Đăng ký

Phân tích 8 câu đầu bài Việt Bắc - Soạn văn lớp 12

3,037 từ

Phân tích 8 câu đầu bài Việt Bắc - Soạn văn lớp 12

Bài thơ Việt Bắc là một tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu được viết vào thời kỳ kháng chiến của dân tộc Việt Nam. Tác phẩm có ý nghĩa rất sâu sắc đối với dân tộc và góp phần làm phong phú thêm nền tảng văn học nước nhà. Cùng học vui giới thiệu với các bạn bài viết hướng dẫn phân tích 8 câu đầu bài Việt Bắc dàn ý và bài mẫu!

I. Dàn ý phân tích 8 câu đầu bài Việt Bắc lớp 12

1. Mở bài: 

- Giới thiệu chung về tác giả.

- Trích dẫn tác phẩm và khái quát về ý nghĩa: Việt Bắc là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Tố Hữu...

- Giới thiệu qua về 8 câu thơ đầu và ý nghĩa của nó.

2. Thân bài:

- Giải thích 4 câu thơ đầu:

"Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?"

- Giải thích 4 câu cuối:

“Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh.
Mình đi, mình lại nhở mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tinh bấy nhiêu..."

- Ý nghĩa của hai đại từ nhân xưng: ta và mình.

3. Kết bài:

Nêu ra kết luận và suy nghĩ của bản thân.

Tham khảo:

II. Bài mẫu phân tích 8 câu đầu bài thơ Việt Bắc

Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ Tố Hữu là một thành công xuất sắc của thơ cách mạng và sự kế tục truyền thông qua nhiều thời đại. Thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình- chính trị. Với giọng ngọt ngào, tha thiết, tiếng thơ ông giàu cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi. Say mê lí tưởng và tính dân tộc đậm đà là những nét nổi bật của thơ Tố Hữu. Việt Bắc là một bài thơ dài tiêu biểu nhiều mặt cho hồn thơ Tố Hữu.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết (tháng 1 năm 1954), hòa bình trở lại, miền Bắc được giải phóng, một trang sử mới của đất nước và một giai đoạn mới của cách mạng được mở ra. Tháng 10 năm 1954, các cơ quan trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. "Khi về Hà Nội tôi có cảm giác như mình để lại một phần đời ở Việt Bắc. Đó là lí do giản dị khiến tôi viết bài Bắc". Tố Hữu đã có lần tâm sự như vậy.

Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu nói riêng và là tác phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam 30 năm chiến tranh. Đề tài và cảm hứng của bài thơ là một vấn đề chính trị mang tính thời sự. Bằng tài năng và những tình cảm chính trị, Tố Hữu đã khiến Việt Bắc là những vần thơ chính trị mà "rất đỗi trữ tình".

Bài thơ xây dựng cấu tứ trên một hoàn cảnh đặc biệt- chia tay. Đó là cuộc chia tay đầy lưu luyến, bịn rịn giữa kẻ ở - người đi, những con người đã từng gắn bó lâu dài (15 năm) với biết bao nghĩa tình sâu nặng (thiết tha mặn nồng). Trong buổi chia tay ấy, họ cùng nhau gợi lại biết bao kỉ niệm đẹp đẽ, cùng nhau cất lên nỗi hoài niệm tha thiết, cùng nhau khẳng định nghĩa tình bền chặt và cùng nói với nhau những hẹn ước tương lai.

Lối câu tứ này vốn dùng để diễn tả những tâm trạng của tình yêu, tình nghĩa riêng tư giữa hai người yêu nhau. Tố Hữu đã vận dụng vào việc thể hiện nghĩa tình cách mạng rộng lớn. Như vậy, nghĩa tình cách mạng, những tình cảm của những con người kháng chiến được chuyển tải đến ông người bằng con đường tình yêu đôi lứa. Đó là một lối cấu tứ độc đáo, sáng tạo.

Bài thơ vận dụng lối đối đáp quen thuộc trong ca dao - dân ca. Kẻ ở - người đi hỏi và đáp. Nhà thơ có lúc phân thân thành kẻ ở, người đi, có lúc hóa thân thành người đi hay kẻ ở. Điều đó đã tạo nên sự hô ứng đồng vọng ngân vang. Qua lớp đối thoại bên ngoài là những lời độc thoại sâu sắc và tinh tế của tâm trạng.

Để góp phần tao nên tiếng nói đồng vọng ngân vang trong tâm hồn, nhà thơ đã mượn một cách khéo léo và sáng tạo hai từ "mình” và "ta" trong ca dao. "Mình" được dùng để chỉ bản thân (ngôi thứ nhất: "Ai lên mình gửi cho ta với nàng") nhưng con được dùng để chỉ đối tượng gần gũi, thân thiết (ngôi thứ hai). "Ta" cũng được dùng để chỉ bản thân (ngôi thứ nhất số ít: "Mình về mình lại nhớ ta") nhưng còn được dùng để chỉ chung hai hay nhiều người (ngôi thứ nhất, số nhiều: "Ta cùng đánh Tây", "lòng ta ơn Bác",...). Chính Tố Hữu cũng đã xác nhận: "Mình và ta, ta và mình- cả hai đều là chủ thể. Mình ấy, ta ấy là một phần của đời sống thi sĩ đã trải qua bao nhiêu năm ở Việt Bắc. Cái phần đời này trò chuyện với phấn đời kia. Cuộc chia tay không phải diễn ra bình thường mà nó diễn ra trong máu thịt, trong tâm hồn nhà thơ". "Ta" và "mình" có sự chuyển hóa đa nghĩa: vừa là chủ thể, vừa là đối tượng, vừa phân đôi vừa hòa nhập làm một nhiều khi rất khó phân biệt:
 
 "- Mình đi mình có nhớ mình  "
"- Mình đi, mình lại nhớ mình"...
 
Chính điều đó đã tạo nên quan hệ gắn bó giữa hai nhân vật (thường dùng trong quan hệ yêu đương, vợ chồng).
 
Tâm trạng và cảm xúc bao trùm toàn bộ bài thơ là nỗi nhớ. Từ "nhớ" được điệp đi điệp lại trong bài thơ có tới không dưới 30 lần. Hoài niệm thiết tha làm sống dậy những kỉ niệm sâu nặng nghĩa tình. Qua nỗi nhớ, cuộc sống và cảnh vật hiện ra lúc rõ nét, lúc mơ màng vời vợi, lúc cô đọng như đúc kết những trải nghiệm.

Tất cả những gì nhà thơ thể hiện trong đã được chuyển tải bằng giọng thơ ngọt ngào, êm ái, hồi hoàn nhịp nhàng như lời ru ru con người vào một thế giới tâm tình đằm thắm đầy ân tình.
 
Bài thơ mở ra trong khung cảnh chia tay đầy lưu luyến, bịn rịn. Người ở lại nhạy cảm với hoàn cảnh và dường như đọc được những điều khó nói trong tâm trạng người ra đi nên đã lên tiếng trước:
 
"Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?"
 
Lời mở đầu là những câu hỏi khơi nguồn cho dòng mạch nhớ thương tuôn chảy ào ạt. Tình cảm lưu luyến không chỉ bộc lộ qua hình thức hỏi - đáp mà còn được bộc lộ một cách trực tiếp qua những từ ngữ chỉ tâm trạng cảm xúc: 'thiết tha", "mặn nồng", "tha thiết", "bâng khuâng", "bồn chồn", "mặn mà",.. Hai tiếng "mình đi" (mình về) liên tiếp được nhắc lại, đặc biệt là trong lời của người ở lại. Và cùng với những tiếng thân thương đầy lưu luyến ấy, người đi – kẻ ỏ cùng nhau nhắc lại những kỉ niệm. Những ngày "mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù"; những ngày ở "chiến khu" mà "miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai"; rồi "khi kháng Nhật thuở còn Việt Minh"; rồi "Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa”,...
 
Sau những câu hòi liên tiếp của người ở lại, người ra đi khẳng định;
 
“Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh.
Mình đi, mình lại nhở mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tinh bấy nhiêu..."
 
"Ta - mình", "mình - ta", "sau - trước’’.., "mặn mà”, "đinh ninh”,... là lối so sánh "bao nhiêu... bấy nhiêu”, đặc biệt là so sánh nghĩa tình với nước trong nguồn, một phép so sánh mượn từ ca dao đã khẳng định nghĩa tình bền chặt không bao giờ vơi cạn. Nghĩa tình cách mạng được ví như công cha nghĩa mẹ thì quả thật không phép so sánh nào hơn được nữa.
 
Phần tiếp theo là phần dài nhất (66 câu). Những kỉ niệm "vơi đầy" được tái hiện qua nỗi nhớ mà ở đó thiên nhiên và con người Việt Bắc hiện lên vô cùng sống động, đầy ơn nghĩa. Những kỉ niệm về cuộc kháng chiến anh hùng cũng theo đó mà hiện lên.

Trên đây là bài mẫu phân tích 8 câu đầu Việt Bắc ngắn gọn, cùng học vui chúc các bạn đạt được điểm số cao!