Đăng ký

Bàn luận về nhà văn Tố Hữu và tác phẩm: Việt Bắc (trích)

3,836 từ

Bàn luận về nhà văn Tố Hữu và tác phẩm: Việt Bắc (trích)

Tố Hữu là một nhà thơ cách mạng. Cuộc đời ông, trái tim ông “dành riêng cho Đảng phần nhiều”. Đồng hành với con đường cách mạng ấy, các tập thơ của ông đã phản ánh trung thành các bước phát triển của cách mạng Việt Nam, đồng thời thể hiện sự vận động trong tư tưởng và nghệ thuật của nhà thơ.

I. TÁC GIẢ
1. Tiểu sử
Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4 - 10 - 1920, mất 09 - 12 - 2002, quê ở Quảng Thọ, Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế.
 
Xuất thân trong một gia đình nhà nho, từ nhỏ, Tố Hữu đã được mẹ ấp ủ và ru bằng tiếng hát ngọt êm qua nhiều làn điệu ca Huế; được cha chăm rèn về các phép tắc làm thơ theo lối cổ, sưu tầm tục ngữ, ca dao.
 
Ngay từ tuổi học sinh, Tố Hữu đã giác ngộ lí tưởng cộng sản; được học tập và tiếp xúc với văn học Pháp và trào lưu văn học xã hội chủ nghĩa của thế giới. Sau Cách mạng tháng Tám, liên tục trong nhiều năm, ông đảm nhiệm cương vị lãnh đạo công tác văn hoá, văn nghệ và tuyên huấn của Đảng. Tất cả những nhân tố ấy đã hun đúc nên tiếng thơ Tố Hữu.
 
2. Văn nghiệp
Tố Hữu là một nhà thơ cách mạng. Cuộc đời ông, trái tim ông “dành riêng cho Đảng phần nhiều”. Đồng hành với con đường cách mạng ấy, các tập thơ của ông đã phản ánh trung thành các bước phát triển của cách mạng Việt Nam, đồng thời thể hiện sự vận động trong tư tưởng và nghệ thuật của nhà thơ.

Tập thơTừ ấy (1937 - 1946): là tập thơ đầu tay, được viết do sự thôi thúc của hồn thơ sôi nổi, là tiếng reo vui của một thanh niên khát khao sống, đang “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời” thì bắt gặp dược lí tưởng cách mạng, tìm thấy lẽ sống. Nổi lên hơn cả là tuổi trẻ hiến dâng, sẵn sàng chấp nhận mọi thử thách, tù đày và đấu tranh cho lí tưởng cách mạng. Tập thơ gồm ba phần: Máu lửa, Xiềng xích và Giải phóng. Chất lãng mạn trong trẻo, tâm hồn nhạy cảm, trẻ trung của một cái tôi trữ tình mới (cái tôi từ chối hạnh phúc cá nhân, lao vào khói lửa để gánh vác sứ mệnh lịch sử trên vai) là giá trị đặc sắc của tập thơ này.
 
Tập thơ Việt Bắc (1947 - 1954): Là bản anh hùng ca của cuộc kháng chiến, phản ánh những chặng đường gian lao, anh dũng và thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp. Tố Hữu hướng vào thể hiện thành công con người Việt Nam, trước hết là công nông binh, với một nghệ thuật thơ đậm đà tính dân tộc.
 
Tập Gió lộng (1955 - 1961): tập trung khai thác các chủ đề lớn bao trùm trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam đương thời: công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tình cảm Bắc - Nam và ý chí thống nhất nước nhà, tình cảm quốc tế vô sản (những vần thơ tươi xanh, những vần thơ lửa cháy). Tập thơ khẳng định cái tôi trữ tình công dân; tiếp tục khuynh hướng khái quát và cảm hứng lịch sử trên tinh thần lãng mạn.
 
Hai tập thơ Ra trận (1962 - 1972) và Máu và Hoa (1972 - 1977): là khúc tráng ca của dân tộc thời đánh Mĩ; cổ vũ, động viên và ngợi ca cuộc chiến đấu, khẳng định ý nghĩa thời đại và phẩm chất của con người Việt Nam. Giọng thơ đậm chất chính luận, có khuynh hướng khái quát, tổng kết lịch sử vang dội.
 
Tập thơ Một tiếng đờn (1979 - 1992), Ta với Ta (1993 - 1999): là sự kết hựp giữa chất trữ tình chính trị với chất trữ tình thế sự trên nền tảng của niềm tin vào lí tưứng và con dường cách mạng. Thay vào sự sôi nổi, trẻ trung là những chiêm nghiệm và suy nghĩ sâu sắc của nhà thơ trước cuộc đời, về chuyện nhân tình.
 
II. TÁC PHẨM: Việt Bắc
1. Hoàn cảnh ra đời
Tháng 10 - 1954, sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trớ về Hà Nội. Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thư Việt Bắc.
 
Việt Bắc là bài thơ tiêu biểu cho thể tài thư trữ tình chính trị. Bài thơ là một khúc hát tâm tình, gợi lại những kỉ niệm gắn bó vô cùng sâu sắc, thuỷ chung giữa Việt Bắc và Cách mạng. Tình nghĩa cách mạng đã được thể hiện như tình yêu đôi lứa, vì thế bài thơ mãi mãi là khúc ca làm say đắm lòng người.
 
2. Kết cấu bài thơ và bố cục
Bài thơ Việt Bắc có 150 dòng thơ, chia là 2 phần, 90 dòng đầu của phần một tái hiện lại một giai đoạn gian khổ nhưng vẻ vang của cách mạng và kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc, 60 dòng cuối của hài thơ nói lên sự gắn bó giữa miền ngược và miền xuôi trong một viễn cảnh hoà hình tươi đẹp.
 
Bài thơ mang dáng dấp hình thức đối đáp “ta” - “mình” của ca dao. Tuy nhiên việc sử dụng hai từ này trong bài thơ là khá linh hoạt. Mình có khi chỉ người cán bộ miền xuôi ta chỉ người dân Việt Bắc.
 
Có thể nói việc thay đổi liên tục ý nghĩa biểu đạt của hai từ ta và mình là một sự sáng tạo táo bạo của bài thơ. Hai từ này có khi hình thành một cuộc đối dáp thực sự giữa người đi và kẻ ở, song có khi nó chỉ là sự phân thân, tự vấn của người đi để đáp lại tình sâu nặng của kẻ ở. Điều đó đã tạo nên sự hô ứng dồng vọng ngân vang. Qua lớp đối thoại bên ngoài là những lời dộc thoại sâu sắc và tinh tế của tâm trạng.
 
3. Những giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Tâm trạng bao trùm phần đầu của bài thơ là nỗi nhớ
Qua nỗi nhớ, cảnh và người Việt Bắc hiện lên thật đẹp. Một vẻ đẹp vừa thực, vừa lung linh, huyền ảo.
 
Bài thơ mở đầu với bốn câu thơ diễn tả những biến tấu trùng phức trong tâm trạng của cả kẻ ở và người đi:

Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

 
Những câu hỏi mở đầu đã khơi nguồn cho những nhớ thương tuôn trào trong nỗi lòng người đi. Thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc hiện lên với một vẻ đẹp thơ mộng, thi vị và có những nét riêng khó lẫn. Phải là người sống gắn bó máu thịt với Việt Bắc mới có thể có những dòng thơ trên. Nhớ ánh nắng ban chiều, nhớ ánh trăng buổi tối, nhớ những bản làng trong sương sớm, những bếp lửa hồng trong đêm khuya, nhớ cả những rừng núi, sông suối mang những cái tên quen thuộc. Tất cả là những khoảng thời gian, không gian lung linh kỉ niệm.
 
Nhưng có lẽ đẹp nhất trong nỗi nhớ về Việt Bắc là sự hoà quyện thắm thiết giữa cảnh và người. Cảnh và người đan xen, hoà quyện vào nhau. Ấn tượng sâu đậm rõ nét nhất là hình ảnh con người Việt Bắc cần cù trong lao động, thuỷ chung trong nghĩa tình. Nhớ Việt Bắc là nhớ về những tháng ngày gian khổ, hi sinh nhưng chan chứa ấm áp tình người, tình đồng chí. Nỗi nhớ càng ám ảnh hơn khi Việt Bắc được hoá thân thành người yêu, người thương:
 

Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về

 
Thiên nhiên và con người Việt Bắc hiện lên với vẻ đẹp đa dạng, sinh động, lung linh trong nhiều bối cảnh thời gian, không gian khác nhau. Thiên nhiên, con người luôn hoà quyện vào nhau và đẹp nhất là mười câu thơ kết thúc phần đầu: “Ta về mình có nhớ ta... "
 
Việt Bắc được ví như hoa, người cũng đẹp như hoa, người và hoa quyện vào nhau trong bức tranh tứ bình tuyệt mĩ. Bức tranh có đủ màu sắc, âm thanh, ánh sáng, đường nét... với sự hoà hợp đến độ tuyệt vời. Những gam màu đẹp như màu xanh của lá, màu đỏ của hoa chuối, màu trắng của hoa mơ, màu vàng của rừng phách càng trở nên lung linh hơn khi hoà với màu bàng bạc của đêm trăng miền sơn cước. Âm thanh của tiếng ve hoà cùng giai điệu ngân nga của những bản tình ca càng day dứt lòng người về một tình yêu chung thuỷ. Bức tranh tứ bình có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, và trên cái nền ấy, hiện lên con người Việt Bắc với vẻ đẹp bình dị, mộc mạc, duyên dáng, tài hoa. Thiên nhiên và con người hoà quyện vào nhau trong nỗi nhớ lung linh da diết của nhà thơ.
 
b. Nỗi nhớ về Việt Bắc anh hùng
Đoạn thơ này từ câu 53 đến câu 74, tuy chỉ nói về chiến công của Việt Bắc, nhưng còn có ý nghĩa như là tổng kết trên nét lớn quá trình phát triển lực lượng của quân dân ta trong cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp. Đây cũng là quá trình đi từ những chiến công nhỏ đến những chiến thắng lớn hơn và ngày càng dồn dập vang dội hơn.
 
Đoạn thơ tràn đầy âm hưởng anh hùng ca, mang dáng vẻ một sử thi hiện đại, tác giả đã làm sống lại khung cảnh hùng tráng của núi rừng Việt Bắc, khí thế của cả một dân tộc đứng lên chiến đấu vì độc lập tự do của đất nước.
 

Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Anh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

 
Tố Hữu không chỉ miêu tả khí thế hào hùng của cuộc kháng chiến mà còn đi sâu lí giải những cội nguồn sức mạnh đã dẫn tới chiến thắng. Đó là sức mạnh của lòng căm thù, sức mạnh của tình thuỷ chung, sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân, của sự hoà quyện gắn hò giữa con người và thiên nhiên. Tất cả tạo thành sức mạnh tổng hợp, sức mạnh Việt Nam.
 
Phần cuối của đoạn trích, tác giả đưa người đọc trở về với Việt Bắc - cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến và hiện lên hình ảnh dẹp nhất là Bác Hồ vô vàn kính yêu của dân tộc:
 

Ở đâu u ám quân thù
Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi
Ở đâu đau đớn giống nòi
Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền

 
c. Có thể coi Việt Bắc là một kiểu mẫu điển hình của thơ ca cách mạng Việt Nam
Tiếng thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu đậm đà tính dân tộc. Điểm đáng chú ý trước hết là Tố Hữu đã phát huy nhiều thế mạnh của thể lục bát truyền thống, ở Việt Bắc, tính dân tộc trong nghệ thuật thơ Tố Hữu thể hiện ở lối kết câu đậm đà ca dao, ở giọng điệu lục bát điêu luyện, ngọt ngào. Về ngôn ngữ thơ, Tố Hữu đã sử dụng lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân, rất giản dị, mộc mạc nhưng cũng rất sinh động. Một ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu.

shoppe