40 bài tập trắc nghiệm xác suất của biến cố mức độ...
- Câu 1 : Có \(60\) quả cầu được đánh số từ \(1\) đến \(60.\) Lấy ngẫu nhiên đồng thời hai quả cầu rồi nhân các số trên hai quả cầu với nhau. Tính xác suất để tích nhận được là số chia hết cho \(10.\)
A \(\dfrac{{209}}{{590}}\)
B \(\dfrac{{161}}{{590}}\)
C \(\dfrac{{53}}{{590}}\)
D \(\dfrac{{78}}{{295}}\)
- Câu 2 : Gọi A là tập hợp tất cả các số tự nhiên có 8 chữ số đôi một khác nhau. Chọn ngẫu nhiên một số thuộc A. Xác suất để số tự nhiên được chọn chia hết cho 25 bằng:
A \(\dfrac{{43}}{{324}}\)
B \(\dfrac{1}{{27}}\)
C \(\dfrac{{11}}{{324}}\)
D \(\dfrac{{17}}{{81}}\)
- Câu 3 : Cho các chữ số 0,1,2,3,4,5,6. Gọi \(S\) là tập hợp các số tự nhiên có 4 chữ số đôi một khác nhau được lập từ các chữ số đã cho. Lấy ngẫu nhiên 2 chữ số từ \(S\), gọi \(A\) là biến cố: “tổng hai số lấy được là một số chẵn”. Xác suất của biến cố \(A\) là:
A \(P\left( A \right) = \dfrac{{C_{480}^2 + C_{240}^2}}{{C_{720}^2}}\)
B \(P\left( A \right) = \dfrac{{C_{400}^2 + C_{320}^2}}{{C_{720}^2}}\)
C \(P\left( A \right) = \dfrac{{C_{300}^2 + C_{420}^2}}{{C_{720}^2}}\)
D \(P\left( A \right) = 1 - \dfrac{{C_{300}^2 + C_{420}^2}}{{C_{720}^2}}\)
- Câu 4 : Có 6 học sinh gồm 2 học sinh lớp A, 2 học sinh lớp B và 2 học sinh lớp C xếp ngẫu nhiên thành một hàng ngang. Tính xác suất để nhóm bất kì 3 học sinh liền kề nhau trong hàng luôn có mặt học sinh của ba lớp A, B, C
A \(\dfrac{1}{{120}}\).
B \(\dfrac{1}{3}\).
C \(\dfrac{1}{{30}}\).
D \(\dfrac{1}{{15}}\).
- Câu 5 : Nhân ngày khai trương siêu thị MC, các khách hàng vào siêu thị được đánh số thứ tự là các số tự nhiên liên tiếp và có thể được tặng quà (khách hàng đầu tiên được đánh số thứ tự là số 1). Cứ 4 khách vào MC thì khách thứ 4 được tặng một cái lược chải tóc, cứ 5 khách vào MC thì khách thứ 5 được tặng một cái khăn mặt, cứ 6 khách vào MC thì khách thứ 6 được tặng một hộp kem đánh răng. Sau 30 phút mở cửa, có 200 khách đầu tiên vào MC và tất cả khách vẫn ở trong MC. Chọn ngẫu nhiên 1 khách trong 200 khách đầu tiên, xác suất để chọn được khách hàng được tặng cả 3 món quà là:
A \(\dfrac{1}{{200}}\)
B \(\dfrac{1}{{100}}\)
C \(\dfrac{3}{{100}}\)
D \(\dfrac{3}{{200}}\)
- Câu 6 : Có 50 tấm thẻ đánh số từ 1 đến 50. Rút ngẫu nhiên 3 thẻ. Xác suất để tổng các số ghi trên 3 thẻ chia hết cho 3 bằng:
A \(\dfrac{8}{{89}}\)
B \(\dfrac{{11}}{{171}}\)
C \(\dfrac{{769}}{{2450}}\)
D \(\dfrac{{409}}{{1225}}\)
- Câu 7 : Một hộp chứa 10 quả cầu được đánh số theo thứ tự từ 1 đến 10, lấy ngẫu nhiên 5 quả cầu. Xác suất để tích các số ghi trên 5 quả cầu đó chia hết cho 3 bằng:
A \(\dfrac{5}{{12}}\)
B \(\dfrac{7}{{12}}\)
C \(\dfrac{1}{{12}}\)
D \(\dfrac{{11}}{{12}}\)
- Câu 8 : Một hộp chứa 12 tấm thẻ được đánh bằng các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 12. Chọn ngẫu nhiên ra ba tấm thẻ. Xác suất để tích số ghi trên ba tấm thẻ là một số chẵn bằng:
A \(\dfrac{{11}}{{12}}\)
B \(\dfrac{1}{3}\)
C \(\dfrac{{10}}{{11}}\)
D \(\dfrac{1}{2}\)
- Câu 9 : Có 8 quyển sách Địa lí, 12 quyển sách Lịch sử, 10 quyển sách Giáo dục công dân (các quyển sách cùng một môn thì giống nhau) được chia thành 15 phần quà, mỗi phần gồm 2 quyển khác loại. Lấy ngẫu nhiên 2 phần quà từ 15 phần quà. Xác suất để hai phần quà lấy được khác nhau là:
A \(\dfrac{{71}}{{105}}\)
B \(\dfrac{{59}}{{190}}\)
C \(\dfrac{{131}}{{190}}\)
D \(\dfrac{7}{{45}}\)
- Câu 10 : Gọi \(S\) là tập hợp các số tự nhiên có 4 chữ số khác nhau. Chọn ngẫu nhiên một số từ tập \(S\). Tìm xác suất để số được chọn có các chữ số sắp xếp theo thứ tự tăng dần và không chứa hai chữ số nguyên nào liên tiếp nhau.
A \(\dfrac{1}{{36}}\)
B \(\dfrac{2}{3}\)
C \(\dfrac{5}{{63}}\)
D \(\dfrac{5}{{1512}}\)
- Câu 11 : Xếp ngẫu nhiên 3 học sinh lớp A, 2 học sinh lớp B và 1 học sinh lớp C vào sáu ghế xếp quanh một bàn tròn (một học sinh ngồi đúng một ghế). Tính xác suất để học sinh lớp C ngồi giữa 2 học sinh lớp B.
A \(\dfrac{2}{{13}}\)
B \(\dfrac{1}{{10}}\)
C \(\dfrac{2}{7}\)
D \(\dfrac{3}{{14}}\)
- Câu 12 : Gieo con xúc xắc được chế tạo cân đối và đồng chất 2 lần liên tiếp độc lập. Gọi a là số chấm xuất hiện trong lần gieo thứ nhất, b là số chấm xuất hiện trong lần gieo thứ hai. Xác suất để phương trình \({x^2} + ax + b = 0\) có nghiệm bằng:
A \(\frac{{17}}{{36}}\)
B \(\frac{{19}}{{36}}\)
C \(12\)
D \(\frac{4}{9}\)
- Câu 13 : Gọi \(S\) là tập hợp tất cả các số tự nhiên có 4 chữ số đội một khác nhau lập thành từ các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. Chọn ngẫu nhiên 1 số từ tập \(S\). Tính xác suất để số được chọn có đúng 2 chữ số chẵn.
A \(\dfrac{{24}}{{35}}\)
B \(\dfrac{{144}}{{245}}\)
C \(\dfrac{{72}}{{245}}\)
D \(\dfrac{{18}}{{35}}\)
- Câu 14 : Một lớp có 36 chiếc ghế đơn được xếp thành hình vuông \(6 \times 6\). Giáo viên muốn xếp 36 học sinh của lớp, trong đó có em Kỷ và Hợi ngồi vào số ghế trên, mỗi học sinh ngồi một ghế. Xác suất để hai em Kỷ và Hợi ngồi cạnh nhau theo hàng dọc hoặc hàng ngang là
A \(\dfrac{1}{{21}}.\)
B \(\dfrac{1}{7}.\)
C \(\dfrac{4}{{21}}.\)
D \(\dfrac{2}{{21}}.\)
- Câu 15 : Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của sở Y tế Nghệ An có 9 người, trong đó có đúng 4 bác sĩ. Chia ngẫu nhiên Ban đó thành 3 tổ, mỗi tổ có 3 người để đi kiểm tra công tác phòng dịch ở địa phương. Trong mỗi tổ, chọn ngẫu nhiên một người làm Tổ trưởng. Xác suất để ba tổ trưởng đều là ba bác sĩ là:
A \(\dfrac{1}{{42}}\)
B \(\dfrac{1}{{21}}\)
C \(\dfrac{1}{{14}}\)
D \(\dfrac{1}{7}\)
- Câu 16 : Một số điện thoại có bảy chữ số, trong đó chữ số đầu tiên là 8 . Số điện thoại này được gọi là may mắn nếu bốn chữ số đầu là chữ số chẵn phân biệt và ba chữ số còn lại là lẻ, đồng thời hai chữ số 0 và 9 không đứng liền nhau. Tính xác suất để một người khi lắp điện thoại ngẫu nhiên được số điện thoại may mắn.
A \(P\left( A \right) = \dfrac{{51}}{{{{10}^4}}}\).
B \(P\left( A \right) = \dfrac{{285}}{{{{10}^6}}}\).
C \(P\left( A \right) = \dfrac{{51}}{{{{10}^5}}}\).
D \(P\left( A \right) = \dfrac{{285}}{{{{10}^5}}}\).
- Câu 17 : Xếp ngẫu nhiên 5 học sinh A, B, C, D, E ngồi vào một dãy 5 ghế thẳng hàng (mỗi bạn ngồi 1 ghế). Tính xác suất để hai bạn A và B không ngồi cạnh nhau.
A \(\dfrac{1}{5}.\)
B \(\dfrac{3}{5}.\)
C \(\dfrac{2}{5}.\)
D \(\dfrac{4}{5}.\)
- Câu 18 : Xếp 4 bạn nam và 2 bạn nữ thành một hàng ngang. Xác suất để 2 bạn nữ không ngồi cạnh nhau bằng
A \(\dfrac{1}{6}\)
B \(\dfrac{1}{3}\)
C \(\dfrac{1}{4}\)
D \(\dfrac{2}{3}\)
- Câu 19 : Một công ty may mặc có hai hệ thống máy may chạy song song. Xác suất để hệ thống máy thứ nhất hoạt động tốt là 90%, hệ thống thứ hai hoạt động tốt là 85%. Công ty chỉ có thể hoàn thành đơn hàng đúng hạn nếu ít nhất một trong hai hệ thống máy may hoạt động tốt. Xác suất để công ty hoàn thành đơn hàng đúng hạn là:
A \(2\% \)
B \(72\% \)
C \(98\% \)
D \(80\% \)
- Câu 20 : Chọn ngẫu nhiên một số từ tập các số tự nhiên có ba chữ số đôi một khác nhau. Xác suất để số được chọn có tổng các chữ số là chẵn bằng:
A \(\dfrac{{41}}{{81}}\)
B \(\dfrac{4}{9}\)
C \(\dfrac{1}{2}\)
D \(\dfrac{{16}}{{81}}\)
- Câu 21 : Chọn ngẫu nhiên một số từ tập các số tự nhiên có ba chữ số đôi một khác nhau. Xác suất để số chọn được có tổng các chữ số hàng trăm và hàng đơn vị bằng hai lần chữ số hàng chục là:
A \(\dfrac{5}{{81}}\)
B
\(\dfrac{1}{{18}}\)
C \(\dfrac{5}{{162}}\)
D \(\dfrac{2}{{81}}\)
- Câu 22 : Chọn ngẫu nghiên một số từ tập các số tự nhiên có ba chữ số đôi một khác nhau. Xác suất để số được chọn có tích các chữ số là số dương và chia hết cho 6.
A \(\dfrac{{55}}{{108}}\)
B \(\dfrac{{23}}{{54}}\)
C \(\dfrac{{13}}{{27}}\)
D \(\dfrac{{49}}{{108}}\)
- Câu 23 : Chọn ngẫu nghiên một số từ tập các số tự nhiên có ba chữ số đôi một khác nhau. Xác suất để số được chọn là số chia hết cho 3.
A \(\dfrac{1}{{36}}\)
B \(\dfrac{1}{9}\)
C \(\dfrac{{19}}{{54}}\)
D \(\dfrac{{11}}{{108}}\)
- Câu 24 : Cho tập \(A = \left\{ {1;2;...;10} \right\}\). Chọn ngẫu nhiên ba số khác nhau từ tập \(A\). Xác suất để ba số được chọn ra không có hai số nào là hai số nguyên liên tiếp là:
A \(\dfrac{{11}}{{15}}\)
B \(\dfrac{1}{5}\)
C \(\dfrac{7}{{15}}\)
D \(\dfrac{8}{{15}}\)
- Câu 25 : Chọn ngẫu nhiên hai số khác nhau từ \(25\) số nguyên dương đầu tiên. Xác suất để chọn được hai số có tổng là một số chẵn bằng:
A \(\dfrac{1}{2}\)
B \(\dfrac{{13}}{{25}}\)
C \(\dfrac{{12}}{{25}}\)
D \(\dfrac{{313}}{{625}}\)
- Câu 26 : Ba người cùng bắn vào \(1\) bia. Xác suất để người thứ nhất, thứ hai, thứ ba bắn trúng đích lần lượt là \(0,8\); \(0,6\);\(0,5\). Xác suất để có đúng \(2\) người bắn trúng đích bằng:
A \(0,24\)
B \(0,96\)
C \(0,46\)
D \(0,92\)
- Câu 27 : Từ một hộp chứa 19 tấm thẻ đánh số từ 1 đến 19, chọn ngẫu nhiên 2 thẻ. Xác suất để tích của hai số ghi trên hai thẻ là một số chẵn bằng:
A \(\dfrac{{15}}{{19}}\).
B \(\dfrac{{14}}{{19}}\).
C \(\dfrac{4}{{19}}\).
D \(\dfrac{5}{{19}}\).
- Câu 28 : Cho tập \(A = \left\{ {1;2;3;4;5;6} \right\}\). Trong các số tự nhiên gồm 6 chữ số được lập từ các chữ số thuộc tập \(A\) ngẫu nhiên một số. Tính xác suất để trong số đó luôn xuất hiện 3 chữ số 2, các chữ số còn lại đôi một khác nhau.
A \(\dfrac{{25}}{{972}}\)
B \(\dfrac{{35}}{{972}}\)
C \(\dfrac{{45}}{{972}}\)
D \(\dfrac{{55}}{{972}}\)
- Câu 29 : Hai xạ thủ bắn mỗi người một viên đạn vào bia, biết xác suất bắn trúng vòng 10 của xạ thủ thứ nhất là 0,75 và của xạ thủ thứ hai là 0,85. Tính xác suất để có ít nhất một viên bi trúng vòng 10.
A \(0,9625\)
B \(0,325\)
C \(0,6375\)
D \(0,0375\)
- Câu 30 : Một người chơi trò gieo súc sắc. Mỗi ván gieo đồng thời ba con súc sắc. Người chơi thắng cuộc nếu xuất hiện ít nhất 2 mặt sáu chấm. Tính xác suất để trong ba ván, người đó thắng ít nhất hai ván.
A \(\dfrac{1}{{1296}}\)
B \(\dfrac{{308}}{{19683}}\)
C \(\dfrac{{58}}{{19683}}\)
D \(\dfrac{{53}}{{23328}}\)
- Câu 31 : Gọi X là tập các số tự nhiên gồm 9 chữ số đôi một khác nhau. Chọn ngẫu nhiên một số từ X, tính xác suất để chọn được một số có mặt bốn chữ số lẻ và chữ số 0 luôn đứng giữa hai chữ số lẻ.
A \(\dfrac{5}{{54}}\)
B \(\dfrac{1}{{7776}}\)
C \(\dfrac{{45}}{{54}}\)
D \(\dfrac{{49}}{{54}}\)
- Câu 32 : Một lớp học có 40 học sinh tỏng đó có 4 cặp anh em sinh đôi. Trong buổi họp đầu năm thầy giáo chủ nhiệm lớp muốn chọn ra 3 học sinh để làm cán sự lớp gồm lớp trưởng, lớp phó và bí thư. Tính xác suất để chọn ra 3 học sinh làm cán bộ lớp mà không có cặp anh em sinh đôi nào
A \(\dfrac{{64}}{{65}}\)
B \(\dfrac{1}{{65}}\)
C \(\dfrac{1}{{256}}\)
D \(\dfrac{{255}}{{256}}\)
- Câu 33 : Một trường THPT có 10 lớp 12, mỗi lớp cử 3 học sinh tham gia vẽ tranh cổ động. Các lớp tiến hành bắt tay giao lưu với nhau (các học sinh cùng lớp không bắt tay với nhau). Tính số lần bắt tay của các học sinh với nhau, biết rằng hai học sinh khác nhau ở hai lớp khác nhau chỉ bắt tay đúng 1 lần
A 405
B 435
C 30
D 45
- Câu 34 : Có 5 đoạn thẳng có độ dài lần lượt là 2cm, 4cm, 6cm, 8cm và 10cm. Lấy ngẫu nhiên 3 đoạn thẳng trong 5 đoạn thẳng trên, tính xác suất để 3 đoạn thẳng lấy ra lập thành một tam giác
A \(\dfrac{3}{{10}}\)
B \(\dfrac{9}{{10}}\)
C \(\dfrac{7}{{10}}\)
D \(\dfrac{4}{5}\)
- Câu 35 : Có hai hộp. Hộp I đựng 4 gói quà màu đỏ và 6 gói quà màu xanh, hộp II đựng 2 gói quà màu đỏ và 8 gói quà màu xanh. Gieo một con súc sắc, nếu được mặt 6 chấm thì lấy một gói quà từ hộp I, nếu được mặt khác thì lấy một gói quà từ hộp II. Tính xác suất để lấy được gói quà màu đỏ.
A \(\dfrac{2}{3}\).
B \(\dfrac{7}{{30}}\).
C \(\dfrac{{23}}{{30}}\).
D \(\dfrac{1}{3}\).
- Câu 36 : Trong một kỳ thi vấn đáp thí sinh A phải đứng trước ban giám khảo chọn ngẫu nhiên 3 phiếu câu hỏi từ một thùng phiếu gồm 50 phiếu câu hỏi, trong đó có 4 cặp phiếu câu hỏi mà mỗi cặp phiếu có nội dung khác nhau từng đôi một và trong mỗi một cặp phiếu có nội dung giống nhau. Tính xác suất để thí sinh A chọn được 3 phiếu câu hỏi có nội dung khác nhau
A \(\dfrac{3}{4}\)
B \(\dfrac{{12}}{{1225}}\)
C \(\dfrac{4}{7}\)
D \(\dfrac{{1213}}{{1225}}\)
- Câu 37 : Gọi S là tập hợp các số tự nhiên có hai chữ số. Chọn ngẫu nhiên đồng thời hai số từ tập hợp S. tính xác suất để hai số được chọn có chữ số hàng đơn vị giống nhau.
A \(\dfrac{8}{{89}}\)
B \(\dfrac{{81}}{{89}}\)
C \(\dfrac{{36}}{{89}}\)
D \(\dfrac{{53}}{{89}}\)
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 5 Khoảng cách
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 1 Hàm số lượng giác
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 2 Phương trình lượng giác cơ bản
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 3 Một số phương trình lượng giác thường gặp
- - Trắc nghiệm Toán 11 Chương 1 Hàm số lượng giác và Phương trình lượng giác
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 2 Phép tịnh tiến
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 3 Phép đối xứng trục
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 4 Phép đối xứng tâm
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 5 Phép quay
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 6 Khái niệm về phép dời hình và hai hình bằng nhau