Đăng ký

Dàn ý bài văn ghi lại cái chết của cô bé bán diêm trong truyện cùng tên

1,323 từ

Nếu được chứng kiến cái chết của cô bé bán diêm trong truyện cùng tên của An-đéc-xen, em sẽ ghi lại cảnh đó như thế nào? ( Dàn ý)

1. Tìm hiểu đề

Đề bài yêu cầu người viết phải nhập vai một ai đó được chứng kiến cái chết của cô bé bán diêm vào buổi sáng ngày mồng một đầu năm. Như vậy, khi kể, người viết kể theo ngôi thứ nhất, bám sát vào phần kể của tác giả. Phần tưởng tượng của người viết nằm ở việc miêu tả thái độ của mọi người, hình dáng của cô bé bán diêm, bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, phán đoán của người viết trước cái chết của một em bé đáng thương.

Cảm xúc của người kể đóng vai trò khá quan trọng nhằm khơi gợi sự đồng cảm của người đọc, khiến người đọc động lòng trước sự việc mà mình đang kể, kể từ đó, câu chuyện thêm thấm thía hơn.
 
2. Dàn ý sơ lược
Mở bài
Giới thiệu hoàn cảnh gặp cảnh cô bé bán diêm chết ở một xó tường nơi góc phố nọ.
 
Thân bài
- Kể việc mình ra khỏi nhà trong tâm trạng vui vẻ, tả cảnh phố phường tấp nập, trời đẹp, sáng sủa...
- Kể việc mình thấy cô bé chết bên xó tường.
- Tả lại cô bé bán diêm lúc đó: má hồng, đôi môi đang mỉm cười...
- Tả thái độ, cử chỉ của mọi người trước cái chết của em bé: bàn bạc với thái độ thờ ơ, bàng quan...
- Nêu suy nghĩ, phán đoán của bản thân.

Kết bài
- Ra về mà trong lòng trĩu nặng tâm sự.
- Khái quát tình cảm trước cái chết của cô bé.
 
3. Dàn ý chi tiết
Mở bài
Giới thiệu nhân vật, tình huống xảy ra câu chuyện (nhân vật “tôi” — người kể chuyện được chứng kiến cảnh tượng thương tâm về cái chết của cô bé vào buổi sáng ngày mồng một đầu năm).
 
Thân bài
Diễn biến câu chuyện:
- Thời gian: Ngày mồng một Tết đầu năm, tuyết phủ kín mặt đất nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhạt... (Tả qua về tâm trạng của “tôi” khi ra khỏi nhà: vui vẻ, phấn chấn vì có một đêm Noel hạnh phúc).
- Địa điểm: Ở một xó tường có một em gái đã chết vì giá rét đêm qua.
- Tả cảnh tượng cô bé chết:
+ Đó là một bé gái khoảng 10-11 tuổi, đầu trần, chân đất. Em ngồi giữa những bao diêm, trong đó đã có một bao đã đốt hết nhẵn.
+ Có điều thật đặc biệt là trên gương mặt cô bé - gương mặt của một người đã chết lại ánh lên sắc hồng của đôi má và đôi môi hé mở như đang mỉm cười.

- Thái độ của những người xung quanh: mọi người bảo nhau “Chắc nó muốn sưởi ấm!”.
- Người kể bộc lộ thái độ, tình cảm của mình:
+ Cô bé đã chết từ trong đêm tại sao đôi má vẫn ửng hổng và đôi môi như mỉm cười, một hình ảnh của người sống? (Chết là kết thúc cuộc sống nơi trần gian, đối với những mảnh đời bất hạnh như cô bé thì cái chết sẽ là sự giải thoát khỏi trần gian khổ ải, bất công, là thoát khỏi mọi đau khổ, chết là về với Thượng đế...).
+ Có lẽ khi sống, cô bé đã phải chịu nhiều đau khổ, đã phải lê từng bước chân trần trên tuyết trắng để hi vọng có thế bán được những bao diêm trong đêm giao thừa.
+ Và cô bé đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa, hay chết vì sự giá băng của đời người? (Đó là một cái chết vô tội, một cái chết không đáng có với cô bé bán diêm tội nghiệp).
 
Kết bài
Khái quát lại cảm xúc của người kể chuyện về cái chết của cô bé bán diêm.

shoppe