Đề thi thử THPT QG môn Vật Lý trường THPT Chuyên K...
- Câu 1 : Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi, tần số thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần I , và tụ điện C, sao cho\(R = \sqrt {\frac{L}{C}} \). Thay đổi tần số đến các giá trị f1 và f2 thì hệ số công suất của mạch là như nhau và bằng cosφ. Thay đổi tần số đến giá trị f3 thì điện áp hai đầu cuộn cảm đạt giá trị cực đại, biết rằng f1= f2 + f3. giá trị cosφ gần với giá trị nào nhất sau đây?
A 0,43.
B 0,35
C 0,67
D 0,52
- Câu 2 : Electron chuyển động trong một từ trường đều có cảm ứng từ B= 0,91T. Tại thời điểm ban đầu electron ở điểm O và vectơ vận tốc của nó vuông góc \(\overrightarrow {\bf{B}} \). Biết khối lượng của e là m = 9,1.10-31kg, điện tích e là -1,6.10-19C và vận tốc v = 4.106m/s. Kể từ thời điểm ban đầu, khoảng cách từ O đến electron bằng 25μm lần thứ 2019 vào thời điểm nào sau đây?
A 3,963.10-8s
B 2,922.10-10s
C 2,922.10-8s
D 3,942.10-10s.
- Câu 3 : cho phản ứng hạt nhân \(n + {}_{92}^{235}U \to {}_{39}^{95}Y + {}_{53}^{138}I + 3_0^1n\). Đây là
A Phản ứng nhiệt hạch
B phóng xạ α
C phản ứng phân hạch
D phóng xạ γ.
- Câu 4 : Các mức năng lượng của các trạng thái dừng của nguyên tử Hiđrô được xác định bằng biểu thức \({E_{{n_{}}}} = - \frac{{13,6}}{{{n^2}}}eV\) (với n= 1,2,3,…). Ở trạng thái dừng này, electron trong nguyên tử chuyển động trên quỹ đạo dừng có bán kính rn = n2r0 với r0 là bán kính Bor. Nếu một nguyên tử hiđrô hấp thụ một photôn có năng lượng 2,856 eV thì bán kính quỹ đạo dừng của electron trong nguyên tử đó sẽ tăng lên
A 2,25 lần
B 9,00 lần
C 6,25 lần
D 4,00 lần
- Câu 5 : Một mạch dao động LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần L và tụ điện C có hai nbản A và B. Trong mạch đang có dao động điện từ tự do với chu kì T, biên độ điện tích của tụ điện bằng Q0. Tại thời điểm t, điện tích bản A là \({q_A} = \frac{{{Q_0}}}{2}\) và đang tăng. Sau khoảng thời gian ∆t nhỏ nhất thì điện tích của bản B là qB= Q0. Giá trị của ∆t là
A T/6
B 2T/3
C 5T/12
D T/3.
- Câu 6 : Một mạch dao động LC lí tưởng gồm cuộn dây thuần cảm có L = 2mH và tụ điện có điện dung C =2nF. Khi năng lượng điện trường bằng một nửa năng lượng từ trường cực đại thì dòng điện trong mạch có độ lớn\(\sqrt 2 \)A; Lấy gốc thời gian là lúc dòng điện trong mạch có giá trị bằng một nửa giá trị cực đại và tụ đang phóng điện. Biểu thức của cường độ dòng điện trong mạch là
A
\(i= 2\cos ({5.10^5}t - \frac{\pi }{3})A\)B
\(i = 2\cos ({5.10^5}t - \frac{{2\pi }}{3})A\)C
\(i = 2\cos ({5.10^5}t + \frac{{2\pi }}{3})A\)D
\(i = 2\cos ({5.10^5}t + \frac{\pi }{3})A\) - Câu 7 : Sơ đồ khối của hệ thống thu thanh cơ bản gồm
A Anten thu, máy phát dao động cao tần, mạch tách sóng, loa.
B An ten thu, mạch chọn sóng, khuếch đại cao tần, loa.
C Anten thu, mạch chọn sóng, mạch tách sóng, khuếch đại âm tần, loa.
D Anten thu, biến điệu, mạch chọn sóng, mạch tách sóng, loa.
- Câu 8 : Đồ thị biểu diễn sự biến thiên động năng của một vật dao động điều hòa cho ở hình vẽ bên. Biết vật nặng 200g. Lấy π2 =10. Phương trình dao động của vật là
A
\(x = 4\cos (4\pi t - \frac{{3\pi }}{4})cm\)B
\(x = 5\cos (4\pi t + \frac{{3\pi }}{4})cm\)C
\(x = 5\cos (4\pi t - \frac{{3\pi }}{4})cm\)D
\(x = 4\cos (4\pi t - \frac{\pi }{4})cm\) - Câu 9 : Thí nghiệm hiện tượng sóng dừng trên sợi dây đàn hồi có chiều dài L có một đầu cố định, một đầu tự do. Kích thích sợi dây dao động với tần số f thì khi sảy ra hiện tượng sóng dừng trên sợi dây hình thành các bó sóng. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa tần số f và số bụng sóng trên dây như hình bên. Trung bình cộng của x và y là
A 80Hz
B 70Hz
C 60Hz
D 40Hz
- Câu 10 : Tổng hợp hạt nhân Heli từ phản ứng hạt nhân: \({}_1^1H + {}_3^7Li \to {}_2^4He + X\). Mỗi phản ứng trên tỏa năng lượng \(17,3\,\,MeV\). Năng lượng tỏa ra khí tổng hợp được \(11,2\,\,lit\) Heli ở điều kiện tiêu chuẩn là
A \(1,{3.10^{24}}\,\,MeV\).
B \(5,{2.10^{24}}\,\,MeV\).
C \(2,{6.10^{24}}\,\,MeV\).
D \(2,{4.10^{24}}\,\,MeV\).
- Câu 11 : Một vật nhỏ có khối lượng m = 400g, điện tích q = 1μC, được gắn với một lò xo nhẹ độ cứng k = 16N/ m, tạo thành một con lắc lò xo nằm ngang. Kích thích để con lắc dao động điều hòa với biên độ A = 9cm. Điện tích trên vật không thay đổi khi con lắc dao động. Tại thời điểm vật nhỏ đi qua vị trí cân bằng theo hướng làm lò xo dãn ra, người ta bật một điện trường đều có cường độ E, cùng hướng chuyển động của vật lúc đó. Lấy π2=10. Thời gian từ lúc bật điện trường đến thời điểm vật nhỏ dừng lại lần đầu tiên là 1/3s. Điện trường E có giá trị là
A
\(24\sqrt 3 {.10^4}V/m\)B
\(12\sqrt 3 {.10^4}V/m\)C 12.104 V/m
D
\(48\sqrt 3 {.10^4}V/m\) - Câu 12 : Mạch điện xoay chiều RLC không phân nhánh có R = 50Ω, L = \(\frac{7}{{10\pi }}\)H; C=\(\frac{{{{10}^{ - 3}}}}{{2\pi }}\)F. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có tần số 50Hz thì tổng trở của đoạn mạch là
A
\(50\sqrt 2 \)ΩB
\(50\sqrt 3 \)ΩC 50Ω
D
\(50\sqrt 5 \)Ω - Câu 13 : Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bor. Khi electron trong nguyên tử chuyển động tròn trên quỹ đạo dừng O thì có tốc độ v/5 (m/s). Biết bán kính Bo là r0. Nếu electron chuyển động trên một quỹ đạo dừng với thời gian chuyển động hết một vòng là \(\frac{{128\pi {r_0}}}{v}(s)\)thì electron này đang chuyển động trên quỹ đạo
A O
B M
C P
D N
- Câu 14 : Tại một địa điểm có một máy đang phát sóng điện từ. Xét một phương truyền có phương thẳng đứng hướng lên. Vào thời điểm t, tại điểm A trên phương truyền, vectơcường độ điện trường đang có độ lớn cực đại và hướng về phía Đông, khi đó véc tơ cảm ứng từ có
A Độ lớn bằng một nửa giá trị cực đại
B độ lớn cực đại và hướng về phía Nam
C độ lớn cực đại và hướng về phía Tây
D độ lớn cực đại và hướng về phía Bắc
- Câu 15 : Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang với cơ năng E = 4J, chu kì T = 3s. Xét khoảng thời gian đầu tiên mà vật đang đi theo một chiều từ biên này đến biên kí, ta thấy từ thời điểm t1 đến thời điểm t2 thì động năng đạt được lần lượt là 3J và 3,6J. Hiệu t2 – t1 có giá trị lớn nhất gần với giá trị nào sau đây
A 0,32s
B 0,43s
C 0,54s
D 0,21s
- Câu 16 : Một vân động viên hàng ngày đạp xe trên đoạn đường thẳng từ điểm A đúng lúc còi báo thức bắt đầu kêu, khi đến điểm B thì còi vừa dứt. Mức cường độ âm tại A và B lần lượt là 60dB và 54 dB. Còi đặt tại điểm O phát âm đẳng hướng với công suất không đổi và môi trường không hấp thụ âm; Cho góc AOB bằng 1200. Do vận động viên này khiếm thính nên chỉ nghe được mức cường độ âm từ 61,94 dB trở lên và tốc độ đạp xe không đổi. Biết thời gian còi báo thức kêu là 120s. Trên đoạn đường AB vận động viên nghe thấy tiếng còi báo thức trong khoảng thời gian xấp xỉ bằng
A 42,67s
B 41,71s
C 43,18s
D 44,15s.
- Câu 17 : Khi dùng đồng hồ đa năng hiện số có một núm xoay để đo điện áp một chiều, ta đặt núm xoay ở vị trí
A ACA
B DCA
C ACV
D DCV.
- Câu 18 : Cường độ dòng điện trên một đoạn mạch có dạng \(i = 2\sqrt 2 \cos (100\pi t)A\); Cường độ dòng điện hiệu dụng của dòng điện này bằng
A 2A
B 4A
C
\(2\sqrt 2 \)AD 1A
- Câu 19 : Một dòng điện không đổi trong thời gian 10s có một điện lượng 1,6C chạy qua. Số êlectron chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian 1 s là
A 1018 êlectron
B 1020 êlectron
C 10-18 êlectron
D 10-20 êlectron
- Câu 20 : Một chất phóng xạ X có chu kì bán rã là T. Sau khoảng thời gian t kể từ thời điểm ban đầu thì tỉ số giữa số hạt nhân X chưa bị phân rã và số hạt nhân X đã bị phân rã là 1:15. Gọi n1 và n2 lần lượt là số hạt nhân X bị phân rã sau hai khoảng thời gian 0,5t liên tiếp kể từ thời điểm ban đầu. Chọn đáp án đúng
A
\(\frac{{{n_1}}}{{{n_2}}} = \frac{4}{5}\\)B
\(\frac{{{n_1}}}{{{n_2}}} = \frac{2}{1}\)C
\(\frac{{{n_1}}}{{{n_2}}} = \frac{1}{2}\)D
\(\frac{{{n_1}}}{{{n_2}}} = \frac{4}{1}\) - Câu 21 : Trong thí nghiệm Y âng về giao thoa ánh sáng, nguồn phát ra ánh sáng trắng có bước sóng từ 380nm đến 760nm. Trên màn quan sát, tại điểm M có đúng 4 bức xạ cho vân sáng có bước sóng 390nm; 520nm; λ1 và λ2. Tổng giá trị λ1 + λ2 gần nhất với
A 10000nm
B 890nm
C 1069nm
D 943nm.
- Câu 22 : Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tính chất lưỡng tính sóng hạt của ánh sáng
A Hiện tượng giao thoa thể hiện ánh sáng có tính chất sóng
B Sóng điện từ có bước sóng càng ngắn càng thể hiện rõ tính chất sóng
C . Hiện tượng quang điện ngoài thể hiện ánh sáng có tính chất hạt.
D Các sóng điện từ có bước sóng càng dài thì càng thể hiện rõ tính chất sóng.
- Câu 23 : trong một khung dây phẳng hình vuông đặt trong từ trường đều cảm ứng từ có giá trị B = 5.10-4T, mặt phẳng khung dây hợp với đường cảm ứng từ một góc 300. Độ lớn từ thông qua khung là 4.10-5Wb. Độ dài cạnh khung dây là
A 2cm
B 4cm
C 8cm
D 6cm
- Câu 24 : Vị trí các vân tối trong thí nghiệm giao thoa của Y âng được xác định bằng công thức nào?
A
\(x = \frac{{2k\lambda D}}{a}\)B
\(x = \frac{{(2k + 1)\lambda D}}{{2a}}\)C
\(x = \frac{{k\lambda D}}{a}\)D
\(x = \frac{{k\lambda D}}{{2a}}\) - Câu 25 : Cường độ điện trường của một điện tích phụ thuộc vào khoảng cách r được mô tả như đồ thị bên. Biết 2r2 = r1 + r3 và các điểm cùng nằm trên một đường sức. Giá trị của x bằng
A 22,5V/m
B 13,5V/m
C 16V/m
D 17V/m
- Câu 26 : Một máy phát điện xoay chiều một pha có điện trở trong không đáng kể. Nối hai cực của máy phát với một đoạn mạch gồm cuộn cảm thuần mắc nối tiếp với điện trở thuần. Khi roto của may quay đều với tốc độ 3n vòng/ s thì dòng điện trong mạch có cường độ hiệu dụng 3 A và hệ số công suất của đoạn mạch bằng 0,5. Nếu roto quay đều vơi tốc độ góc n vòng/s thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch bằng
A 3A
B
\(2\sqrt 2 \)AC
2AD
\(3\sqrt 3 \)A - Câu 27 : Đặt điện áp \(u = {U_0}\cos (\omega t + \frac{\pi }{4})\) vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện thì cường độ dòng điện trong mạch là\(i = {I_0}\cos (\omega t + {\varphi _i})\). Giá trị của φi bằng
A
\(\frac{\pi }{2}\)B
\( - \frac{\pi }{2}\)C
\(\frac{{3\pi }}{4}\)D
\( - \frac{{3\pi }}{4}\) - Câu 28 : Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp được đặt ở A và B cách nhau 14cm, dao động điều hòa cùng tần số, cùng pha, theo phương vuông góc với mặt nước. sóng truyền trên mặt nước với bước sóng 0,9cm. Điểm M nằm trên đoạn AB cách A một đoạn 6cm. Gọi Ax, By là hai nửa đường thẳng trên mặt nước ở cùng một phía so với AB và vuông góc với AB. Cho điểm C di chuyển trên Ax và điểm D di chuyển trên By sao cho MC luôn vuông góc với MD. Khi tổng diện tích của tam giác ACM và BMD có giá trị nhỏ nhất thì số điểm dao động với biên độ cực đại trên MD là
A 13
B 20
C 19
D 12
- Câu 29 : Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc λ, màn quan sát cách mặt phẳng hai khe một khoảng không đổi D, khoảng cách giữa hai khe có thể thay đổi( nhưng S1 và S2 luôn cách đều S). Xét điểm M trên màn, lúc đầu là vân sáng bậc 9. Nếu lần lượt giảm hoặc tăng khoảng cách S1S2 một lượng ∆a thì tại đó vân sáng bậc k và bậc 2k. nếu giảm khoảng cách S1S2 thêm ∆a thì tại M là
A Vân sáng bậc 10.
B Vân sáng bậc 6.
C Vân sáng bậc 4.
D Vân sáng bậc 12.
- Câu 30 : Một vật dao động điều hòa theo một trục cố định ( mốc thế năng ở vị trí cân bằng) thì
A Khi vật đi từ vị trí cân bằng ra biên, vận tốc và gia tốc của vật luôn cùng dấu
B Động năng của vật cực đại khi gia tốc của vật có độ lớn cực đại
C Thế năng của vật cực đại khi vật ở vị trí biên
D Khi ở vị trí cân bằng, thế năng của vật bằng cơ năng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất