Chứng minh đây thôn Vĩ Dạ là bức tranh đẹp về một miền quê hương đất nước
Đây thôn Vĩ Dạ là bức tranh đẹp về một miền quê hương đất nước
Đây thôn Vĩ Dạ là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời yêu người, một trong những sáng tác bất hủ của Hàn Mặc Tử. Bài thơ không chỉ là tiếng lòng của một thi sĩ tha thiết với cuộc đời mà ẩn chứa trong đó còn là một bức tranh đẹp về một miền quê hương đất nước.
Đây thôn Vĩ Dạ là bức tranh đẹp về một miền quê hương đất nước
Mở bài chứng minh Đây thôn Vĩ Dạ là bức tranh đẹp về một miền quê hương đất nước
Được viết trong những năm tháng cuối đời khi nhà thơ đang đấu tranh với căn bệnh phong tại trại phong Tuy Hòa, “Đây thôn Vĩ Dạ” được đánh giá như áng thơ chất chứa hết những tâm tư của ông vào giây phút cuối đời. Bên cạnh đó, bài thơ còn vẽ lên trước mắt người đọc một kiệt tác bằng ngôn từ về cảnh và người nơi xứ Huế mộng mơ. Dưới góc nhìn của thi sĩ, thôn Vĩ Dạ hiện lên trước mắt người đọc quá đỗi trữ tình, tuyệt đẹp.
Xem thêm:
Phân tích bài thơ đây thôn Vĩ Dạ
Cảm nhận bài thơ đây thôn Vĩ Dạ Hàn Mặc Tử
Chứng minh Đây thôn Vĩ Dạ là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời yêu người
Vẻ đẹp thôn Vĩ lúc bình minh
Mở đầu bài thơ bằng một câu hỏi cũng là một lời chào mời tinh tế của những con người xứ Huế với những lữ khách đường xa hãy dừng chân ghé lại xứ Huế mộng mơ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ”. Hàn Mặc Tử viết bài thơ này khi đang trong thời khắc đấu tranh giành từng hơi thở với cuộc đời, câu thơ còn được thể hiện như sự dằn xé nội tâm của chính tác giả, một câu hỏi tu từ, bộc bạch nỗi lòng. Tác giả mở đầu bằng một câu thơ đa nghĩa để vẽ ra bức tranh tuyệt mỹ về cảnh và về người nơi thôn Vĩ Dạ.
“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
Buổi sớm mai thôn Vĩ được tác giả họa một cách tràn ngập sinh khí. Là những ánh nắng sớm được tạo hóa nhẹ nhàng ban cho len lỏi vào từng cành cây, ngọn cỏ. Những tia nắng lướt nhẹ qua rồi neo đậu nơi xa tít trên những hàng cau. Những cây cau tăm tắp bất chấp tất cả vượt lên trên cao để đón lấy từng tia nắng mai. Hàng cau xanh thẳm sừng sững với đất trời lại thêm sắc vàng của nắng quyện hòa vào nhau khiến bức tranh thiên nhiên bỗng chốc được thổi thêm những luồng sinh khí mới.
Xem thêm:
Hoàn cảnh sáng tác đây thôn Vĩ Dạ
Nghị luận văn học: So sánh Trường Giang và đây thôn Vĩ Dạ
Trên nền bức tranh tuyệt mỹ ấy, sắc xanh của hàng cau không chỉ trơ trọi mà còn được cộng hưởng thêm với sắc xanh ngọc của những khu vườn tạo nên cảm giác tươi mát cho thôn Vĩ. Những khu vườn với hàng cây xanh mơn mởn, bốn bề hoa lá tốt tươi dường như đã là đặc trưng cho mỗi ngôi nhà nơi thôn Vĩ. Những mảnh vườn nhỏ chẳng những khiến cảnh quan thêm phần tươi đẹp mà như mang đến một hơi thở căng tràn nhựa sống.
Đó có thể là những mảnh vườn nhỏ với những bông hoa xinh xắn, cũng có thể là nơi gieo trồng những thức cây ăn quả mang đến nguồn lương thực cho người dân nơi đây. Được Hàn Mặc Tử ví von là “xanh như ngọc” ta cũng có thể hình dung được vẻ đẹp yêu kiều, diễm lệ của cảnh quan xứ Huế non nước hữu tình. Trên nền bức tranh thiên nhiên, hình ảnh con người xứ Huế hiện hữu tuy bằng một cách thấp thoáng nhưng cũng đủ làm nao lòng người.
Vẻ đẹp thôn Vĩ Dạ lúc hoàng hôn
Cảm nhận vẻ đẹp đây thôn Vĩ Dạ
“Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”
Trái ngược với bốn câu thơ mở đầu, bốn câu thơ này mang sắc thái nhịp nhàng, khoan thai, chậm rãi và ẩn chứa đâu đấy một nỗi buồn man mác. Câu thơ như gợi lên sự chia ly khi gió và mây luôn là đôi bạn song hành nhưng nay lại bước đi hai ngả khác nhau.
“Dòng nước buồn thiu” mang đến một sự suy tưởng trong lòng người đọc liệu dòng nước kia có phải là sông Hương bởi nó gắn liền với sự yên tĩnh và nỗi buồn man mác bao đời. Dọc theo bên bờ dòng nước tĩnh lặng, hoa bắp lay động một cách nhẹ nhàng, uyển chuyển cơn gió bây giờ cũng trầm tư đến lạ bởi nó khiến hoa bắp chỉ rung chuyển nhẹ nhàng.
Một nét trữ tình được xen vào bức tranh buồn man mác ấy bằng sự xuất hiện của hình ảnh “sông trăng”. Trăng luôn được xem là biểu tượng vĩnh cửu của sự trữ tình, của lòng thủy chung. Hình ảnh ánh trăng nghiêng mình thả lên những đường nét của mình xuống dòng sông khiến dòng sông vô hồn bỗng trở nên trữ tình đến cực độ. Những con thuyền vô tri được neo đậu trên bến sông ấy bỗng chốc lại mang lên một sứ mệnh thiêng liêng là luân chuyển ánh trăng ấy cho kịp tối nay.
Xem thêm:
Phân tích khổ 2 đây thôn Vĩ Dạ
Đặc sắc nghệ thuật, nội dung đây thôn Vĩ Dạ
Hình ảnh thuyền chở trăng mơ mộng lại vừa mang tính gợi hình vừa mang tính gợi cảm. Câu thơ chứa đựng hết những tinh hoa trong cảnh sắc xứ Huế mộng mơ như một lời tri ân của tác giả với cả cảnh và cả những con người nơi đây.
Kết bài đây thôn Vĩ Dạ
Bên cạnh ý nghĩa là sự da diết, yêu thương cuộc đời đến tận cùng, “Đây thôn Vĩ Dạ” còn mở ra trước mắt người đọc vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt mỹ dưới lăng kính của Hàn Mặc Tử trong những giây phút giao tranh với cuộc đời. Tác giả bằng những thủ pháp so sánh kết hợp sử dụng ngôn từ trong sáng, gần gũi mang đến tính gợi hình cao trong việc mô tả thiên nhiên thôn Vĩ. Việc sử dụng những câu hỏi tu từ khiến câu thơ thêm phần gợi cảm, chứa đựng nhiều tâm tư như một lời trách móc, hờn dỗi. Tuy cuộc đời ngắn ngủi nhưng thi sĩ Hàn Mặc Tử đã dùng những hơi thở cuối cùng để lại cho đời nhiều thơ bất tử.