Đăng ký

Đặc sắc nội dung, nghệ thuật bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử

2,199 từ

Đặc sắc nội dung, nghệ thuật bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

      Nếu ai yêu thích thơ của Hàn Mặc Tử chắc hẳn đã từng nghe qua tập “Thơ điên” nổi tiếng đã làm nên biệt danh “nhà thơ điên” của ông. Tập thơ là một vùng trời cảm xúc được thể hiện qua từng vần thơ tình tứ biến chuyển đến nỗi đau cùng cực của thể xác và tâm hồn. Trong đó, “Đây thôn Vĩ Dạ” là một tác phẩm thuộc tập thơ này. Hãy cùng CungHocVui tìm hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” qua bài viết được chia sẻ dưới đây!

Tìm hiểu về đặc sắc nội dung và nghệ thuật trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Tìm hiểu về đặc sắc nội dung và nghệ thuật trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

      Hàn Mặc Tử là một nhà thơ nổi tiếng dẫn đầu cho phong trào thơ mới. Dù mang trong mình tài hoa thiên phú, nhưng số phận lại trêu ngươi ông bởi căn bệnh quái ác. Vì bệnh tật nên ông đã mất sớm, dù vậy những tác phẩm thơ ca mà ông để lại cho đời đã tạo nên những nét riêng biệt đầy độc đáo cho nền văn học Việt Nam. Ngoài ra, Hàn Mặc Tử còn được biết đến là “nhà thơ điên” với những vần thơ ma mị, điên loạn, khó hiểu và kì lạ.

      Đây thôn Vĩ Dạ là một tác phẩm được ông sáng tác vào năm 1938. Sau này, tác phẩm được đưa vào tập Thơ Điên. Người ta cho rằng, bài thơ được tạo nên với nguồn cảm hứng là mối tình đẹp đẽ nhưng lại không có cái kết đẹp của Hàn Mặc Tử với cô gái ở làng Vĩ Dạ - một ngôi làng gần con sông Hương của xứ Huế mộng mơ.

      Xem thêm: 

Top 3 mở bài Đây thôn Vĩ Dạ

Nghị luận văn học Đây thôn Vĩ Dạ

II. Bố cục

      Đây thôn Vĩ Dạ được chia làm ba phần, tương ứng với mỗi phần là một khổ thơ:

  •       Phần I - Khổ 1: Hình ảnh vườn thôn Vĩ Dạ trong tâm trí tác giả.

  •       Phần II - Khổ 2: Hình ảnh đêm trăng, sông nước xứ Huế cùng những tâm trạng của thi sĩ.

  •       Phần III - Khổ 3: Nỗi hoài nghi và trí tưởng tượng hiện lên trong tâm trí nhà thơ.

Đặc sắc nội dung, nghệ thuật của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Nghệ thuật bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Nghệ thuật bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Nội dung:

      Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ Dạ hiện lên một cách gần gũi, giản dị cùng chút mơ hồ, kì bí đặc trưng của xứ Huế qua góc nhìn, trí nhớ của tác giả.

      Bài thơ thể hiện tình cảm tác giả đối với cảnh thiên nhiên tinh khôi cùng người cô gái nơi thôn Vĩ Dạ. Từ đó, cảm xúc của tác giả hiện lên một cách chân thực, mãnh liệt với tình yêu quê hương, yêu thiên nhiên, yêu con người xứ Huế mộng mơ và yêu cuộc sống tươi đẹp.

Nghệ thuật

      Ngôn từ sử dụng trong sáng, gần gũi, gợi hình, gợi cảm.

      Kết hợp tả cảnh cùng những hình ảnh tượng trưng để tạo nên những hình ảnh riêng biệt, độc đáo.

      Sử dụng nhiều câu hỏi tu từ với giọng điệu tha thiết, như bày tỏ cũng như hờn trách.

      Mỗi khổ thơ là một tâm tư, tình cảm riêng của tác giả, có sự thăng cấp cảm xúc.

      Dù không được trình bày với thứ tự chuẩn mực, nhưng nó phù hợp với tâm tư và góp phần bộc lộ của xúc của tác giả.

      Xem thêm:

Cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Khung cảnh thôn Vĩ Dạ trong bài Đây thôn Vĩ Dạ

Đặc sắc nghệ thuật bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ chi tiết

Khổ 1

      Ngay từ câu đầu tiên, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật câu hỏi tu từ, giống như lời mời gọi, cũng có thể là lời tự trách chính mình.

      Tác giả đã dùng những ngôn từ tinh tế để bộc lộ vẻ đẹp của cảnh vật” “nắng hàng cau” như vẽ nên bức tranh với vẻ đẹp lấp lánh của hàng cau dưới ánh nắng sương mai. Từ đó, tạo nên một khung cảnh nên thơ, đẹp đẽ.

      Sử dụng phép so sánh “xanh như ngọc” để tả khu vườn với màu sắc xanh tươi trông như một viên ngọc khổng lồ, căng tràn nhựa sống.

      Tác giả sử dụng hình ảnh “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” đem lại nhiều lớp nghĩa. Đó cũng có thể là hình ảnh của những cô nàng xứ Huế mộng mơ dịu dàng, e ấp, hay cũng có thể là hình ảnh thập thò, ngượng ngùng của chàng thi sĩ khi trở về thăm thôn và bắt trọn khung cảnh tươi đẹp.

Cảm nhận đặc sắc nghệ thuật trong khổ 1 của bài thơ

Cảm nhận đặc sắc nghệ thuật trong khổ 1 của bài thơ

Khổ 2

      Điệp cấu trúc “Gió theo lối gió, mây đường mây” nhằm gợi ý cho sự chia ly, cách biệt.

      Với nghệ thuật nhân hóa “dòng nước buồn thiu” đã thể hiện chính tâm trạng của nhà thơ. 

      Câu hỏi tu từ “Có chở trăng về kịp tối nay?” có thể là đang hỏi ai đó, cũng có thể là đang tự hỏi chính lòng mình. Từ đó, cảm xúc, nỗi buồn của tác giả được bộc lộ một cách sâu sắc. Có lẽ ông muốn ngắm trăng, nhưng ngắm trăm lại càng phát hiện hiện thực tàn nhẫn, xa vời.

Xem thêm:

Vội vàng- Xuân Diệu

Chiều tối- Hồ Chí Minh

Khổ 3

      Nghệ thuật cực tả “áo em trắng quá nhìn không ra” như thể hiện giấc mơ của thi sĩ đã tàn, chỉ có thể gửi gắm vào người mình thầm thương. Thế nhưng hình bóng ấy giờ chỉ còn đọng lại trong trí tưởng tượng xa vời, xa đến mức chỉ còn lại cảm nhận về màu sắc. “Trắng quá” là sự miêu tả cực đại, là sự tận cùng của màu sắc và cũng chính là tận cùng nỗi nhớ, nỗi khát vọng của nhà thơ.

      Nhà thơ tiếp tục dùng câu hỏi tu từ “ai biết tình ai có đậm đà?”. Đây lại là một câu hỏi đa nghĩa, khó xác định. Từ “ai” - một đại từ phiếm chỉ - được sử dụng hai lần lại càng làm cho câu hỏi thêm khó xác định, mông lung và khó hiểu.

      Đó là những đặc sắc trong nội dung, nghệ thuật bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ mà bạn có thể tham khảo khi có nhu cầu. Chúc bạn luôn học tốt môn Ngữ Văn 11!


 

shoppe