Đăng ký

Phân tích bài thơ "Đồng chí" của nhà thơ Chính Hữu

2,996 từ

A. TÌM HIỂU ĐỀ
1.            Thể loại: Phán tích một tác phẩm hoàn chỉnh (một bài thơ ngd.n)
2.            Nội dung: Những người lính cùng xuất thân từ các vùng nông thôn nghèo khổ, nên dễ thân thiết tri kỉ với nhau, họ lại có cùng cảnh ngộ và quê hương hậu phương nên để trở thành đồng chì với nhau chung vai sát cánh trong cuộc chiến đấu cao đẹp bảo vệ Tổ quốc.
3.            Tư liệu: Bài thơ.
B. DÀN BÀI
I.             MỞ BÀI
Từ nội dung chủ yếu nhất của thơ ca kháng chiến chống Pháp dẫn tới bài “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu.
II.            THÂN BÀI
Đoạn một: Nguồn gốc xuất thân của những người lính cùng từ các vùng nông thôn nghèo khổ (nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá) nên họ dễ thản thiết, trở thành tri kỉ của nhau. Giá trị câu thơ “Đồng chí”.
Đoạn hai: Hoàn cảnh riêng, tình cảm quê hương thiết tha sâu nặng của những anh bộ đội chân đất này. Cùng cảnh ngộ ở quê hương, hậu phương, gia đình nên họ trở thành đồng chí với nhau, cùng vượt qua mọi gian khổ, thiếu thốn.
Đoạn ba: Hình ảnh một đêm phục kích chờ giặc tới đầy thú vị: “Đầu súng trăng treo”. Ý nghĩa cao đẹp của cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của anh bộ đội Cụ Hồ.
III.           KẾT BÀI
Các hình ảnh thực, chi tiết thức, chắt lọc từ cuộc sống gian khổ, thiếu thốn khốc liệt tạo nên sức lay động lòng người về tình đồng chí, đồng đội trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
C. BÀI LÀM THAM KHẢO
Thơ ca kháng chiến của ta tập trung khắc họa hình ánh anh hùng nhân dân, đặc biệt là hình ảnh anh bộ đội và mối tình keo sơn gắn bó giữa những người lính với nhau trong những năm kháng chiến chống Pháp. Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu chính là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất.
Quê hương anh nước mặn đồng chua 
Làng tôi nghèo, đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi, đôi người xa lạ,
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, 
Súng bên súng, đầu sát bên đầu, 
Đêm rét chung chăn, thành đôi tri kỉ
Đồng chí!
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau, tay nắm lấy bàn tay.
Đêm nay rừng hoang sương muối 
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
Nhà thơ Chính Hữu sáng tác bài thơ này vào nam 1948 khi cuộc kháng chiêu đang hết sức gay go quyết liệt. Bằng bút pháp hiện thực, nhà thơ dã chắt lọc từ cuộc sống gian khó của những người lính tham gia chiến dịch Việt Bắc lúc ấy. Những đêm phục kích rải lá nằm rừng, những cơn sốt rét dữ dội. Tình đồng đội lớn lao thấm thía với những chi tiết, những hình ảnh tươi rói của đời sống ấy, nhà thơ đã viết bài Đồng chí. Với lời thơ mộc mạc, tự nhiên nhưng gày dược cho người đọc những suy tư sâu sắc, những xúc động sâu lắng…
Mở đầu bài thơ là những hình ảnh đầy tính khái quát”
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Hai câu thơ cho thấy những người lính tham gia cuộc kháng chiến đều xuất thân từ nông thôn, họ không hề quen biết nhau trước. Đúng như Hồng Nguyên trong bài thơ “Nhớ” đã viết: 
Lũ chúng tôi
Bọn người tứ xứ…
Họ đến từ những miền quê hương khác nhau: người từ miền biển (nước mặn đồng chua), người từ vùng đồi núi (đất cày lên sỏi đá). Nói chung, những chiến sĩ bộ đội này đều lớn lên từ cảnh nghèo khổ, lam lũ, vất vả. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho họ từ xa lạ bỗng trở nên gần gũi với nhau.
Anh với tôi, đôi người xa lạ
Từ phương trời chang hen quen nhau.
Tuy đến từ các quê nghèo khác nhau, chẳng hẹn quen nhau nhưng vì họ đã sống và chiến đấu gian khổ với nhau trong cùng một đội ngữ nên những người lính này đã cùng chung một lí tưởng chiến đấu bảo vệ tổ quốc, một ý chí, tình cảm, sự gắn bó càng thêm sâu đậm và thắm thiết hơn khi họ đắp chung chăn để trở thành đôi tri kỉ với nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn, thành đôi tri kỉ.
Đoạn đầu của bài thơ được khép lại với câu bảy chữ có một từ nhưng đã làm sáng thêm ý tình sâu sắc nhất của đoạn thơ, giải thích được vì sao những người lính ấy gắn bó khăng khít, thân thiết như máu thịt. Hai tiếng Đồng chí tạo nên một âm vang ấm áp trong bài thơ có sức cảm động tâm hồn người như một tiếng gọi thiết tha của đồng đội.
Tiếp theo mạch thơ, khi cái chăn đắp lại thì tâm sự họ mới là người lính ấy soi lòng vào nhau, anh hiểu tôi, tôi hiểu anh đến tận nỗi lòng sâu kín của nhau. Nếu trong hai câu đầu của bài thơ đã cho biết những người lính này ra đi từ các miền đồng quẻ nghèo khổ nước mặn đồng chua đồi núi hoang vu đất cày lên sỏi đá thì các câu thơ sau đây giúp ta hiểu thêm hoàn cảnh riêng của họ:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay.
Những người lính, những người đồng chí ấy đã ra đi chiến đấu trong tinh thần tự giác, tự nguyện. Đù gắn bó sâu nặng, thiết tha với mành ruộng, căn nhà, nhưng họ đã sẵn sàng rời bỏ tất cả để ra đi đánh giặc giữ nước Tình cảm quê hương đáp lại đối VỚI những người lính này cũng thật là sâu nặng, tha thiết:
Giềng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Nhà thơ dùng những hình ảnh tiêu biểu và phổ biến của mọi làng quê Việt Nam như biểu tượng của quê hương những người lính gốc nông dân. Cảnh vật ở dây được nhà thơ tạo cho một linh hồn đế hướng theo bước chân người lính.
Nhưng còn gì chân thực, gợi tả đầy xúc động bằng những câu kế tiếp:
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá 
Chân không giày
Những người lính gốc nông dân ấy có cùng chung cảnh ngộ ở quê hương, gia đình, tại đơn vị đã trở thành đổng chí với nhau lại thêm một lần nữa chia bùi sẻ ngọt với những thiếu thốn gian khổ trong cuộc chiến đấu ấy.
Đoạn thơ thứ hai kết thúc bằng câu thơ:
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Câu thơ là một hình ảnh gợi tả của sự cảm thông ấm áp giải thích được nguồn sức mạnh nào khiến những người chiến sĩ này vượt qua được mọi sự gian khổ, thiếu thốn lúc bấy giờ.
Sau cùng là đoạn cuối với ba dòng thơ một khung cảnh thực.
Đêm nay nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới.
Đầu súng trăng treo
Đó là hình ảnh một đêm phục kích chờ giặc tới, tại một cánh rừng hoang vắng dãy sương muối có một vầng trăng treo trên đầu súng của những người chiến sĩ đang đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới. Câu thơ cuối bài: Đầu súng trăng treo, bốn tiếng là một sự bất ngờ đầy thú vị. Thú vị biết bao và bất ngờ biết mấy khi nhận thấy súng và trăng, cứng rằng và dịu hiện, chiến sĩ và thi sĩ sao lại hòa quyện với nhau đẹp đến như thế. Một câu thơ bốn tiếng nhưng đủ làm sáng lên ý nghĩa cao đẹp của cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc của anh Bộ đội Cụ Hồ.
Toàn bộ bài “Đồng chí” là các hình ảnh, các chi tiết chân thức, chắt lọc từ một hoàn cảnh đời sống chiến đấu gian khổ, khốc liệt được tác giả phát hiện ra bài thơ bay bổng làm lay động lòng người, tạo nên được những suy tư sâu sắc, nhưng xúc động lắng sâu về tình đồng chí, đồng đội giữa những người lính trong những năm kháng chiến chống Pháp.
Bài thơ vừa mộc mạc, giản dị, vừa cô đọng hàm súc, có sức khái quát cao tiêu biểu cho phong cách thơ Chính Hữu.

Xem thêm >>> Phân tích "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật

Nếu có bất kì thắc mắc hay ý kiến đòng góp đến Cunghocvui các bạn hãy comment ở phía bên dưới nhé! Chúc các bạn học tập tốt <3

shoppe