Đăng ký

Bình luận: Tiếng khóc cao cả, thiêng liêng trong bài Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc

951 từ

Bình luận: Tiếng khóc cao cả, thiêng liêng trong bài Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc

 

Văn tế bộc lộ rõ tình cảm của người viết đối với người đã khuất, ơ bài văn tế này, hình tượng người nông dân – nghĩa sĩ được dệt nên từ dòng nước mắt Đồ Chiểu. Đó là một tiếng khóc lớn một tiếng khóc cao cả thiêng liêng. Nó đã vượt ra khỏi tình cảm riêng tư đế thành tiếng khóc chung của Dân tộc: ở đây, cả Dân tộc khóc những người con tiêu biểu của mình đã hi sinh cho đất nước, và Đồ Chiểu đã thay mặt nhân dân cả nước khóc thương và biểu dương công trạng những người nghĩa sĩ. Ngay câu mở đầu đã cho ta thấy đó là một tiếng khóc của cộng đồng, của dân tộc:

Hỡi ôi!

Đến phần Ai vãn, tiếng khóc được bộc lộ trực tiếp qua nỗi lòng Đồ Chiểu và tình cảm của nhân dân đối với nghĩa sĩ đã hi sinh cho đất nước. Ở đây, các tình cảm đan cài vào nhau, những nguồn cảm xúc cộng hưởng với nhau trong tiếng khóc thương này, tạo nên một giọng điệu trữ tình đa thanh, giàu cung bậc.

Trước hết, là nỗi xót thương vô hạn đối với người nghĩa sĩ.

- Ôi thôi thôi! Chùa Tông Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm…

 

Có nỗi căm hờn những kẻ đã gây nên nghịch cảnh éo le:

Vì ai khiến quan quân khó nhọc, ăn tuyết nằm sương; vì ai xui đồn lũy tan tành, xiêu mưa ngã gió.

Nhưng xót xa nhất là nỗi lòng của những gia đình mất người thân, tổn thất không thể bù đắp đối với những người mẹ già, vợ trẻ:

Bằng cả tấm lòng của mình, nhà thơ biểu dương công trạng của người nghĩa sĩ đã hi sinh cho đất nước, đời đời nhân dân ngưỡng mộ, Tổ quốc ghi công:

- Ôi! Một trận khói tan, nghìn năm tiết rỡ.

Những điều phân tích trên đây cho ta thây tiếng khóc của Đồ Chiểu là một tiếng khóc cao cả, thiêng liêng, khóc thương những nghĩa sĩ hi sinh khi sự nghiệp còn dang dở, khóc thương cho một thời kì lịch sử khổ đau nhưng vĩ đại của dân tộc.

Tác giả đã thay mặt nhân dân cả nước khóc thương và biểu dương công trạng những con người tiêu biểu và đẹp nhất nước ta trong thời điểm lịch sử lúc bấy giờ. Tiếng khóc đó không chỉ gợi nỗi đau thương mà cao hơn nữa còn khích lệ lòng căm thù và ý chí tiếp nối sự nghiệp dang dở, tinh thần đánh giặc của những người nghĩa sĩ: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; …”