Bài 7 trang 12 SGK Hình học 10
Đề bài
Cho →a, →b là hai vectơ khác→0. Khi nào có đẳng thức
a) |→a+→b|=|→a| + |→b|;
b) |→a+→b|=|→a−→b|.
Hướng dẫn giải
Với quy tắc ba điểm tùy ý A,B,C ta luôn có:
+)→AB+→BC=→AC (quy tắc ba điểm).
+)→AB−→AC=→CB (quy tắc trừ).
Lời giải chi tiết
a) Xét: |→a+→b|=|→a| + |→b|
Giả sử hình bình hành ABCD có các kích thước →AB=→DC=→a,→AD=→BC=→b.
Khi đó ta có: →a+→b=→AB+→BC=→AC⇒|→a+→b|=|→AC|=AC.
Lại có: |→a|+|→b|=a+b=AB+BC.
⇒|→a+→b|=|→a|+|→b|⇔AC=AB+BC
⇔A,B,C thẳng hàng và B nằm giữa A,C hay →a,→b cùng hướng.
Vậy |→a+→b|=|→a|+|→b| khi hai vectơ →a,→b cùng hướng.
b) Xét |→a+→b|=|→a−→b|.
Tương tự câu a ta có: |→a+→b|=|→AC|=AC.
Ta có: →a−→b=→AB−→AD=→DB ⇒|→a−→b|=|→DB|=DB.
⇒|→a+→b|=|→a−→b|⇔AC=DB.
Khi đó hình bình hành ABCD là hình chữ nhật ⇒AD⊥AB hay →a⊥→b.