Dàn ý bài cảm nhận vẻ đẹp bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
Dàn ý bài cảm nhận vẻ đẹp bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
Là nét điểm xuyết tươi sáng trong cuộc đời bất hạnh của Hàn Mặc Tử, Đây thôn Vĩ Dạ vẫn được nhắc đến như một tuyệt tác thơ tình. Bản thân tác giả với cái tôi đầy sắc sảo, màu sắc ấn tượng nhưng cũng không kém phần lãng mạn như được khắc họa vô cùng rõ nét trong chính tác phẩm. Để tìm hiểu về vẻ đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ này, hãy cùng tham khảo dàn ý bài cảm nhận vẻ đẹp bài thơ đây thôn Vĩ Dạ.
Dàn ý cảm nhận vẻ đẹp bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
Mở bài cảm nhận vẻ đẹp bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
- Giới thiệu qua về tác giả Hàn Mặc Tử và bài thơ đây thôn Vĩ Dạ
- Giới thiệu Đây thôn Vĩ Dạ nổi bật với vẻ đẹp, đường nét và màu sắc riêng táo bạo ấn tượng nhưng cũng thật thanh trong thoát tục
Xem thêm:
Phân tích bài thơ đây thôn Vĩ Dạ
Cảm nhận bài thơ đây thôn Vĩ Dạ Hàn Mặc Tử
Thân bài cảm nhận của anh em chị về vẻ đẹp bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ khổ 1
- Câu thơ đầu tiên: Có thể hiểu theo 2 ý
+ Một là lời nhắc nhở, trách móc của cô gái với chàng trai bởi lâu ngày anh không về thăm quê
+ Hai là lời mời khéo léo của cô gái mong chàng trai về thăm cảnh thôn Vĩ
=> Nỗi buồn của một người con xa xứ
- 3 Câu thơ tiếp theo: Miêu tả vẻ đẹp của thôn Vĩ Dạ
+ Không khí bình yên, bầu trời xanh cao và màu nắng tươi mới trải dài làm rạng ngời cả một khu vườn
+ Nổi bật lên trong cảnh sắc xứ Huế là khu vườn tươi mát mướt và đáng quý như ngọc
+ Hình ảnh con người xứ Huế hiền lành, đôn hậu với "khuôn mặt chữ điền" ấn lấp sau lá trúc
+ Mở ra một ấn tượng say đắm trong hồn thơ Hàn Mặc Tử trữ tình sâu lắng cùng với đó bộc lộ những khắc khoải chi phối khi hướng về thôn Vĩ
=> Màu thơ tươi sáng
Xem thêm:
Nghị luận văn học: So sánh Trường Giang và đây thôn Vĩ Dạ
Chứng minh đây thôn Vĩ Dạ là bức tranh đẹp về một miền quê hương đất nước
Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ khổ 2
- Hai câu thơ đầu
+ Hàn Mặc Tử chia cách “Gió” và “Mây”, tạo nên nỗi buồn mênh mang khó tả
+ Khung cảnh dần nhuốm màu chán trường và thê lương, ảm đạm
- Hai câu thơ cuối
+ Câu hỏi về trăng thực chất cũng chính là thắc mắc của tác giả rằng, với cuộc đời ngắn ngủi và số phận bi thương liệu hạnh phúc có kịp đến tay
+ Sự ngăn cản của căn bạo bệnh lại càng khiến Hàn Mặc Tử trầm tư, đau buồn và khao khát mãnh liệt hơn
- Phân tích khổ thơ thứ 3
+ Tột nhân vật trữ tình nữa xuất hiện trong đoạn trích với cách gọi “Khách đường xa”, thế nhưng bởi sương khói mờ ảo nên Hàn Mặc Tử không thể nhận ra đó là ai
+ Câu kết này quả thực khiến người ta phải suy ngẫm về cuộc đời và tình cảm giữa họ dành cho nhau
Xem thêm:
Phân tích khổ 2 đây thôn Vĩ Dạ
Đặc sắc nghệ thuật, nội dung đây thôn Vĩ Dạ
Kết bài cảm nhận vẻ đẹp bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
- Khao khát được sẻ chia, thấu hiểu và yêu thương dẫu cô đơn tuyệt vọng nhưng không thôi mong ngóng
- Chưa hẳn tất cả trong Đây thôn Vĩ Dạ đều là âm hưởng vui tươi, thế nhưng ta vẫn thấy trong đó phần nào tình cảm hết sức sâu sắc, yêu đời và khao khát giao cảm với cuộc sống.