Đăng ký

Phân tích đoạn thơ viết về “Bức tranh tứ bình” trong bài thơ Việt Bắc

4,791 từ

A. ĐỀ BÀI
I. Phần Đọc hiểu (3 điểm)

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi sau
Sau khi hoàn thành bằng tiến sĩ về robot sinh học (cảm biến và giác quan của robot) Nguyễn Bá Hái từ chối công việc bên Hàn với mức lương khổng lồ mà trở về Việt Nam giảng dạy tại trường đại học Sư phạm Kỹ thuật với dự án làm "mắt thần", đó chính là chiếc kính điện từ kỳ diệu dành cho người mù. “Mắt thần" là thiết bị đầu tiên ở Việt Nam hỗ trợ người khiếm thị nhận biết được vật cản trước mặt trong khoảng lm. Thiết bị sẽ rung khi người người ta gặp vật cản. Thiết bị này sau 4 năm trải qua nhiều lần nghiên cứu thử nghiệm thực tế và thành công ở phiên bản thứ 9 vừa ra mắt gần đây. Và phiên bản thứ 9 này nhẹ bằng 1/10 và giá thành giảm 10 lần so với phiên bản đầu tiên.
Đã có người mua bán quyền nghiên cứu "mắt thần” với giá 2.3 tỉ đồng để sản xuất bán ra thị trường. Nhưng anh nhất định không bán mặc dù vợ chồng anh vẫn ở trọ trong thời gian giảng dạy nghiên cứu. Anh cho rằng thật vô nhân đạo nếu thương mại hóa sản phẩm này. Chính vì vậy, anh đồng ý hợp tác với công ty phi lợi nhuận sản xuất chiếc kính này với giá thành rẻ nhất với mong muốn năm 1000 người khiếm thị ở Việt Nam có" mắt thần" và không dừng lại ờ "mắt thần", chàng trai trẻ tuổi nhiều hoài bão của mình muốn cải tiến thiết bị này nữa. có thể chiếc kính giúp người khiếm thị đọc sách, nhận biết được mệnh giá tiền, xác định được họ đang đứng ở đâu. nhận biết được đồ ăn.... Và xa hơn là trung tâm chăm sóc người khiếm thị, một địa chi giống “1080 ” cho người mù sẵn sàng giúp đỡ họ bất cứ lúc nào. Anh quan điểm quan niệm: mình không giàu có bằng ai nhưng cứ cho đi bất cứ khi nào trong khả năng của mình. Vì thực sự cho đi giúp cho cuộc sống nhân văn hơn và minh hạnh phúc hơn.
                                                            (Đi tìm “mắt thần ” cho người khiếm thị - Lê Tuyết)
Câu 1: Chỉ ra các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.
Câu 2: Vì sao có thể coi “mắt thần” là tiling tâm chăm sóc người khiếm thị? 
Câu 3: Tác giả đã thể hiện tình câm, thái độ gì đối với tiến sĩ Nguyễn Bá Hải? 
Câu 4: Trình bày suy nghĩ về thông điệp tác giả gửi gắm trong văn bản?
II. Phần 2. Làm văn ( 7 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Hãy viết một đoạn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “....cho đi giúp cho cuộc sống nhân văn hơn và mình hạnh phúc hơn. ”
Câu 2: ( 5 điểm)
Anh/ chị hãy phân tích đoạn thơ viết về “Bức tranh tứ bình” trong bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu) để làm sáng tỏ tính dân tộc đậm đà - một trong những nét nổi bật của phong cách thơ Tố Hữu.
B. HƯỚNG DẪN
I. Phần Đọc hiểu
Câu 1:
Văn bản sử dụng 2 PTBĐ: Thuyết minh, tự sự
Câu 2: Có thể coi “mắt thần” là trung tâm chăm sóc người khiếm thị" vì: Nó giống địa chỉ “1080” cho người mù sẵn sàng giúp đỡ họ bất cứ lúc nào.
Câu 3: Trong văn bản trên, tác giả đã thể hiện tình cảm, thái độ trân trọng, ngợi ca những đóng góp của tiến sĩ Nguyễn Bá Hài đổi với người khuyết tật nói riêng và xã hội nói chung.
Câu 4: Có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần hướng đến những nội dung cụ thể như sau:
+ Khi nạn chảy máu chất xám vẫn đang diễn ra rất nhức nhối thi trường họp như tiến sĩ Nguyễn Bá Hải là rất đáng quý khi anh đà lựa chọn trở về đóng góp cho đất nước và giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.
+ Đội ngũ tú thức trẻ ngày càng khẳng định được khả năng, cống hiến và tấm lòng vị tha của mình để góp phần hiệu quả mạnh mẽ vào công cuộc xây dựng phát triển đất nước.
+ Nhà nước cần có định hướng, cơ chế chính sách đặc thù, tạo ra một môi trường đù thỏa mãn dam mê nghiên cứu, tạo cơ hội trau dồi thêm kiến thức để phát huy tối đa năng lực, nhiệt huyết để các trí thức trẻ có điều kiện cống hiến lâu dài. 
II. Phần Làm văn. 
Câu 1:

1.             Mở đoạn
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ...cho đi giúp cho cuộc sống nhân văn hơn và mình hạnh phúc hơn.
2.            Triển khai vấn đề
- Giải thích
+ : Cho đi, chia sẻ về vật chất, tinh thần
(không có nghĩa là khi chúng ta có đầy đủ về vật chất mới có thể giúp đỡ người khác, mà đôi khi chỉ cần một lời hỏi han, một lời động viên đúng lúc để giúp người khác có thêm sức mạnh, niềm tin và nghị lực sống.)
- Cuộc sống nhân văn: cuộc sống có nhiều việc tử tế, nhiều lời nói tích cực, nhiều lối ứng xử văn hóa, tăng thêm niềm tin của con người vào những điều tốt đẹp, tin vào tình người...
Mình hạnh phúc hơn: câm giác thanh thân, vui vẻ khi nhận được lời cảm ơn, hoặc nụ cười và cá những giọt nước mắt hạnh phúc của người được giúp đỡ...
-              Bình luận, đánh giá, phân tích:
Bàn luận về ý nghĩa của lối sống cho đi (giúp đỡ, quan tâm, sẻ chia):
-              Cuộc sống đa dạng, phong phú, có nhiều số phận bất hạnh, thiệt thòi rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng để họ vượt qua khó khăn, để sống, để học tập và làm việc.
-              Sống nhân hậu, bao dung là truyền thống tốt đẹp của dân tộc cần được nhân rộng và phát huy.
-              Phê phán thực trạng chạy theo lối sống ích kỉ, chỉ nghĩ đến bản thân mình, không quan tâm đến những người xung quanh, thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người khác..
3. Kết đoạn
-              Bài học nhận thức và liên hệ bản thân
Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến, ìíít ra bài học nhận thức, hành động: ý thức cao hơn trách nhiệm của mình đối chính mình, với xã hội, đối với cuộc đời, từ đó phấn đấu học tập và rèn luyện bản thân về bản lĩnh, đạo đức...      
Câu 2: 
l. Mở bài
-              Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác
-              Nêu khái quát và giới thiệu đoạn thơ cần cảm nhận, phân tích. Khẳng định đoạn thơ mang tính dân tộc sâu sắc trong toàn bài
2. Thân bài
-              Giải thích nhận định:
+ Tính dân tộc là phẩm chất tư tưởng, thẩm mĩ độc đáo của sáng tác, thể hiện sự gắn bó giữa tác phẩm văn học với văn hóa tinh thần dân tộc.
+ Tính dân tộc trong văn học được thể hiện ở hai mặt nội dung và hình thức nghệ thuật.
Nội dung: Đề cập đến những vấn đề liên quan đến tư tưởng , tình câm và phẩm chất của dân tộc, cách giải quyết vấn đề đó trên cơ sở vì quyền lợi dân tộc. Hình thức: Sử dụng ngôn ngữ dân tộc, kế thừa và phát huy có tính sáng tạo truyền thống văn học dân tộc.
- Phân tích để làm rõ nhận định:
Đoạn thơ là 1 bộ tranh tứ bình dệt bằng ánh sáng của hoài niệm về thiên nhiên và con người Việt bắc trong kháng chiến . Qua đó tác giả thể hiện tình yêu thiên nhiên tươi đẹp, tình yêu cuộc sống và con người Việt bắc . Đó là biểu hiện của tình yêu nước và tình yêu Cách mạng.
+ 2 đầu đoạn thơ như là lời ướm hỏi đầy lưu luyến của người ra đi đối với người ở lại. “Ta về mình có nhớ ta”. Câu trên là câu hỏi không cần câu trả lời, nó được nếu ra như một cái cớ cho sự giãi bày tâm tình ở câu dưới: “Ta về ta nhớ những hoa cùng người”. Nhớ hoa là nhớ tới cái đẹp của thiên nhiên Việt Bắc, mà cái đẹp của Việt Bắc lại không thể tách rời cái đẹp của con người Việt Bắc. Vì vậy, như một cặp song hành đối xứng, hễ nhớ đến người thì hiện bóng hoa, hễ nhớ về hoa thì hiện lên dáng người.
+ Tám câu thơ tiếp theo vẽ ra bức tranh tứ bình về bốn mùa ở VB. Trong nền thơ ca và văn học Việt Nam, bức tranh tứ bình xuất hiện không ít, như khung cảnh “trông bốn bề” trong “Chinh phụ ngâm” (Đoàn Thị Điểm ) , đoạn ” buồn trông” trong “Kiều ở Lầu Ngưng Bích” (Nguyễn Du), hay ở dòng hồi tưởng về quá khứ huy hoàng của con hổ trong “Nhớ rừng” ( Thế Lữ ). Thế nhưng, trong Việt Bắc, bức tranh bốn mùa hiện lên với vẻ đẹp và sắc thái thiên nhiên theo trình tự : Đông - Xuân - Hạ - Thu 
+ Bước vào khung cảnh mùa đông VB, đôi mắt ta như bị choáng ngợp bởi sắc xanh bạt ngàn của núi rừng. Đâu đó hình ảnh hoa chuối bập bùng như những bó đuốc làm cho không gian trở nên ấm áp, xua tan đi vẻ lạnh lèo, hoang vu vốn có của mùa đông. Trong ánh nắng dàn trải khắp không gian, ta thấy ánh lên tia sáng hr chiếc dao gài thắt lưng của một người lao động. Người đứng trên đỉnh đèo cao, nắng hr trên cao chói xuống dao ở thắt lưng, lóe sáng, Nó tạo ra một dáng vẻ vừng chài và khí thế của người làm chủ núi rừng.
+ Chuyển sang mùa xuân, màu xanh của cỏ cây nhường chỗ cho màu trắng tinh khiết, mơ mộng của hoa mơ. Trên nền không gian trong sáng, tinh khôi đó, hình ảnh người đan nón cẩn mân, cẩn trọng chuốt từng sợi giang tạo cho ta cảm giác thật ấm áp và bình dị.
+ Trên nền không gian trong sáng, tinh khôi, hình ảnh người đan nón cần mẫn, cẩn trọng chuốt từng sợi giang tạo cho ta cảm giác thật ấm áp và bình dị.
+Mùa xuân đi qua, mùa hạ đến. Nhắm mắt và lắng tai nghe, ta sẽ cảm nhận được “nhạc ve”. Tác giả muốn nói đến tiếng ve kêu râm ran trong rừng phách vàng hay muốn nói chính tiếng ve kêu kéo màu vàng bao trùm lên rừng hoa phách ? Đây có thể nói là câu thơ tả cảnh thiên nhiên hay nhất của Tố Hữu. Đọc câu thơ lên ta có thế cảm nhận được sự chuyển đổi từ thính giác sang thị giác trước khung cảnh thiên nhiên. Đặc biệt từ “đổ” gợi cho ta sự chuyển màu mau lẹ từ sắc trắng sang vàng, bừng sáng cả núi rừng Việt Bắc. Tố Hữu dựa vào tiếng ve đã kéo cả một mùa hè ra khỏi lớp vỏ cũ kĩ.
Hè đến, hình ảnh con người cũng xuất hiện với dáng vẻ hoàn toàn khác. Nếu nlnr hai mùa trước, bóng dáng con người chỉ xuất hiện một cách gián tiếp và thấp thoáng thì lần này , con người Việt Bắc hiện ra rõ nét và sinh động hơn rất nhiều, dưới hình ảnh một người thiếu nữ đang chăm chỉ hái măng một mình. Từ ” cô em gái” mà tác giả sir dụng cất lên như lời gọi tình tứ, thân quen, thể hiện tình cảm chân thành , tha thiết
=> Ta chợt nhận ra dù bất cứ mùa nào, con người VB cùng hiện lên trong dáng vẻ lao động cần mẫn. Như vậy, trong đôi mắt tác giả, vẻ đẹp của co người chân chính gắn liền với vẻ đẹp lao động, chuyên cần.
+ Tạm biệt mùa hè với những gam màu rực rô, mùa thu đến mang một cảm giác nhẹ nhàng, bình yên. Tố Hữu cũng có tiếng hát: tiếng hát của con người, tiếng hát giữa người ở và người đi. cỏ thể nói đây là bân hòa âm ciia hai tâm hồn đồng điệu. Tiếng hát ân tình ấy vượt qua trập trùng núi rừng, băng qua mênh mông biển cà của thời gian mà vướng vít bước chân người đi, nó vấn vương trong lòng người đi kẻ ở, vấn vương trong cà tâm hồn người đọc. Đặc biệt điệp từ “nhớ được lặp lại nhiều lần khiến cả đoạn thơ bao trùm một tình cảm nhớ thương da diết. Bức tranh có buổi trưa đầy ánh nắng, có bầu trời đêm mát dịu ánh trăng
+ Ngôn ngữ: Thuần việt, bình dị, hong sáng mà giàu sức gợi câm, nhuần nhị và tinh tế . Điệp tìr “ nhớ” lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ như một sự nổi dài của dòng hoài niệm không dứt, các phép tu từ hoán dụ, ẩn dụ, đào ngừ
+ Nhạc điệu: Trong bài thơ là nhạc điệu dân tộc với thề thơ lục bát được tác giâ sử dụng sáng tạo trong việc ngắt nhịp, gieo vần và liên kết giữa các dòng thơ.
3. Kết bài
Tất cả hòa quyện vào nhau trong nỗi nhớ về Việt Bắc của người ra đi. Cùng với giọng điệu tâm tình ngọt ngào. ngôn ngữ trữ tình, chính trị đà tạo nên sire hấp dẫn liêng của bài thơ nói chung và đoạn thơ nói riêng. Qua đó ta thấy được tình cảm sâu sắc, tha thiết của Tố Hữu dành cho thiên nhiên và con người nơi Việt Bắc
- Việt Bắc là bài thơ hay của Tố Hữu. Bởi lẽ, tác giả đã thể hiện sự tài hoa của mình trên nhiều phương diện của sáng tạo nghệ thuật. Thành công của thi nhân trong đoạn thơ trên là đà thể hiện được tính dân tộc kết hợp với tính hiện đại trong một tâm hồn lớn - tâm hồn cách mạng.

Xem thêm >>> Phân tích, cảm nhận về Việt Bắc và Người lái đò Sông Đà

Trên đây là bài viết mà Cunghocvui đã phân tích về "bức tranh tứ bình" trong bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu, hy vọng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập của bạn. Chúc bạn học tập tốt <3

shoppe