Đăng ký

Cảm nhận về âm vang hào hùng của chiến thắng Điện Biên Phủ

4,520 từ

A. ĐỀ BÀI
I. Phần Đọc hiểu ( 3 điểm)
Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi
Anh ngã xuống trên đường băng Tân Sơn Nhất
Nhưng anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.
Chợt thấy Anh giặc hốt hoảng xin hàng
Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn
Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm
Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tấn công.
Anh tên gì hỡi Anh yêu quý
Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng
Như đôi dép dưới chân Anh dẫm lên bao xác Mỹ
Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong
Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ
Anh chẳng để gì lại cho riêng Anh trước lúc lên đường
Chỉ để lại cái dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ
Anh là chiến sĩ Giải phóng quân
                                       (Dáng đứng Việt Nam, Lê Anh Xuân)
Câu 1. Chỉ ra những phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên.
Câu 2. Ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên có đặc điểm gì?
Câu 3. Chi ra và nêu tác dụng của biện pháp tu hr được sử dụng trong câu thơ: "Anh vẫn đứng lặng ùn như bức thành đồng”.
Câu 4.
Không một tấm hình, không một dòng địa chi
Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường
Chì để lại cái dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỳ
Anh là chiến sĩ Giải phóng quân.
Đoạn thơ trên đã gợi cho Anh/chị tình cảm gì của người chiến sĩ giải phóng quân?
Phần 2. Làm văn ( 7 điểm)
Câu 1.(2 điểm )Từ văn bản, anh/chị hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về đức hi sinh trong xã hội ngày nay.
Câu 2: ( 5 điểm)
"Những đường Việt Bắc của ta
Vui lên Việt Bắc, đèo De núi Hồng. ”
Cảm nhận của anh/chị về âm vang hào hùng của chiến thắng Điện Biên Phủ qua việc phân tích đoạn thơ trên

B. HƯỚNG DẪN
I. Phần Đọc hiểu
Câu 1: Phương thức biểu câm, tự sự.
Câu 2. Đây là phong cách ngôn ngữ nghệ thuật nên ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên có đặc điểm: tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể.
Câu 3. Biện pháp tu hr được sir dụng trong câu thơ là so sánh.
- Tác dụng: làm nổi bật tư thế hiên ngang của người chiến sĩ mặc dù đà hy sinh; thể hiện thái độ ngưỡng mộ, khâm phục đối với người chiến sĩ.
Câu 4.
* (Gợi ý):
Khổ cuối bài thơ, giọng thơ chùng xuống như khúc tưởng niệm những con người bất diệt đã hy sinh vì nghĩa lớn. Ý thơ là lời khẳng định về ý nghĩa của cái chết. Dáng đứng của Anh và cuộc đấu tranh sôi sục của nhân dân Miền Nam đà tạc vào lịch sử một dấu son chói lọi. Sự ra đi của người chiến sĩ trên đường băng Tân Sơn Nhất năm nào sẽ là bệ phóng đưa đất nước lên tầm cao mới. Bài thơ ra đời năm 1968 mãi đến 7 năm sau Miền Nam mới hoàn toàn giải phóng và Lê Anh Xuân cũng hy sinh hr dạo ấy nhưng thi sĩ đã dự báo trước một mùa xuân sẽ đến trong tương lai.  
II. Phần Làm văn
Câu 1:     
1.         Mở đoạn: Khái quát, giới thiệu vấn đề cần nghị luận
-           Đức hi sinh trong cuộc sống ngày nay
2.         Giải quyết vấn đề, bàn luận về vấn để
-           Giải thích: Hy sinh là gì?
Hy sinh, là hành động đánh đổi một thứ quan trọng với bàn thân cho một điều khác được coi là đáng quý hơn. Sự hi sinh vẫn thường diễn ra ở bất cứ ngóc ngách nào của cuộc sống.
-           Biểu hiện của “sự hi sinh”?
Hàng ngày, ta cũng có thể thấy những hành động hy sinh, cho dù rất nhỏ: hành khách nhường chỗ ngồi cho một bà cụ, cha mẹ hy sinh thời gian để đưa đón đứa con đi học xa đến vài chục cây số, hay những thợ đào đường ban đêm để không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân. Nhờ những sự hy sinh nhỏ bé này, mà một tập thể, xã hội mới có thể phát triển lành mạnh và bền vững
-           Bàn luận: Tại sao sự hi sinh lại là một điều quý giá trong cuộc sống? (tại sao phải hy sinh và lợi ích của đức hi sinh )
+Hy sinh là một đức tính quý giá của con người. Khi người ta biết hi sinh vì người khác tire là đang phát huy truyền thống quý báu của dân tộc, đề cao lòng vị tha, nhân ái.
+Rèn luyện cho con người đức tính dũng câm,biết vượt qua những khó khăn trong cuộc sống tưởng chừng là rào cản
+H1 sinh là thước đo để đo giá trị phẩm chất của con người, những người biết hi sinh vì người khác thì sẽ được mọi người nhớ đến với lòng biết ơn, nể phục, ngưỡng mộ… có thể có các ý khác, những ý kiến trên mang tính tham khảo)
-           Lấy dẫn chứng cụ thể về đức hi sinh ngày nay?
3. Kết thúc vấn đề
-           Bài học liên hệ bản thân.
-> Những giải pháp để phát huy đức hi sinh trong cuộc sống hiện đại ngày nay?        
Câu 2:
1.         Mở bài
Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Khái quát vấn đề cần nghị luận => Đoạn thơ đã toát lên âm hưởng hào hùng của chiến thắng Điện Biên Phủ
2.         Thân bài ( phân tích đoạn thơ để làm rõ âm hưởng hào hùng )
- Đoạn thơ đà miêu tả cảnh quan và dân ta trong giai đoạn tổng phân công giành thắng lợi. Những câu thơ lồng lộng, ngợp say tạo nên bản hùng ca về cuộc chiến đấu chống Pháp gian khổ mà bất khuất của dân tộc:
“Nhùng đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung”.
+ Khung cảnh sôi động của cuộc kháng chiến được miêu tả qua hình ảnh con đường; “những đường Việt Bắc của ta”. Cụm hr “của ta” thể hiện sự sở hữu cùng niềm tự hào dân tộc khi mỗi con đường, ngọn núi, dòng sông... đã thực sự trở về với với người dân Việt Nam      
 + Đối với Tố Hữu con đường là biểu tượng cho sự hợp sire chung lòng, sự mở rộng, lớn mạnh không ngừng. Lực lượng cách mạng từ trong những khó khăn trong nước đã dần dần phát triển cả về chất và lượng, để rồi ngày hôm nay hợp lại tạo thành một khối đông đào. Hình ảnh so sánh “Đêm đêm rầm rập như là đất nung” cùng với hr láy tượng thanh “rầm lập” miên tà tiếng bước chân nhanh, mạnh, dứt khoát của một tập thể đông người, mỗi bước chân càng khiến trời đất dung chuyển và cuộc hành quân ra trận đà biến thành cuộc diễu binh mà mỗi con người trong đó như được nâng lên với tầm vóc vũ trụ. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn được thể hiện rõ nét.
- Ở 4 dòng thơ tiếp theo, Tố Hữu đà tập tiling miêu tả sức mạnh của hai đối tượng cụ thể nhưng có đóng góp lớn làm lên chiến thắng Việt Bắc hôm nay, đó là những anh bộ đội cụ Hồ và những người dân công:
“Quân đi điệp điệp trùng trùng/ Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan /Dân công đỏ đuốc từng đoàn /Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay” 
+ Từ láy “điệp điệp, trùng trùng” có tác dụng miêu tả những đoàn quân như nối tiếp nhau trải dài không dứt, hết lớp này đến lớp khác. Họ không chi được miêu tà như tập thể đầy sức mạnh mà còn hiện lên chân thực, làng mạn qua hình ảnh “ánh sao đầu súng” quen thuộc trong thơ ca thời kì chống Pháp. Nó khiến người đọc nhớ đến câu thơ “đầu súng trăng treo” trong bài thơ của Chính Hữu. Hình ảnh thơ của Tố Hữu có thể hiểu là ánh sao trời lấp lánh nơi đầu mũi súng, cùng có thể hiểu là ánh sao gắn trên mũ của những người lính trên đường hành quân ra mặt trận. Nếu hình ảnh thơ trong bài “Đồng chí” của Chính Hữu nêu cao mục đích đấu tranh là để bảo vệ hòa bình thì hình ảnh “ánh sao đầu súng” tượng trưng cho lí tưởng của những người lính. Từ “cùng” đà nổi cảm hứng lãng mạn với chất hiện thực của cuộc chiến khi con người vượt lên khó khăn để sổng và chiến đấu theo lý tưởng của mình. Trên con đường ra trận không chi có những người lính mà còn có những đoàn dân công trực tiếp vận chuyển lương thực vũ khí ra chiến trường:
“Dân công đỏ đuốc từng đoàn 
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”.
+ Biện pháp đảo ngữ đã nhấn mạnh lực lượng đông đảo thứ hai và người quan trọng làm nên bàn hùng ca cách mạng, đó là những đoàn dân công. Họ đi trong đêm, dưới những bó đuốc đỏ rực, dưới những tàn lửa bập bùng bay theo chiều gió như trài dài không ngớt tạo thành một không gian lung linh huyền ảo, mang âm hưởng huyền thoại. Cách nói thậm xưng “bước chân nát đá” khiến người đọc liên tưởng đến thành ngữ “chân cứng đá mềm”, đã nhấn mạnh sức mạnh thể chất và tinh thần của những con người hàng ngày trải lưng ra chiến trường, chiến thắng mọi khó khăn gian khổ để góp phần làm nên chiến thắng. Dường như cả thiên nhiên đất trời và con người cùng hòa chung một ý chí quyết tâm “Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây”. Từ đó, Tố Hữu đã khái quát về thời khắc thiêng liêng của dân tộc:
“Nghìn đêm thăm thẳm sương dày 
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”
+ “Nghìn đêm” là số từ chi ước lệ, miêu tả một quãng thời gian dài cả đất nước chìm trong màn đêm tăm tối của xiềng xích và áp bức nhưng đó cũng chính là khoảng thời gian mà chúng ta âm thầm chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến hào hùng. Và từ trong gian khổ, ánh bình minh đà hé ;, báo hiệu một ngày mới đang lên với niềm vui và sự hy vọng, lạc quan về một tương lai tươi sáng. Cà đoạn thơ ngập tràn ánh sáng: khi thì ánh sáng lấp lánh rực rỡ của ánh sao trời, cùng là ẩn dụ cho lý tưởng cách mạng của người chiến sĩ, khi thì hàng ngàn vạn ánh đuốc đỏ rực trong đêm... tất cả đã tạo nên một thứ ánh sáng khổng lồ soi tỏ màn đêm đen đang bao trùm. Biện pháp so sánh tạo nên cảm hứng lạc quan tràn đầy hy vọng cho con người. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn được thể hiện ở niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng cho đất nước.
- Bốn câu thơ cuối là những chiến thắng dồn dập trong giai đoạn tổng phản công: 
“Tin vui thắng trận trăm miền
Hòa bình Tây Bắc, Điện Biên vui về 
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Viết Bắc, đèo De, núi Hồng” 
+ Cá đoạn thơ thứ tám bài “Việt Bắc” mang âm hưởng dồn dập với điệp từ “vui” được nhắc tới bổn lần ở cả bốn dòng thơ: vui từ, vui về, vui lên... mở ra niềm hạnh phúc vỡ òa trước những chiến thắng vang dội và liên tiếp vọng về. Biện pháp liệt kê đà chi ra nhùng chiến thắng nối tiếp nhau không dứt của quân và dân ta, chiến thắng này chưa qua thi chiến thắng khác đã dồn dập... Người đọc có thể cảm nhận được trái tim náo nức say mê của quân và dân “Việt Bắc” trong những ngày tháng oanh liệt hào hùng đó, niềm vui đó hòa chung với niềm vui toàn dân tộc khẳng định chắc chắn về một ngày mai trên khắp mọi nẻo đường cách
- Đánh giá chung (tiểu kết)
-> Với lối thơ lục bát ngọt ngào như ca dao, với chất thơ trữ tình cách mạng, thật sôi nổi, hào hùng, thiết tha, nhà thơ Tố Hữu trong đoạn thơ này đà thể hiện nổi bật khí thế hào hùng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở Việt Bắc; đồng thời đoạn thơ còn thể hiện niềm lạc quan cách mạng, ý chí chiến đấu và chiến thắng kẻ thù, làm nên những chiến thắng vẻ vang, mang niềm vui về cho dân tộc. Đoạn thơ như một đoạn sử thi của cuộc kháng chiến chống Pháp.
3.         Kết bài
-           Mười hai câu thơ ngắn gọn với giọng thơ dồn dập gấp gáp, mạnh mẽ Tố Hữu đà dựng lên bức tranh Việt Bắc ra trận thật đẹp làm sống dậy những ngày tháng hào hùng của nhân dân ta trên căn cứ địa thần thành.
-           Đoạn thơ này chính là khúc hùng ca về một thời oanh liệt của dân tộc Việt Nam ta. Tất cả là kỷ niệm sâu sắc trong lòng tác giả và người về xuôi.

Xem thêm >>> Tái hiện vẻ đẹp đoàn quân ra trận: Tây Tiến và Việt Bắc

Trên đây là bài viết mà Cunghocvui đã tổng hợp được gửi đến bạn học về cảm nhận âm vang hào hùng của chiến thắng Điện Biên Phủ qua bài thơ "Việt Bắc". Chúc bạn học tập tốt <3

shoppe