Đăng ký

Phân tích Tục ngữ về con người và xã hội

2,769 từ

   Tục ngữ là những lời vàng ý ngọc, kết tinh của trí tuệ dân gian qua bao đời nay. Ngoài những kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất, tục ngữ còn là kho báu về kinh nghiệm xã hội. Hãy tìm hiểu những Tục ngữ về con người và xã hội qua bài viết của Cunghocvui.com

Tục ngữ về con người và xã hội 

* Các điểm cơ bản:
-    Xác định giá trị về sự tồn tại và phẩm chất của con người Việt Nam:
-    Giá trị của sự tốn tại: câu 1-2.
-    Sống trong sạch: câu 3.
-    Việc học hành:câu 4-5-6.
•    Trọng tình thương: câu 7.
•    Lòng biết ơn: câu 8.
•    Tinh thẩn đoàn kết: câu 9.
-    Về hình thức:
+ Phẩn lớn các câu được gieo vẩn lưng.
+ Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ

Hướng dẫn soạn bài Tục ngữ về con người và xã hội

I.    Từ thực tiễn của cuộc sống, ngoài đúc kết kinh nghiệm về thời tiết, về nghề nông,... để đời sống được no ấm hơn, tổ tiềtì t,a còn đúc kết về giá trị con người. Ấy là những phẩm chất tốt đẹp mà mỗi người cần thiết và thực hiện để tự hoàn thiện mình đồng thời cũng tạo dựng được tình đoàn kết và sự tiến bộ của xã hội.

II.    Trước hết, tục ngữ khẳng định giá trị về sự tồn tại của con người. Đúng vậy, con người là cái vốn quý nhất. Không có con người tất không có gia đình và xã hội. Sự có mặt của mỗi cá nhân trong gia đình và xã hội có giá trị gấp bội lẫn tiền bạc và của cải. "'Một mặt người hằng mười mặt của" có nghĩa là như thế. Và sự so sánh ấy không quá khó hiểu khi nhìn vào thực tế của cuộc sống, nhất là với những người già, dị tật bẩm sinh. Quý sinh mạng con người, quý sự có mặt của họ là nguồn yêu thương, an ủi cho con cháu nên gia đình, xã hội chăm sóc chu đáo. Với người lành mạnh nhưng chẳng may bị bệnh nặng thì người trong gia đình có thể bán hết của cải dốc sức cứu mạng người bởi họ nghĩ rằng có thể sau khi lành bệnh thì chính người ấy mang sức lực, trí tuệ ra làm việc. Niềm vui tinh thần có thể đốc thúc tất cả tạo nên vật chát, của cải gấp bội phần.
Nhận xét về các bộ phận trong cơ thể của con người thì có câu: "Cái răng, cái tóc là góc con người". "Răng" là tên gọi loại xương cứng nhất mọc lừ xương hàm dùng để nghiền nát thức ăn. "Tóc" là tên gọi những lông mềm nhưng rất dai mọc khắp vùng da đầu để che c*hở cho phần đầu. "Góc" có nghĩa là một phần nào đó của sự vật. Câu tục ngữ xác định "răng" và “tóc" là một phần của cơ thể con người. Có người lại cho rằng cái răng cái tóc là "gốc" con người. Cả hai đều là bộ phận chính biểu hiện sức sống của con người, thêm vào đó tóc và răng có thời gian bị phân hủy lâu nhất nên được xem là gốc của con người.

Không chỉ đúc kết về giá trị của thể xác, tục ngữ còn đúc kết giá trị về tinh thần, về đạo làm người. Giá trị hàng đầu ấy là giữ mình trong sáng từ lời nói đến việc làm. Người xưa thấy rõ “bần cùng sinh đạo tặc”, nghèo khổ quá nên sinh ra trộm cắp, trở thành người xấu. Chỉ có một cách là biết giữ mình "Đói cho sạch, rách cho thơm" mới khỏi phạm vào điều xâu xa. “Sạch” và “thơm” không chỉ mang nghĩa diễn tả về vật chất (cơm ăn, áo mặc) mà còn hàm ý về tinh thần, về danh tiếng của con người. Cả người nghèo khó lẫn kẻ sang giàu đều xem đó là chuẩn mực cần thực hiện thường xuyên trong đời sống, là cơ sở để phê phán những kẻ làm chuyện bất lương.

Xét cho cùng thì “đói cho sạch, rách cho thơm” cũng thể hiện tinh thần ''Thương người như thể thương thân". Ta bị thương tích, mất của thì ta vô cùng đau khổ. Thế thì khi ta đói, ta không trộm cướp của ngươi, vì làm như vậy là ta đã gây đau khổ cho người. Khi đói ta cảm thấy khổ, thì gặp người đói khổ ta cần san sẻ, giúp đỡ họ qua cơn hoạn nạn. Không chỉ khuyên con người thương yêu nhau, tục ngữ còn dạy ta lòng biết ơn, còn dạy người đời "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Đây là một câu được nói bằng ngôn ngữ ẩn dụ. Nghĩa tưởng mình là nhờ có người trồng cây ta mới có quả để ăn, vì vậy ta nên nhớ họ. Nghĩa ẩn dụ là thụ hưởng cái gì thì ta cần biết ơn người đã tạo ra cái đó. Như vậy, con người trong xà hội mang ơn lẫn nhau. Người nông dân có áo mặc, có dụng cụ để cày bừa, có thuốc uống, ... đã làm ơn người thợ may, ông thợ rèn, dược sĩ, ... Và ngược lại những người ấy cũng hàm ơn ngựời nông dân bởi nhờ họ mới có gạo ăn. Tất nhiên thể hiện tình thương yêu, lòng biết ơn là đã thể hiện tinh thần đoàn kết

Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Lấy sự vật cụ thể là "cây", "núi" để nói về con người là lôi nói ẩn dụ. Một người thì đơn lẻ không mạnh bằng ba người (số đông). Đoàn kết là sức mạnh là ý nghĩa của câu tục ngữ bằng thơ lục bát ấy. Nhưhg tất cả nhũng đặc tính trên của con người không phải tự nhiên có, mà còn có sự tham dự của việc học. Ngay từ thuở còn thơ, con người đã ăn, học nói, học gói, học mở". Ấy là sự tìm hiếu sinh hoạt của con người từ lúc mới sinh ra. Bé được cha mẹ, người lớn trong gia đình tập cho, với bé là được học, theo trình tự thời gian. Lúc còn bé thơ, học ăn để lớn vóc dáng, học nói để khôn hơn, học gói và học mỡ để biết làm. Khi đã trưởng thành, vẫn phải học những thứ ấy. "Ăn coi nồi, ngồi coi hướng", "Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau",... nằm trong ý nghĩa đó.
Lớn lên nữa, bé còn được học ở những người khác. Tục ngữ chỉ ra rằng:

Không thầy đố mày làm nên
Học thầy không tày học bạn.

Hai câu tục ngữ trên đề cập đến đều chính: Học, tìm hiểu những điều chưa nghe, chưa thấy, chưa biết để tiến bộ, chỉ khác đối tượng để tìm học: thầy, bạn.  Thầy là ai? Là người như thế nào? Thầy là người lởn tuổi hơn ta, có trình độ học vấn, có kinh nghiệm sông nhiều hơn ta. Thầy là người dạy chữ nghĩa, dạy nghề. Thầy nghiêm nghị, khó tính. Bạn là ai? Là người như thế nào? Là người cùng trang lứa, gần gũi, dễ cảm thông, có trình độ học vấn tương đương, có thể hơn mình một chút nhưng lại cùng trình độ, ngôn ngữ,...Mới đọc và suy nghĩ, ta cứ ngỡ là hai câu tục ngữ mâu thuẫn nhau về nội dung. Nhưng nếu cho rằng cái học không chỉ ở trường: do thầy cô chỉ dạy mà còn ở những nơi khác nữa thì hai câu tục ngữ có ý bổ sung cho nhau để việc học luôn tiến bộ ở mỗi người. Biết bao nhiêu điều mà mỗi người cần học để tự hoàn thiện mình. Mà có những kiến thức cần học ở thầy, cũng có những điều cần học ở bạn. Phân tích một số câu Tục ngữ về con người và xã hội

III.  Cũng là những câu ngắn được gieo vần lưng bằng nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, tục ngữ về con người và xã hội thường sinh động về hình ảnh và súc tích về nội dung. Đây là những câu thể hiện tư tưởng tôn vinh giá trị con người: biết quý mạng sống, tình thương yêu, sự đoàn kết, coi trọng việc học,... mà mỗi người cần phải phát huy trong cuộc sống thường ngày.

 

Mong rằng bài viết tìm hiểu Tục ngữ về con người và xã hội sẽ giúp chúng ta có thêm nhiều bài học ý nghĩa !

shoppe