Đăng ký

Nghị luận câu tục ngữ: Một sự nhịn, chín sự lành

2,006 từ

A. ĐỀ BÀI
Lớp em có bạn hiền lành, nhút nhát. Khi bị kẻ khác bắt nạt, các bạn đó nhẫn nại chịu đựng, lấy câu tục ngữ: "Một sự nhịn, chín sự lành" làm phương châm xử thế.
Theo em nên hiểu và vận dụng câu tục ngữ trên như thế nào cho đúng.

B. BÀI LÀM THAM KHẢO
Bản chất yêu thương, nhân ái vốn là lẽ sống, cách sống của người dân sau lũy tri xanh, trong xóm nghèo nơi thành thị. Lối sống tốt đẹp đó được đúc kết qua câu tự ngữ: Một sự nhịn, chín sự lành, về cơ bản, phương châm đó đúng đắn và đẹp đẽ. Tuy nhiên, qua thực tế cuộc sống, ta nên hiểu và vận dụng thế nào cho đúng.
Câu tục ngữ đặt ra một vấn đề về quan hệ giữa con người với nhau trong cuộc sống: nếu ta biết nhường nhịn, mềm mỏng một chút (một sự nhịn) thì sẽ được một sự yên ổn (chín sự lành). Nhìn chung, quan niệm xử thế như vậy là đúng. Càng tốt đẹp hơn khi chúng ta biết nhẫn nhịn để tránh những va chạm không cần thiết Chẳng thế mà ngay trong quan hệ vợ chồng, người xưa cũng quan niệm:
Chồng giận thì vợ bớt lời
Cơm sôi nhỏ lửa một đời không khê.
Hoặc trong quan hệ giữa mọi người với nhau:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Khi ta có một người bạn tốt nhưng tính tình nóng nảy, nhiều khi chỉ vì một chuyện vặt mà bạn ta có thể nặng lời. Biết nhường nhịn, chờ khi bạn hết nóng, tránh nói điều phải trái để bạn thấy rõ vấn đề, sẽ không xảy ra hờn giận hoặc hậu quả xấu. Sự nhường nhịn đó là đúng.
Cuộc sống vô cùng phức tạp bởi quan hệ cuộc sống là quan hệ giữa người với người. Mỗi người là một tính cách, một thái độ. Quan niệm xử thế trên giúp ta bình tĩnh, thận trọng, tạo cho ta nhiều thuận lợi trong cuộc sống. Còn gì tốt đẹp hơn khi ta sống hòa thuận với mọi người xung quanh, nhất là với người tốt, người thân. Câu tục ngữ trên là lời khuyên đúng đắn.
Từ khi xã hội có giai cấp và quan hệ giữa con người với con người phức tạp lớn bởi những tham vọng, bon chen của đời sống thì phương châm sống trên có những mặt hạn chế. Thái độ nín nhịn khi đó đồng nghĩa với hèn nhát, là thủ tiêu đấu tranh. Nhịn là nhịn với người biết điều, người tốt chứ không thể nhịn với những kẻ đa ngôn chỉ mong chèn ép, áp bức tưởng rằng ta kém cỏi, sợ sệt nên càng lấn tới. Trường hợp khác, thấy người yếu đuối cô đơn bị ức hiếp; thấy người tốt, việc làm tốt bị chèn ép mà không dám bảo vệ, chỉ giữ thái độ thờ ơ theo kiểu “ Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại” cũng không đúng. Trước hành động phạm pháp của kẻ có uy lực gây hại cho mọi người mà không dám chống lại cũng có thể hiểu như một sự đồng lõa.
Kinh nghiệm xử thế trên của cha ông ta mà câu tục ngữ đúc kết cần được vận dụng cho thích hợp. Mềm dẻo, bình tĩnh nhưng có giới hạn, có nguyên tắc mới là phương châm xử thế đúng.
Trong tiến trình lịch sử dân tộc ta giai đoạn 1945 - 1946, sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo kinh nghiệm xử thế của cha ông ta là một ví dụ. Trong khi chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng, nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, khắp nơi, nhất là ở thủ đô Hà Nội, bọn Pháp tiến hành cướp bóc, gây rối, hãm hiếp để buộc nhân dân ta ở một số nơi manh động là chúng có thể xuyên tạc ta vi phạm hiệp ước để xâm lược trở lại. Bởi thế chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ. Tất nhiên đây không hẳn là phương châm xử thế mà còn là sách lược của cách mạng đối với kẻ thù xâm lược.
Trong cuộc sống hiện nay một anh đạp xích lô, một anh dân phòng, một bác già về hưu, một bạn nhỏ dám xông vào cản trở bọn cướp để cản trở bọn cướp để bảo vệ người khách qua đường khỏi bị hại; những công nhân, xã viên hợp tác xã, những người dân bình thường dám trung thực tố cáo những kẻ tham nhũng, những kẻ làm ăn phi pháp, buôn lậu,... chính là biết vận dụng đúng dàn bài học xử thế của cha ông, làm theo tiếng gọi của lẽ phải, của lương tâm con người mà không sợ bị liên lụy, bị trù úm, thậm chí không sợ chết. Đó là những biểu hiện cao đẹp trong cuộc sống.
Vận dụng kinh nghiệm sống của cha ông được đúc kết từ tinh hoa của đời sống 5 tiên nhưng phải biết bình tĩnh, nhẫn nại, khiêm tôn trong quan hệ hằng ngày và cũng cần phải biết bảo vệ cái đúng, khi cần thiết dám tấn công đẩy lùi cái xấu.
Học sinh chúng ta tuy còn nhỏ tuổi, những bài học xử thế mà câu tục ngữ nêu Bn giúp chúng là sống chan hòa, thân ái với bạn bè, với mọi người. Phải biết nhường nhịn nhau, khiêm tốn với nhau, nhưng cũng cần mạnh dạn góp ý, giúp đỡ nhau sửa bỏ cái xấu để không ngừng tiến bộ. Vận dụng đúng mức, đúng chỗ lời khuyên của cha ông, sẽ cho ta quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống mới hôm nay.

(Dẫn theo: Đỗ Vân Anh - Đỗ Luân)

Xem thêm >>> Rút ra bài học qua câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng

Trên đây là bài viết mà Cunghocvui đã nghị luận về câu tục ngữ "Một sự nhịn, chín sự lành", mong rằng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập của bạn. Chúc các bạn học tập tốt <3