Dàn ý Phân tích truyện ngắn Cô bé bán diêm
Đề bài
Đề bài: Dàn ý Phân tích truyện ngắn Cô bé bán diêm
Hướng dẫn giải
A. Mở bài: - “Cô bé bán diêm” là truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn người Đan Mạch An-đéc-xen, thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả trước hoàn cảnh đáng thương của cô bé bán diêm bất hạnh.
B. Thân bài:
Luận điểm 1: Phần đầu tác phẩm khắc họa hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa.
- Mở đầu tác phẩm là hoàn cảnh của cô bé bán diêm: nhà nghèo, mồ côi mẹ, chân đất, bụng đói. Dưới trời rét mướt của đêm giao thừa, cô vẫn phải lang thang đi bán diêm kiếm tiền.
- Tác giả xây dựng nên 2 hoàn cảnh đối lập nhau
+ Một bên là khung cảnh đêm giao thừa: nhà nhà snasg rực ánh đèn, sực nức mùi thơm của thức ăn.
+ Một bên là hình ảnh cô bé “ngồi nép trong góc tường”, “mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn”, “đôi bàn tay cứng đờ ra” . Đến cả ngôi nhà tồi tàn của cô hiện tại cũng không thể chắn nổi từng đợt gió rét cắt da cắt thịt
⇒ Sự đối lập ấy đã nhấn mạnh hoàn cảnh đáng thương, khổ sở của cô bé khi vừa phải chịu cái rét, vừa phải chịu cái đói, đau buốt chân tay. Nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy được phần nào sự vô cảm, thờ ơ của xã hội khi không có ai đưa tay ra giúp đỡ em khỏi đêm rét buốt đó.
Luận điểm 2: Hiện thực và mộng tưởng trong ánh mắt trẻ thơ của cô bé
- Giữa cái giá rét, cô bé quyết định quẹt diêm để sưởi ấm cho chính mình. Mỗi lần quẹt diêm là một ước mơ giản dị, chân thành và đầy ngây thơ của cô bé:
+ Lần quẹt thứ 1: cô mơ thấy một lò sưởi to ⇒ ước được sưởi ấm, thoát khỏi cái giá rét
+ Lần quẹt thứ 2: cô mơ thấy một bàn ăn thịnh soạn với những món ăn hoành tráng ⇒ ước được ăn no, thoát khỏi cái đói, cái nghèo.
+ Lần quẹt thứ 3: cô nhìn thấy cây thông Nô-en thật to và đầy màu sắc ⇒ ước được đón lễ giáng sinh như bao người khác
+ Lần quẹt thứ 4: bà hiện ra ⇒ ước được đoàn tụ với người bà thân yêu của mình.
- Mỗi lần quẹt diêm là một khung cảnh trong mơ hiện ra trước mặt cô bé, nhưng những giấc mộng đó chỉ kéo dài trong vài giây và sau khi diêm tắt, mọi thứ lại trở về với tối tăm, rét mướt, đói khổ. Sự đan xen giữa mộng tưởng và hiện thực như một nhát dao cứa vào lòng người đọc khi cảm nhận được nỗi bất hạnh, sự cô đơn, lạc long của cô gái bé nhỏ giữa xã hội.
- Ở lần quẹt diêm thứ 4, cô đã nhất quyết níu tay người bà và cầu xin bà cho cô đi cùng. Đây được coi là chi tiết cảm động nhất. Nó không chỉ thể hiện tình yêu, lòng quý trọng, nhớ thương của cô với người bà quá cố, mà còn là sự níu kéo lại những phút giây hạnh phúc mỏng manh duy nhất của cuộc đời, cũng là ước muốn được giải thoát khỏi khổ đau trong tâm hồn non nớt ấy.
Luận điểm 3: Cái chết của cô bé bán diêm trong đêm giá lạnh
- Cuối cùng, Chúa cũng xót thương cho số phận bất hạnh của cô bé và đưa cô về với người bà của mình nơi Thiên đường. Hình ảnh cô bé chết với đôi má hồng và đôi môi đag mỉm cười như xoáy sâu vào lòng người đọc một nỗi bàng hoàng, xúc động và một câu hỏi về sự vô tâm, vô cảm của xã hội xung quanh.
Luận điểm 4: Thành công nghệ thuật:
- Nghệ thuật kể hấp dẫn người đọc với các tình tiết hợp lí, logic, sự đan xen giữa hiện thực với mộng tưởng làm tăng thêm hiệu quả nghệ thuật và thành công cho truyện.
- Nghệ thuật khắc họa tâm trạng nahan vật và diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc.
C. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị tác phẩm: Tác phẩm khắc họa lại tình ảnh đáng thương và những ước mơ giản dị, trong sáng, xúc động của cô bé bán diêm.
- Liên hệ: Qua đó thể hiện tấm lòng nhân đạo cao cả của tác giả.