Bài 67 trang 34 SGK Toán 7 tập 1
Đề bài
Cho \(A = \frac{3}{2. ?}\)
Hãy điền vào dấu hỏi chấm một số nguyên tố có một chữ số để \(A\) viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn. Có thể điền mấy số như vậy?
Hướng dẫn giải
Nhận xét:
- Nếu một phân số tối giản với mẫu dương mà mẫu không có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.
- Nếu một phân số tối giản với mẫu dương mà mẫu có ước nguyên tốc khác 2 và 5 thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.
Lời giải chi tiết
Các số nguyên tố có một chữ số là : \(2, 3, 5, 7\)
Điền vào dấu hỏi chấm ta được \(\frac{3}{2.2}=\frac{3}{4}; \frac{3}{2.3}= \frac{1}{2}; \frac{3}{2.5}=\frac{3}{10}; \frac{3}{2.7}=\frac{3}{14}\)
\(\frac{3}{14}\) phân số có mẫu là \(14\) nguyên dương có ước là \(2,7\) khác \(2,5\) do đó \(\frac{3}{2.7}\) được viết dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.
\(4\) có ước nguyên tố \(2\)
\(2\) có ước nguyên tố \(2\)
\(10\) có ước nguyên tố \(2,5\)
Do đó các phân số \(\frac{3}{2.2}; \frac{3}{2.3}; \frac{3}{2.5}\) được viết dưới dạng số thập phận hữu hạn.
Vậy có thể điền ba số: \(2, 3, 5\) thỏa mãn đề bài.