- Thấu kính (có lời giải chi tiết)
- Câu 1 : Vật thật AB được đặt trên trục chính và vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 20 cm. Khoảng cách từ vật đến thấu kính là d thay đổi được.Hãy xác định tính chất, vị trí, chiều, độ lớn của ảnh và vẽ ảnh trong mỗi trường hợp sau:d = 30cm d = 20cm d = 10cm
- Câu 2 : Một thấu kính hội tụ tạo ảnh thật S’ của điểm sáng S đặt trên trục chính.- Khi dời S gần thấu kính 5cm thì ảnh dời 10cm.- Khi dời S xa thấu kính 40cm thì ảnh dời 8cm. (kể từ vị trí đầu tiên)Tính tiêu cự của thấu kính.
- Câu 3 : Vật thật đặt trên trục chính và vuông góc với trục chính của một thấu kính.Ảnh ban đầu tạo bởi thấu kính là ảnh ảo và bằng ½ vật.Dời vật 100cm dọc theo trục chính. Ảnh của vật vẫn là ảnh ảo, nhỏ hơn vật 3 lần.Xác định chiều dời vật, vị trí ban đầu của vật.Tính tiêu cự.
- Câu 4 : Một vật phẳng nhỏ AB đặt trên trục chính của một thấu kính hội tụ (O2) có tiêu cự f2 = 15cm và cách thấu kính 49cm. Đặt xen vào giữa vật và thấu kính (O2) một thấu kính (O1). Khi khoảng cách giữa hai thấu kính là 28cm, người ta thu được ảnh cuối cùng gấp 3 lần vật.Định tiêu cự f1 của thấu kính (O1).
- Câu 5 : Cho thấu kính hội tụ (L2) có tiêu cự f2 = 24cm và vật AB đặt trên trục chính, vuông góc với trục chính và cách thấu kính một đoạn không đổi l = 44cm. Thấu kính phân kì (L1) có tiêu cự f1 = -15cm được đặt giữa vật AB và (L2) khoảng a sao cho hai trục chính trùng nhau.Xác định vị trí và độ phóng đại k của ảnh A’B’ trong trường hợp a = 34cm.
- Câu 6 : Hai thấu kính mỏng phẳng – lồi giống nhau, chiết suất n = 1,5 và có bán kính mặt lồi là R = 1,5a, được đặt đồng trục, khoảng cách giữa chúng bằng 2/3 tiêu cự của thấu kính. Một vật sáng nhỏ AB đặt vuông góc với trục chính và trước thấu kính thứ nhất một khoảng 4a.Xác định vị trí, tính chất và độ phóng đại của ảnh cuối cùng qua hệ hai thấu kính. Dựng ảnh. Tìm vị trí của mặt phẳng chính, tiêu cự và tiêu điểm chính của hệ hai thấu kính. Tìm lại kết quả ở câu 1 bằng phương pháp tạo ảnh qua các mặt phẳng chính của hệ ghép. Dựng ảnh.
- Câu 7 : Cho hai thấu kính hội tụ O1 và O2 có tiêu cự lần lượt là f1 = 10cm và f2 = 15cm đặt đồng trục cách nhau một khoảng a = 20cm.Để hệ cho ảnh thật thì vật phải đặt trong khoảng nào? Thay đổi khoảng cách a giữa hai thấu kính. Tìm điều kiện khoảng cách a giữa hai thấu kính để độ phóng đại của hệ không phụ thuộc vào vị trí đặt vật.
- Câu 8 : Đặt một vật nhỏ AB vuông góc với trục chính và trước một thấu kính O1 có tiêu cự f = 20 cm. Sau O1 đặt thấu kính O2 đồng trục với O1 và một màn E vuông góc với trục chính. Cho AB cách O2 và màn E các khoảng cách 85cm và 95cm. Khi di chuyển O1 người ta thấy có hai vị trí của O1 cách nhau 30cm đều cho ảnh rõ nét của vật AB trên màn.Hãy xác định tiêu cự của thấu kính O2.
- Câu 9 : Chọn phát biểu đúng với vật đặt trước thấu kính.
A Thấu kính hội tụ luôn tạo chùm tia ló hội tụ.
B Thấu kính phân kì luôn tạo chùm tia ló phân kì.
C Ảnh của vật tạo bởi thấu kính không thể bằng vật.
D Cả ba phát biểu A, B, C đều sai.
- Câu 10 : Một vật sáng đặt trước một thấu kính, trên trục chính. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính bằng ba lần vật. Dời vật lại gần thấu kính một đoạn. Ảnh của vật ở vị trí mới vẫn bằng ba lần vật. Có thể kết luận gì về loại thấu kính ?
A Thấu kính hội tụ.
B Thấu kính phân kỳ.
C Hai loại thấu kính đều phù hợp.
D Không thể kết luận được, vì giả thiết hai ảnh bằng nhau là vô lý.
- Câu 11 : Độ phóng đại ảnh âm (k < 0) tương ứng với ảnh
A Cùng chiều với vật
B Ngược chiều với vật
C Nhỏ hơn vật
D Lớn hơn vật
- Câu 12 : Quan sát ảnh của một vật qua một thấu kính phân kì.
A Ta thấy ảnh lớn hơn vật
B Ta thấy ảnh nhỏ hơn vật
C ảnh ngược chiều với vật
D không thể nhìn thấy ảnh của vật
- Câu 13 : Với một thấu kính
A số phóng đại k > 1
B số phóng đại k < 1
C số phóng đại k ≥ 1
D số phóng đại k > 1 hoặc k < 1 hoặc k = 1
- Câu 14 : Chọn câu phát biểu không chính xác. Với thấu kính phân kì
A vật thật cho ảnh thật
B vật thật cho ảnh ảo
C tiêu cự \(f < 0\)
D độ tụ \(D < 0\)
- Câu 15 : Một thấu kính phân kỳ có độ tụ - 2,5dp. Tính tiêu cự của kính.
A 40cm
B – 40cm
C – 20cm
D 20cm
- Câu 16 : Người ta dùng một thấu kính hội tụ có độ tụ 1 dp để thu ảnh của Mặt trăng. Tính đường kính của ảnh. Cho góc trông Mặt Trăng là 33'. Lấy 1' ≈ 3.10-4 rad.
A 1cm
B 1,5cm
C 2cm
D 2,5cm
- Câu 17 : Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 20cm. Vật sáng AB được đặt trước thấu kính và có ảnh A'B'. Tìm vị trí của vật, cho biết khoảng cách vật - ảnh là 45cm:
A d = 20cm
B d = 60cm
C d = 15cm
D Không tìm được vị trí của vật thoả mãn điều kiện đề bài.
- Câu 18 : Một thấu kính phân kỳ có độ tụ - 5dp. Nếu vật cách kính 30cm thì ảnh hiện ra ở đâu và có số phóng đại bao nhiêu ?
A \(d' = 15cm;k = - ,5\)
B \(d' = - 15cm;k = 0,5\)
C \(d' = - 12cm;k = 0,4\)
D \(d' = 12cm;k = - 0,4\)
- Câu 19 : Thấu kính phân kì tạo ảnh ảo bằng \(\dfrac{1}{2}\) vật thật và cách vật 10cm. Tính tiêu cự của thấu kính.
A – 10cm
B – 15cm
C – 25cm
D – 20cm
- Câu 20 : Cho một thấu kính L có độ tụ D = 5điôp. Xác định vị trí, tính chất và độ lớn của ảnh tạo bởi một vật AB cao 2cm, vuông góc với trục chính. Cho biết: AB là vật thật, cách L là 30cm.
A Ảnh thật cách thấu kính d’ = 60cm; Độ lớn của ảnh A’B’ = 4cm
B Ảnh ảo cách thấu kính d’ = - 60cm; Độ lớn của ảnh A’B’ = 4cm
C Ảnh thật cách thấu kính d’ = 90cm; Độ lớn của ảnh A’B’ = 6cm
D Ảnh ảo cách thấu kính d’ = - 90cm; Độ lớn của ảnh A’B’ = 6cm
- Câu 21 : Cho một thấu kính L có độ tụ D = 5điôp. Xác định vị trí, tính chất và độ lớn của ảnh tạo bởi một vật AB cao 2cm, vuông góc với trục chính. Cho biết: AB là vật thật, cách L là 10cm:
A Ảnh thật cách thấu kính d’ = 40cm; Độ lớn của ảnh A’B’ = 8cm
B Ảnh ảo cách thấu kính d’ = - 40cm; Độ lớn của ảnh A’B’ = 8cm
C Ảnh thật cách thấu kính d’ = 20cm; Độ lớn của ảnh A’B’ = 4cm
D Ảnh ảo cách thấu kính d’ = - 20cm; Độ lớn của ảnh A’B’ = 4cm
- Câu 22 : Một vật sáng đặt trước một thấu kính, trên trục chính. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính bằng ba lần vật. Dời vật lại gần thấu kính một đoạn. Ảnh của vật ở vị trí mới vẫn bằng ba lần vật. Cho biết đoạn dời vật là \(12cm\). Tiêu cự của thấu kính là bao nhiêu ?
A \(-8cm\)
B \(18cm\)
C \(-20cm\)
D Một giá trị khác A, B, C.
- Câu 23 : Đặt một vật sáng AB trên trục chính của một TKHT cách kính \(30cm\) thì thu được ảnh hiện rõ trên màn. Dịch chuyển vật lại gần thấu kính thêm \(10cm\) thì ta phải dịch chuyển màn thêm 1 đoạn nửa mới thu được ảnh, ảnh sau cao gấp đôi ảnh trước. Tìm tiêu cự của thấu kính
A \(18cm\)
B \(20cm\)
C \(9cm\)
D \(10cm\)
- Câu 24 : Vật sáng AB đặt trên trục chính của một TKHT có tiêu cự \(12cm\) cho ảnh thật. Khi dời AB lại gần thấu kính \(6cm\) thì ảnh dời đi \(2cm\). Xác định vị trí vật và ảnh trước khi dịch chuyển vật
A \({d_1}\; = 42cm;{d_1}' = 16cm\)
B \({d_1}\; = 42cm,{d_1}{\rm{'}} = 18cm\)
C \({d_1}\; = 36cm;{d_1}' = 18cm\)
D \({d_1}\; = 30cm;{d_1}' = 20cm\)
- Câu 25 : Đặt vật sáng trên trục chính của một thấu kính thì cho ảnh lớn gấp 2 lần vật. Khi dời vật lại gần thấu kính một đoạn \(12cm\) thì vẫn cho ảnh có chiều cao gấp 2 lần vật. Xác định tiêu cự của thấu kính đó
A \(12cm\)
B \(20cm\)
C \(36cm\)
D \(40cm\)
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất