Menđen và Di truyền học đầy đủ nhất
Bài viết này Cunghocvui sẽ gửi đến các bạn học lý thuyết về menđen và di truyền học như các khái niệm, đặc điểm, đối tượng nghiên cứu,... cùng với các câu hỏi và bài tập menđen và di truyền học hay. Hãy cùng đón đọc bài viết ở ngay dưới đây nhé!
A. Lý thuyết
I. Di truyền học
1. Tổng quan về di truyền học
- Hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu được gọi là di truyền.
- Hiện tượng con khi sinh ra khác với bố mẹ, đặc biệt khác về nhiều chi tiết được gọi là biến dị.
- Di truyền và biến dị luôn là hai hiện tượng song song với nhau, chúng gắn liền với quá trình sinh sản.
2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của di truyền học đó là bản chất và tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị
3. Nội dung di truyền học
Có ba nội dung chính của di truyền học:
- Một là những cơ sở vật chất, cơ chế di truyền của các hiện tượng di truyền
- Hai là các quy luật di truyền
- Ba là những nguyên nhân và quy luật biến dị
4. Ý nghĩa di truyền học
- Trong di truyền hiện đại, di truyền học được coi là ngành mũi nhọn.
- Trong khoa học chọn giống, di truyền học là cơ sở lý thuyết của ngành này.
- Trong y học đóng góp vai trò lớn lao
II. Menđen - Người đặt nền móng cho di truyền học
1. Giới thiệu Menđen
- Tên đầy đủ: Gregor Jahann Mendel (1822 - 1884)
- Ông tốt nghiệp trung học loại xuất sắc vào năm 18 tuổi, tốt nghiệp xong ông được cử đi học triết học.
- Đến năm 1847, ông vào nhà thờ Augustinian làm giáo sĩ, 2 năm sau được cử dạy môn Toán và tiếng Hy Lạp tại đây.
- 1851, Menđen trở lại học Toán - Lý - Hóa - Động vật học và Thực vật học tại trường Đại học Tổng hợp viên.
- Trong suốt nhiều năm thực hiện nghiên cứu thí nghiệm, ông đã thực hiện trên nhiều đối tượng nhưng thí nghiệm trên đậu Hà Lan là thành công và hoàn thiện nhất. Trong tám năm liền Menđen đã trồng khoảng 37000 cây và tiến hành 7 cặp tính trạng thuộc 24 giống đậu, phân tích trên 1 vạn cây lai và khoảng 300.000 hạt.
- Phải mãi đến năm 1865 ông rút ra được quy luật di truyền, đặt nền móng đầu tiên cho di truyền học.
2. Đối tượng nghiên cứu của Menđen
- Đối tượng: Menđen đã sử dụng cây đaiạ Hà Lan để làm thí nghiệm nghiên cứu. Được biết, ông chọn cây đậu Hà Lan là do hoa của chúng có cấu tạo đặc biệt, các cánh hoa sẽ che chở cho các nhị không bị vương vãi ra ngoài, điều đó sẽ giúp cho biết được chính xác cây bố và cây mẹ.
- Những thuận lợi khi thực hiện thí nghiệm trên đậu Hà Lan là:
- Quá trình thụ phấn nghiêm ngặt dẫn đến dễ tạo dòng thuần
- Dễ theo dõi cho các tính trạng biểu hiện có sự tương phản
- Nhanh có kết quả và ít chi phí vì vòng đời ngắn
- Các kiểu hình có cơ hội biểu hiện nên số lượng đời con lớn
- Bảng cặp tính trạng tương phản Menđen sử dụng nghiên cứu
3. Phương pháp nghiên cứu của Menđen
- Phương pháp 1: Tạo dòng thuần chủng
Menđen đã tạo dòng thuần chủng hoàn toàn bằng thủ công trước khi nghiên cứu. Để tạo dòng thuần chủng ông đã cho các cây đậu dạng bố mẹ (hướng tính trạng dự định nghiên cứu) tự thụ phấn liên tục để thu được dòng thuần.
- Phương pháp 2: Xem xét từng cặp tính trạng tương phản
Menđen chọn lai cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản, đem lai bố mẹ xong ông theo dõi các đời con cháu. Từ đó mà có thể đi phân tích được sự di truyền của mỗi cặp tính trạng dựa trên cơ sở phát hiện quy luật di truyền chung của nhiều tính trạng.
- Phương pháp 3: Sử dụng phép lai phân tích
- Đây là phương pháp đem lai cá thể cần phân tích kiểu gen với cá thể mang tính trạng lắn, sau đó sẽ phân tích kết quả lai.
- Từ cơ sở trên sẽ xác định được bản chất của sự phân li tính trạng là do sự phân li, tập hợp của các nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh.
- Từ chính nhận thức này đã cho phép xây dựng được giả thiết giao tử thuần khiết.
- Phương pháp 4: Dùng xác suất thống kê
Ở phương pháp này Menđen đã sử dụng toán thống kê và lý thuyết xác suất để có thể phân tích quy luật di truyền các tính trạng của bố mẹ cho các thế hệ sau.
III. Thuật ngữ và kí hiệu căn bản của di truyền học
1. Thuật ngữ trong di truyền học
- Tính trạng là chỉ những đặc điểm, hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thế như trong cây đậu có các tính trạng là thân cao, quả lục, hạt vàng và chịu được hạn tốt.
- Cặp tính trạng tương phản là nói về hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng. Chẳng hạn như hạt trơn và hạt nhăn, thấp và cao, gầy và béo,...
- Nhân tố di truyền quy định chỉ các tính trạng của sinh vật như: nhân di truyền quy định màu sắc hoa hay màu sắc của hạt đậu.
- Giống hay còn gọi là dòng thuần chủng được hiểu là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống với các thế hệ trước.
2. Kí hiệu trong di truyền học
- P: Thế hệ bố mẹ
- x: Phép lai
- G: Giao tử
-: Giao tử đực hay còn gọi là cơ thể đực
- : Giao tử cái hay còn gọi là cơ thể cái
- F: Thế hệ con, trong đó F1 là thế hệ con thứ nhất, F2 là thế hệ con thứ hai, F3 là thế hệ con thứ ba,...
B. Bài tập vận dụng
Câu 1: Đâu là phát biểu đúng nhất về khái niệm tính trạng?
A. Là kiểu hình bên ngoài cơ thể sinh vật
B. Là các đặc điểm nằm ở bên trong cơ thể sinh vật
C. Là những biểu hiện của kiểu gen thành kiểu hình
D. Là những đặc điểm, hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể.
=> Đáp án đúng: D
Câu 2: Tính trạng trội là?
A. Là tính trạng xuất hiện của F2 với tỉ lệ 3/4
B. Là tính trạng có thể trội hoàn toàn hoặc trội không hoàn toàn
C. Là tính trạng biểu hiện ở cá thể đồng hợp trội hay có thể biểu hiện ở cá thể dị hợp
D. Là tính trạng luôn luôn biểu hiện ở đời F1
=> Đáp án đúng: C
Câu 3: Tính trạng tương phản là gì?
A. Là những tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng
B. Là các tính trạng khác biệt nhau
C. Là các tính trạng do một cặp alen quy định
D. Là các tính trạng cùng một loại nhưng biểu hiện trái ngược nhau.
=> Đáp án đúng: D
Câu 4: Trong các trường hợp dưới đây, đâu là trường hợp trội hoàn toàn?
A. Thế hệ lai chỉ xuất hiện 1 tính trạng trội
B. Tính trạng trội được biểu hiện ở kiểu gen dị hợp
C. Gen quy định tính trạng trội hoàn toàn lấn át alen lặn cùng cặp để biểu hiện tính trạng trội
D. F1 đồng tính còn F2 phân li 3:1
=> Đáp án đúng: C
Câu 5: Trội không hoàn toàn là trường hợp?
A. F1 đồng tính trung gian của F2 phân li 1:2:1
B. Gen quy định tính trạng trội không hoàn toàn lấn át alen 1 lặn cùng cặp biểu hiện tính trạng trung gian giữa trội và lặn.
C. Thế hệ lai đồng loại xuất hiện tính trạng trung gian
D. Tính trạng trung gian được biểu hiện ở kiểu gen dị hợp
=> Đáp án đúng: B
Câu 6: Tính trạng trung gian là?
A. Tính trạng mà được biểu hiện trung bình nhân giữa hai tính trạng trội và tính trạng lặn.
B. Tính trạng luôn luôn biểu hiện ở đời F1.
C. Tính trạng chỉ xuất hiện F2 với tỉ lệ là 1/2.
D. Tính trạng được biểu hiện ở cá thể dị hợp do gen trội lấn át không hoàn toàn alen lặn cùng cặp.
=> Đáp án đúng: D
Câu 7: Đâu là phát biểu đúng nhất về kiểu gen?
A. Tập hợp cả các gen chỉ có trong giao tử đực và giao tử cái.
B. Tổ hợp tất các gen nằm trên một nhiễm sắc thể thường.
C. Tổ hợp tất cả các gen nằm trong tế bào cơ thể sinh vật.
D. Tập hợp tất cả các gen có trong nhân tế bào.
=> Đáp án đúng: C
Câu 8: Đâu là phát biểu đúng khi nói về kiểu hình?
A. Là kết quả tác động tương hỗ giữa kiểu gen với môi trường bên trong và bên ngoài.
B. Là tập hợp tất cả các tính trạng và đặc tính bên trong, bên ngoài cơ thể sinh vật.
C. Là sự biểu hiện của kiểu gen thành hình thái cơ thể.
D. Câu A và B đúng.
=> Đáp án đúng: C
Câu 9: Muốn tiến hành phép lai phân tích, người ta cho đối tượng nghiên cứu:
A. Lai với F1.
B. Tự thụ phấn.
C. Lai trở lại với bố mẹ.
D. Lai với cá thể đồng hợp lặn về tính trạng tương ứng.
=> Đáp án đúng: D
Câu 10: Phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen có tên gọi là?
A. Phương pháp phân tích giống lai và lai phân tích.
B Phương pháp lai thuận nghịch và lai phân tích.
C. Phương pháp lai kinh tế, lai xa kèm đơn bội hóa.
D. Phương pháp phân tích giống lai và tự thụ phấn.
=> Đáp án đúng: A
Câu 11: Menđen đã sử dụng đối tượng nào trong các đối tượng dưới đây để tiến hành thí nghiệm lai một cặp tính trạng?
A. Chuột.
B. Ruồi giấm.
C. Đậu Hà Lan.
D. Ong.
=> Đáp án đúng: C
Câu 12: Đâu là các lí do để Menđen chọn đậu Hà Lan để làm nghiên cứu di truyền?
(1) Bộ NST đơn giản.
(2) Đậu Hà Lan có mang 7 cặp tính trạng tương phản rõ rệt.
(3) Là dòng giao phối bắt buộc.
(4) Đậu Hà Lan có quá trình thụ phân rất nghiêm ngặt
A. (1) và (2)
B. (1), (2) và (4)
C. (1), (2) và (3)
D. (1), (2), (3) và (4)
=> Đáp án đúng là: B
Câu 13: Khi để ý đến sự di truyền của 1 cặp tính trạng, Menđen đã phát hiện được?
A. Định luật phân li.
B. Định luật phân li độc lập.
C. Các định luật phân li và di truyền độc lập.
D. Định luật liên kết gen.
=> Đáp án đúng: A
Câu 14: Menđen đã sử dụng lý thuyết nào sau đây để giải thích về các định luật của mình?
A. Sự phân li và tổ hợp các NST trong giảm phân và quá trình thụ tinh.
B. Giả thuyết về giao tử thuần khiết.
C. Hiện tượng gen trội lấn át hoàn toàn gen lặn.
D. Lí thuyết xác suất, thống kê.
=> Đáp án đúng: B
Câu 15: Có bao nhiêu phương pháp nghiên cứu di truyền học mà Menđen sử dụng?
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
=> Đáp án đúng: A
Xem thêm >>> Giải bài tập Menđen và di truyền học - SGK Sinh 9
Trên đây là toàn bộ những kiến thức lý thuyết cùng các câu hỏi và bài tập menđen và di truyền học mà Cunghocvui muốn gửi đến các bạn học, mong rằng những kiến thức trên đây sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập của các bạn. Thấy hay đừng quên like và share, chúc các bạn học tập tốt <3