Giới thiệu xuất xứ bài Thuế máu
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918), Nguyễn Ái Quốc sống, lao động và hoạt động cách mạng ở Pa-ri nước Pháp. Lúc thì Người viết báo, lúc thì rửa ảnh, về truyền thần; lúc thì làm chủ bút báo Người cùng khổ.
Ngoài một số truyện kí, Nguyễn Ái Quốc còn có tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, tất cả đều được viết bằng tiếng Pháp.
“Bản án chế độ thực dân Pháp” gồm có 12 chương và phần phụ lục Gửi thanh niên Việt Nam xuất bản lần đầu tại Pa-ri vào năm 1925. Chương I mang tên Thuế máu.
“Bản án chế độ thực dân Pháp” là lời đanh thép kết tội bọn thực dân Pháp, phản ánh cuộc sống đau khổ, bi thương của các dân tộc da vàng, da đen quằn quại lưới ách thống trị tàn bạo của chế độ thực dân Pháp.
“Bản án chế độ thực dân Pháp” đã cho thấy cái giá của độc lập, tự do, thể hiện một cách sâu sắc tư tưởng vĩ đại “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.