Đăng ký

Nhận xét về trình tự lập luận của Nguyễn Trãi trong tác phẩm Nước Đại Việt ta

1,058 từ

Theo em, đoạn trích Nước Đại Việt ta có thể chia thành mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần. Nhận xét về trình tự lập luận của tác giả.

Đoạn trích Nước Đại Việt ta có thể chia thành hai phần:

- Phần 1 (từ đầu đến “Song hào kiệt đời nào cũng có”) tác giả trình bày những tiền đề, chân lí làm cơ sở lí luận cho sự khẳng định ở các phần sau: nguyên lí nhân nghĩa, nguyên lí độc lập dân tộc.
 
- Phần 2 (đoạn còn lại) soi sáng những chân lí vừa nêu bằng chính thực tiễn lịch sử thời Lí, Trần: giặc Tông, Nguyên tham lam, bạo tàn (vi phạm nguyên lí nhân nghĩa) xâm lược một quốc gia có quyền tự chủ (đi ngược với nguyên lí độc lập dân tộc) nên chuốc lấy thất bại thảm hại.

Đoạn trích không dài nhưng thể hiện khá rõ những đặc sắc trong nghệ thuật lập luận của Nguyễn Trãi: xuất phát từ những chân lí chắc chắn, soi rọi vào thực tiễn và rút ra kết luận. Vì thế, những lời khẳng định của tác giả, những bài học nêu lên không chỉ có sức nặng của lí thuyết kinh viện mà còn được kiểm định bằng chính thực tế lịch sử.

Hạt nhân tích cực của. tư tưởng nhân nghĩa Nho giáo được Nguyễn Trãi tiếp thu, kế thừa. Nhân nghĩa, trong quan diểm của Nguyễn Trãi, trước hết gắn chặt với tư tưởng vì dân và an dân. Ông khẳng định mục tiêu của nhân nghĩa là bảo vệ sự sống, đem lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân (“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”) mà trước hết là phải lo trừ bạo (“Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”).

Trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, nhân nghĩa chính là yêu nước chống xâm lược, là đánh giặc cứu dân cứu nước. Như vậy, nhân nghĩa không còn là phẩm chất, là yêu cầu với riêng người quân tử mà còn là phẩm chất, yêu cầu với bất cứ người dân Đại Việt nào. Sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa chính là sức mạnh bảo vệ quốc gia, dân tộc. Sự tiến bộ của Nguyễn Trãi là ở chỗ ông chỉ rõ nhân nghĩa không chỉ là mục đích, mà còn là phương tiện để đạt đến hạnh phúc cho con người; ông nhìn nhận khái niệm nhân nghĩa không chỉ trong mối quan hệ giữa người với người mà cả trong mcíi quan hệ giữa dân tộc với dân tộc. Giặc Minh mang đến chiến tranh, phá hoại cuộc sống bình yên của người dân, chúng là những kẻ bạo tàn. Nghĩa quân Lam Sơn trừ bạo an dân, đó chính là đội quân nhân nghĩa. Thế đứng của dân tộc trước kẻ thù dựa vào chính nghĩa, sức mạnh của dân tộc để chiến thắng kẻ thù là sức mạnh của chính nghĩa. Chính thực tiễn lịch sử Việt Nam đã chứng minh rằng trong những tình huống nguy khốn nhất, sức mạnh của nhân nghĩa luôn được khẳng định.

shoppe