "tôi" được tách riêng ra. Trong những lúc ấy, "anh" và "tôi" cũng vẫn giống nhau, vẫn dễ hòa làm một:

   Quả đúng vậy, trong "anh" còn có cả "tôi" nữa. Anh với tôi đều giống nhau, đều là những người chiến sĩ dầm mưa dãi nắng, gai cào bùn dày, khuôn mặt cũng ám khói sung, sạm màu trận mạc, nào có gì khác nhau! Cái nét nghệ thuật tài tình của Chính Hữu có lẽ là ở đây.

   Kết cấu cũng là một nghệ thuật tinh tế của Đồng chí. Bài thơ không tuân theo những quy luật về âm vận mà tự do, phóng khoáng để bộc lộ hết cảm xúc của tác giả:

   Đột nhiên giữa hai bài thơ, từ "đồng chí" đứng độc lập tạo thành một câu thơ có tác dụng như một lời nói thiết tha, chân thành, khẳng định cái giá trị chân thực của đồng chí. Tứ thơ đột nhiên chuyển mạch nhưng không rời rạc, ngắn gọn nhưng không khô khan mà trái lại nó thấm đượm ân tình, thiết tha nồng hậu như nhắc, bảo, như khẳng định rằng: "Tình đồng chí chỉ có được qua khó khăn gian khổ". Ví như những con người chiến sĩ này, như "anh" và "tôi", những người lính đã nếm mùi đói rét, khó khăn, đương đầu với khói lửa trận mạc, chấp nhận hy sinh, biết từng "cơn ớn lạnh, rét run người vầng trán ướt mồ hôi" của những trận sốt rét khốc liệt đánh gục được cả những người khỏe mạnh nhất.

   Mở đầu bài thơ là hình ảnh "Anh với tôi đôi người xa lạ" nhưng kết thúc lại là: "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay". Thật là một hình ảnh giàu cảm xúc. Giữa hai người lính trận mạc chẳng có gì, chỉ có hai bàn tay trắng nắm lấy nhau như động viên an ủi, tiếp thêm sức mạnh, ý chí cho nhau. Đó cũng là một biểu tượng đẹp đẽ của tình đồng chí đích thực, của sức mạnh đoàn kết. Hai bàn tay ấy tách riêng ra thì lẻ loi, yếu ớt nhưng nắm lại thì không có sức mạnh nào địch nổi. Hơi ấm từ hai bàn tay như lan tỏa, như truyền ấm cả bài thơ. Nếu dừng bài thơ ở đây cùng là được nhưng không, Chính Hữu không dừng lại ở đó mà đi xa hơn một khổ thơ ngắn mà chứa chan tình cảm:

   Chỉ có ba câu thơ ngắn nhưng có thể tóm lại toàn bài, khẳng định rõ ràng nhất giá trị của bài thơ. Giữa rừng đêm lạnh giá, có hai ngọn súng, hai con người dựa sát vào nhau chờ giặc. Ánh trăng lên tỏa sáng rừng núi và chếch dần, chếch dần như treo lơ lửng trên ngọn súng người lính. Hình ảnh mang tính lãng mạn và hiện thực. Nó giàu chất thơ và thể hiện rõ ràng cuộc sống, tính cách, tâm hồn của những người lính, đọc câu thơ ấy, ta chợt liên tưởng đến câu thơ:

   Hai hình ảnh đều cảm động và chứa chan tình người lính, chứa chan chất thơ.

   Đồng chí là một bài thơ hay vì bằng một ngôn ngữ nghệ thuật hàm súc, chọn lọc, với chi tiết thơ đầy chất gợi cảm, tác giả đã khắc họa được gương mặt những chiến sĩ vệ quốc một thời, và quan trọng hơn đó là gương mặt tinh thần, tình cảm đồng chí mới mẻ, thiêng liêng là sức mạnh để những con người áo rách, chân không giày chiến thắng giặc Pháp.

shoppe