Chứng minh câu tục ngữ thương người như thể thương thân hay nhất
Chứng minh câu tục ngữ thương người như thể thương thân
Phần chứng minh câu tục ngữ thương người như thể thương thân dưới đây sẽ đề cập tới một đức tính tốt đẹp của dân tộc ta luôn được duy trì bao đời nay. Đó chính là sự yêu thương và đùm bọc giữa người với người, không toan tính vụ lợi bởi ta thương nhau và muốn nhau có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Thương không chỉ là thương một chút, mà còn phải nhiều như ta tự thương chính mình.
Chứng minh câu tục ngữ thương người như thể thương thân
Mở bài chứng minh câu tục ngữ thương người như thể thương thân
Người Việt Nam có những đức tính tốt đẹp luôn được duy trì và phát triển sau rất nhiều năm dựng nước và giữ nước. Trong đó phải kể đến là tình cảm yêu thương đùm lẫn nhau giữa người với người, và luôn được nhắc nhở bằng những câu ca dao, tục ngữ xưa để lại:
"Thương người như thể thương thân”
Đây là một cách nói rất tự nhiên, ngắn gọn lại mang chút vần điệu vậy mà chứa đựng bao điều giáo huấn giá trị. Cả hai câu đều nhắc đến cùng một vấn đề, đó là “thương”. Nghĩ đến bản thân là hành động mang tính bản năng của con người, thế nhưng nó sẽ trở thành ích kỷ nếu ngoài chính mình ra người ta không biết rằng còn cần phải quan tâm đến người khác nữa.
Xã hội này đâu ai có thể chỉ sống mình mình, hoàn toàn tách biệt khỏi xã hội? Còn cha mẹ, anh chị em, bạn bè và đồng nghiệp ngoài kia, … hay những mảnh đời cơ cực, kém may mắn luôn cần được người khác cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ.Chúng ta có thể khác nhau về tính cách, ngoại hình, công việc,...nhưng dù sao đi nữa vẫn cùng là con người với nhau
Xem thêm:
Chứng minh câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn
Chứng minh câu tục ngữ một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Vì sao cần phải yêu thương đùm bọc lẫn nhau?
Cuộc sống luôn đầy rẫy những khó khăn, là con người ai chưa từng đau khổ, chưa từng yếu đuối và mong muốn có được sự đồng cảm? Điều đó xảy ra với mỗi cá nhân, nên khi chính bạn phải trải qua những điều đó rồi mới càng thấm thía vì sao cần phải “thương” nhau nhiều như vậy. Mọi sự khắc nghiệt trong cuộc đời này, chỉ cần chúng ta thật tâm và thông cảm với nhau, chắc hẳn rằng tất cả mọi người ai cũng sẽ được sống hạnh phúc nhiều hơn.
Câu tục ngữ thương người như thể thương thân
Không chỉ thương, mà còn phải thương người nhiều như thương mình. Bởi chỉ khi đặt mình vào vị trí của người khác, ta mới thực sự thấm thía những điều mà họ phải trải qua, từ đó mới có thể thông cảm, thấu hiểu một cách chân thành nhất. Người ta lại có câu : Hãy đối xử với người khác theo cách bạn muốn được đối xử. Điều đó lại càng khẳng định thêm rằng yêu thương lẫn nhau không chỉ đơn giản là cho đi, mà còn là để nhận lại cảm giác hạnh phúc khi giúp đỡ một ai đó.
Thực trạng xã hội hiện nay
Xã hội ngày nay có rất nhiều người đã thấm nhuần tư tưởng ấy. và thế giới này đã tươi đẹp hơn rất nhiều vì có họ. Thế nhưng bên cạnh đó vẫn có những thực trạng đáng phải suy ngẫm, đặc biệt là giới trẻ. Họ chỉ quan tâm tới bản thân mà thờ ơ, bàng quan trước nỗi đau của đồng bào, của dân tộc hay thậm chí của gia đình, bạn bè, anh em. Căn bệnh này lây lan và tăng dần, đặc biệt từ khi smartphone và internet ra đời.
Thực trạng của xã hội hiện nay
Có lẽ với một số người, việc lướt đọc tin tức, chia sẻ, đăng ảnh được bao nhiêu like, bao nhiêu bình luận mới là quan trọng vượt lên trên tất cả. Giữa họ thiếu đi sự đồng cảm tối thiểu giữa người với người, lấy đâu ra “thương người như thể thương thân”? Đây quả thực là một điều đáng suy ngẫm và phải điều chỉnh trong tương lai.
Thế nhưng trong xã hội ngày nay, bên cạnh những hoạt động, những cách cư xử đẹp, đúng với đạo lý thì vẫn còn không ít những người chỉ quan tâm tới bản thân mà thờ ơ, bàng quan trước nỗi đau của đồng bào. Thật đáng buồn và đáng phê phán. Ta nên hiểu rằng, yêu thương người khác như yêu chính bản thân mình là một việc làm tốt đáng để cho mọi người thực hiện và noi theo.
Xem thêm:
Chứng minh tính đúng đắn của câu có chí thì nên
Kết bài chứng minh câu tục ngữ thương người như thể thương thân
Bài ca dao trên là một bài học sâu sắc về đạo lý làm người. Nó mãi mãi nhắc nhở chúng ta về lòng nhân ái, về tình người, mỗi người chúng ta cần phải thực hiện tốt. Hãy phát huy những bài học giá trị của ông cha ta. Nó không chỉ thể hiện nhân cách làm người mà còn góp phần xây dựng một đất nước văn minh, tiến bộ. Tình cảm đẹp ấy là một đạo lý, là một nét đẹp con người, là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh hạnh phúc.