Dàn ý phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ Hàn Mặc Tử- Soạn văn 11
Dàn ý phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là một trong những bài thơ làm nên tên tuổi của Hàn Mặc Tử. Cùng phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ để cảm nhận hết thảy cảm xúc mà “nhà thơ điên” đã gửi gắm trong từng con chữ.
Nhận xét về đồng nghiệp của mình, nhà thơ Chế Lan Viên đã phát thốt lên: “Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ của mình”. Hàn Mặc Tử là người đại diện cho một phong cách thơ mới lạ, mang theo hơi thở mới trong dòng thơ ca trữ tình với cái nhìn mê đắm, điên cuồng về tình yêu.
Dàn ý phân tích Đây thôn Vĩ Dạ
Mở bài dàn ý phân tích bài thơ đây thôn Vĩ Dạ
Tác giả: Hàn Mặc Tử
- Hàn Mặc Tử là nhà thơ tiêu biểu trong dòng thơ ca trữ tình, lãng mạn.
- Ông sinh ra và lớn lên ở Quảng Bình, sau này đã có khoảng thời gian vào Sài Gòn lập nghiệp.
- Ông không may mắc bệnh phong, trải qua những ngày chữa bệnh đau đớn cuối đời tại Quy Nhơn, Bình Định.
- Hàn Mặc Tử được mệnh danh là “nhà thơ điên” với phong cách thơ bí ẩn, mới lạ qua lăng kính tình yêu đau đớn hướng về cuộc đời trần thế, tình yêu.
Xem thêm:
Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ hay nhất
Phân tích khổ 2 Đây thôn Vĩ Dạ hay nhất
Tác phẩm: Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
- Bài thơ được sáng tác năm 1938 và in trong tập “Thơ điên” nổi tiếng. Bài thơ lấy cảm hứng bởi mối tình đầy tiếc nuối giữa Hàn Mặc Tử và người tình là bà Hoàng Thị Kim Cúc.
- “Đây thôn Vĩ Dạ” kết tinh những cảm xúc mãnh liệt nhất trong tình yêu, từ tình yêu nồng cháy, dự cảm chẳng lành cho đến những thắc mắc, băn khoăn đặc biệt là khao khát được sống, được yêu của nhà thơ.
Thân bài: Phân tích nội dung, đặc sắc nghệ thuật bài thơ
Khổ thơ đầu: Khung cảnh tuyệt đẹp nơi thôn Vĩ
- Mở đầu bài thơ là lời mời gọi cũng là câu hỏi: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ”.
-> Có chút ít trách móc sao mãi mà “anh” - ở đây là tác giả - không về chơi. Dường như nhà thơ đang tự phân thân và nói chuyện với chính mình.
- Cảnh vật thôn Vĩ hiện lên thật bình dị, tự nhiên:
“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
-> Không gian rộng lớn, mướt mắt mà vô cùng quen thuộc: có cau, có vườn, lá trúc,... trong một sớm ban mai.
-> Hình tượng con người làm nổi bật lên bức tranh thôn Vĩ -> khuôn mặt chữ điền vuông vức, vững chãi, đôn hậu với “lá trúc che ngang” tinh nghịch, đáng yêu, bí hiểm.
Xem thêm:
Nghệ thuật bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
Khung cảnh thôn Vĩ Dạ trong bài Đây thôn Vĩ Dạ
Khổ thơ hai: Tâm trạng của thi sĩ nhuốm màu buồn cả cảnh vật xung quanh
- Cảnh vật thơ mộng, lãng mạn nhưng lại đang trong trạng thái chia ly, xa cách: “gió theo lối gió, mây đường mây”
-> Chia lìa, buồn bã; dòng nước bởi vậy cũng “buồn hiu”, hoa bắp “lay”, phó mặc cho gió đưa đẩy, buồn thiu.
- Nhà thơ lại tiếp tục mượn hình tượng trăng trong ý thơ của mình:
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”
- Lại một câu hỏi tư từ, đồng thời là băn khoăn lo lắng của người thi sĩ
-> “Trăng” là người bạn tri kỷ để dốc bầu tâm sự, Hàn Mặc Từ rất mong muốn được trở về chốn cũ, hội ngộ với người xưa, tuy nhiên lại lo sợ rằng có “về kịp tối nay hay không?”.
Khổ thơ thứ ba: Khung cảnh mộng ảo của thiên nhiên và lòng người
- Nhà thơ chìm vào giấc mơ, dài vô tận: “mơ khách đường xa, khách đường xa” -> Hàn Mặc Tử đã hóa thành khách được về lại Vĩ Dạ thôn.
- Nhưng do bệnh tật, ốm đau, nhà thơ chỉ còn mơ hồ, “nhìn không ra”, “mờ nhân ảnh” -> mọi thứ tựa hồ mới đây đã hóa thành mây khói, mờ nhạt, cô đơn, ngậm ngùi.
- Câu hỏi chốt hạ bài thơ: “Ai biết tình ai có đậm đà?”
-> Nhà thơ đang tự vấn chính mình hay hỏi người trong mộng về thứ tình cảm của ông dành cho cô, cho cuộc đời, cho tình yêu thương?
-> Trong đau thương, nhà thơ vẫn tha thiết được yêu, được sống và hạnh phúc.
Xem thêm:
Nghị luận văn học Đây thôn Vĩ Dạ
Giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật:
- Giá trị nội dung: Bài thơ vẽ nên bức tranh tuyệt đẹp về phong cảnh thôn Vĩ Dạ.
- Qua đó bộc lộ lòng yêu đời, ham sống và nỗi lòng của nhà thơ về cuộc đời trong những ngày lâm bệnh nặng.
Dàn ý phân tích bài thơ đây thôn Vĩ Dạ: Đặc sắc nghệ thuật
- Hình ảnh trăng, thuyền được khai thác một cách triệt để, làm nổi bật ý niệm bài thơ.
- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa các biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh, lấy động tả tĩnh, câu hỏi tu từ,..., kết hợp giữa bút pháp tả thực, lãng mạn, tượng trưng.
- Trí tưởng tượng vô cùng sáng tạo, phong phúc của Hàn Mặc Tử tạo nên hình ảnh thơ sáng tạo, hòa quyện giữa sự thực và yếu tố ảo.
Xem thêm:
Dàn ý phân tích khổ 2 đây thôn Vĩ Dạ
Cảm nhận bài thơ đây thôn Vĩ Dạ
Kết bài: Tổng kết, đánh giá chung phân tích đây thôn Vĩ Dạ
- Hàn Mặc Tử không sinh ra ở Huế hay gắn bó lâu dài với Huế, tuy nhiên nhà thơ có cảm thức vô cùng độc đáo về mảnh đất đầy tình cảm này.
- Đây thôn Vĩ Dạ thực sự là bản ngã rất riêng, hiếm có của người thi nhân; vừa là bức tranh tuyệt mỹ về cảnh sắc thiên nhiên vừa là những nỗi niềm đang cào xé trong tâm hồn người thi sĩ suốt thời gian chiến đấu với bệnh tật.