Nêu ý nghĩa nhan đề Đồng chí
Nêu ý nghĩa nhan đề Đồng chí
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp trước đây, nhân dân cả nước đã tự nguyện, anh dũng làm nên nhiều chiến công hiển hách. Hình tượng người nông dân mặc áo lính đã đi vào thơ đẹp như bài ca “không bao giờ quên”. Nhan đề bài thơ thực sự rất có ý nghĩa, để hiểu rõ hơn mời các bạn tham khảo cách giải thích ý nghĩa nhan đề bài Đồng Chí!
I. Giới thiệu chung về tác phẩm
Được viết sau khi tác giả tham gia chiến dịch Việt Bắc 1947, Đồng chí chính là lời thủ thỉ về tình đồng đội chân thành của những chiến sĩ áo vải quần nâu. Và thật ấn tượng xiết bao khi người đọc luôn bắt gặp những dòng cảm xúc mãnh liệt bồng tuôn trào tột đỉnh trong những dòng thơ cuối của mỗi đoạn thơ. Có lẽ nào chính sự đặc biệt ấy đã đem tới cho người đọc những ngỡ ngàng, những xúc cảm không bao giờ quên, những ấn tượng sẽ không bao giờ bị phai mờ?
Mở đầu bài thơ, bằng một lời thơ hết sức mộc mạc và chân tình, Chính Hữu đã thật khéo léo tài tình khi lí giải về cơ sở hình thành của tình đồng chí - một tình cảm - vô cùng thiêng liêng cao đẹp.
Thật bất ngờ biết bao khi chính tình cảm thiêng liêng trong sáng ấy được hình thành bởi sự đồng cảm về giai cấp giữa những người nông dân mặc áo lính:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Bằng nghệ thuật sóng đôi đối xứng rất hoàn chỉnh, Chính Hữu đã mở ra trước mắt người đọc hai vùng quê hương yêu dấu của đất nước. Nếu quê anh là “nước mặn đồng chua”, là vùng đồng bằng chiêm trũng thì quê tôi là “đất cày lên sỏi đá” là vùng trung du đất bạc màu. Chỉ với hai lời thơ mở đầu, người đọc thật sự ấn tượng trước hai nhân vật trừ tình “anh” và “tôi” mặc dù xuất thân từ những miền quê khác nhau nhưng đều là những người nông dân nghèo, để rồi trong tâm hồn bùng lên ngọn lửa mãnh liệt của tình yêu đất nước.
Xem thêm:
II. Ý nghĩa nhan đề bài thơ Đồng chí
Đồng đội! Hai tiếng ấy sao mà thiêng liêng đến vậy! Có lẽ nào hai tiếng đó đã đi vào con tim của hàng trăm hàng triệu chiến sĩ anh hùng trong giai đoạn bom khói lửa năm xưa, để rồi gọi tiếng đồng chí bỗng bật ra thật tự nhiên từ trong sâu thẳm mỗi người! Và làm sao ta có thể quên bài thơ Đồng chí của Chính Hữu cũng rất thắm thiết, tự nhiên như chính tiếng gọi ấy của tâm hồn! Đến với bài thơ, người đọc thật sự xúc động trước bài ca về tình đồng đội gắn bó keo sơn với vẻ đẹp tâm hồn lấp lánh của những chiến sĩ bộ đội Cụ Hồ những năm kháng chiến chống Pháp. Cảm động biết bao khi chính trong những năm tháng khó khăn gian khổ của cuộc đời người lính, tình đồng chí đã được nảy nở với sự yêu thương gắn bó chân thành: Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ Biết bao khó khăn chồng chất! Biết bao đêm lạnh buốt giá con tim! Thế nhưng những trái tim ấy không hề run sợ trước băng giá mà vẫn thổn thức, vẫn ấm áp ngọn lửa của tình đồng đội. Một tình bạn, tình đồng chí như thế lẽ nào không là “tri kĩ”, không gắn bó keo sơn bền chặt? Tình cảm đồng đội giữa bao khó khăn thiếu thốn ấy sao mà thiêng liêng đến thế! Biết bao cảm xúc âm vang, biết bao cái chung cái riêng của các anh bỗng kết tinh lắng đọng để rồi còn gì đáng quý hơn khi tình đồng đội đã trở thành tình đồng chí: Đồng chí! Thật ấn tượng! Chỉ với một từ mộc mạc mà Chính Hữu đã tạo nên một câu thơ, một câu thơ hoàn chỉnh gây xúc động mạnh trong lòng người đọc. Nhịp thơ bồng chuyển nhưng không hề rời rạc, cứng nhắc mà trái lại rất tự nhiên, nồng hậu. Sự dồn nén cảm xúc trong sáu câu đầu bồng trào dâng mạnh mẽ để tạo nên một nốt nhấn bản nhạc trữ tình. Nốt nhấn ấy chính là lời nói thiết tha chân thành khẳng định giá trị đích thực của tình đồng chí để rồi giữa tôi và anh không còn khoảng cách, anh là tồi, tôi là anh, chúng ta là một. Chỉ với hai từ đồng chí thân thương, Chính Hữu đã đem tới cho bài thơ một hơi thở ấm áp tình đồng đội. Tiếp đó, bằng những chi tiết hết sức chân thực của đời thường Chính Hữu đã tiếp tục khắc họa sức mạnh của tình đồng chí.
Trên đây là toàn bộ kiến thức chúng tôi muốn chia sẻ về ý nghĩa nhan đề của bài thơ Đồng chí, cùng học vui chúc các bạn đạt được điểm số cao!