Cơ sở di truyền của ưu thế lai trong di truyền học và ý nghĩa Sinh học
Cơ sở di truyền của ưu thế lai trong di truyền học và ý nghĩa Sinh học
Ưu thế lai là một hiện tượng sinh học đặc biệt, có vai trò rất quan trọng trong công nghệ lai giống. Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về hiện tượng đặc biệt này thì bài viết dưới đây sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. Mời các bạn cùng đón đọc!
I. Tổng quan về ưu thế lai
1. Ưu thế lai là gì?
Ưu thế lai là các cơ thể lai tại thế hệ F1, hội tụ những phẩm chất ưu tú và vượt trội hơn hẳn so với đời cha mẹ (P). Một số đặc tính ưu thế có thể thấy được như: có sức khỏe tốt, chống chọi tốt với bệnh tật, phát triển mạnh mẽ và đặc biệt sống lâu hơn. Hiện tượng ưu thế lai được thể hiện rõ rệt ở các thế hệ lai khác dòng, khác thứ. Thường ở những đời sinh sản đầu tiên, hiện tượng được thể hiện rõ ràng nhất và sẽ giảm dần tại các đời sinh sản kế tiếp.
Biểu hiện:
Con lai có sức sống cao hơn bố mẹ :sinh trưởng nhanh,phát triển mạnh,khả năng chống chịu tốt với các điều kiện môi trường ,năng suất cao......
Cơ chế:
Con lai ở trạng thái dị hợp ,nên các kiểu gen lặn không biểu hiện được do bị gen trội lấn át
Nguyên nhân:
Xuất hiện do lai khác dòng và biểu hiện rõ nhất ở thế hệ F1.
Dòng thuần là gì?
Dòng thuần là dòng mà tất cả các cá thể có kiểu gen mang các gen ở trạng thái tổng hợp.
Công thức liên quan:
2. Lai kinh tế là gì?
Phép lai kinh tế là phương pháp lai giống để tạo ra các ưu thế trong di truyền ở sinh vật, tạo ra các thương phẩm tốt. Đối với cơ thể thực vật, chủ yếu là khi tạo ra giống cây, người ta thường sử dụng các phương pháp cho lai khác dòng bằng cách cho hai loại tự thụ phấn cà sau đó để chúng thực hiện giao phấn với nhau.
II. Nội dung về phép lai và ưu thế lai ở sinh vật
Cơ sở xác định ưu thế lai: Học thuyết được hình thành từ giả thuyết siêu trội, nội dung cho thấy có rất nhiều cặp gen khác nhau khi giao phối sẽ cho những cặp con lai khác nhau, có kiểu hình đặc biệt vượt trội và hơn hẳn so với đời bố mẹ của chúng. Chính từ hiện tượng dị hợp, hai alen trong cơ thể đã có sự tác động qua lại lẫn nhau, chúng khác nhau về chức năng và tồn tại trong cùng một locus nên đã có sự tác động tốt và bổ trợ lẫn nhau. Chính nhờ cơ chế này các nhà khoa học đã tác động duy trì các dòng hệ (P) tốt và tạo ra các dòng thế hệ (F1) có ưu thế trong lai giống và hình thành nên các thương phẩm.
Để tạo ra các thương phẩm có ưu thế lai các nhà khoa học đã tiến hành sử dụng phương pháp lai khác dòng, theo đó chúng gồm các bước tạo ra dòng thuần chủng trước tiên, thông qua hiện tượng tự thụ phaasns giữa các cá thể, thường kéo dài khoảng từ 5 - 7 thế hệ mới có thể tạo ra được những dòng thuần chủng có chất lượng tốt nhất. Tiếp đó, học cho lai các dòng thuần chủng với nhau để chọn ra tổ hợp có chất lượng lai tối ưu nhất. Cuối cùng, thực hiện phép lai thuần, lai nghịch để chọn ra các tổ hợp lai có ưu thế nhất, cần có sự sàng lọc thật chính xác vì đôi khi quá trình lai còn phụ thuộc vào đặc tính của tế bào chất. Ở một vài trường hợp, con lai khác dòng tuy không có ưu thế lai nhưng nếu tiếp tục đem đi lai với các con lai khác tương tự có thể đưa ra các dòng có ưu thế trong lai giống cần tìm.
III. Ý nghĩa của ưu thế lai
Phép ưu thế trong lai giống được ứng dụng vào chọn giống, bằng các phương pháp như lai khác dòng, sẽ tạo ra các giống loài thế hệ F1 có khả năng thích nghi cao hơn, sống lâu hơn và phát triển nhanh hơn so với thế hệ cha mẹ.
Ngoài ra phép ưu thế còn được ứng dụng vào vật nuôi hay cây trồng dùng trong trồng trọt và thu hoạch, nhằm gia tăng sản lượng cũng như chất lượng sản xuất, ưu thế trong lai giống thường được bắt gặp trong lai giống cho trâu, bò, lợn,...
Sử dụng trong các nghiên cứu sinh học, nhằm đưa ra các phương pháp hiệu quả hơn để ứng dụng trong thực tế và duy trì các thế hệ di truyền ưu tú.
Luyện tập: Bài 35: Ưu thế lai
Thông qua bài học vừa rồi, chúng tôi hy vọng rằng chúng đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất về hiện tượng này. Chúc các bạn học tập vui vẻ!