Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Sinh năm 2021 số 8...
- Câu 1 : Trong thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen, nếu cho F2 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì tỉ lệ kiểu hình ở F3 được dự đoán là:
A. 8 hoa đỏ : 1 hoa trắng
B. 7 hoa đỏ : 9 hoa trắng
C. 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng
D. 15 hoa đỏ : 1 hoa trắng
- Câu 2 : Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, bậc dinh dưỡng cấp 3 và sinh vật tiêu thụ bậc 1 là
A. Nhái và sâu ăn lá ngô
B. Rắn hổ mang và cây ngô
C. Nhái và cây ngô
D. Sâu ăn lá ngô và nhái
- Câu 3 : Khi nói về quá trình phát triển của sâu bướm, phát biểu nào sau đây là chính xác?
A. Hormon juvenin có tác động ức chế hoạt động của exdison và do đó ức chế sâu hóa nhộng.
B. Tyrosin tiết ra từ tuyến trước ngực có tác động gây ra đứt đuôi và thúc đẩy biến thái.
C. Hormone exdison được sản xuất từ thể allata có tác dụng thúc đẩy quá trình lột xác của sâu bướm
D. Sự phối hợp giữa exdison và tyrosin điều hòa quá trình lột xác và biến thái ở bướm
- Câu 4 : Không bào trong đó chứa các chất khoáng, chất tan thuộc tế bào
A. Lông hủt của rễ cây.
B. Cánh hoa.
C. Đỉnh sinh trưởng.
D. Lá cây của một số loài cây.
- Câu 5 : Vì sao tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi?
A. Tính theo từng pha (tâm nhĩ co 0,1 giây, giãn 0,3 giây; tâm thất co 0,5 giây, giãn 0,3 giây) thời gian làm việc nhỏ hơn thời gian nghỉ; tính chung cả chu kì thời gian làm việc bằng thời gian nghỉ ngơi 0,4 giây.
B. Tính theo từng pha (tâm nhĩ co 0,7 giây, giãn 0,1 giây; tâm thất co 0,3 giây, giãn 0,5 giây) thời gian làm việc nhỏ hơn thời gian nghỉ; tính chung cả chu kì thời gian làm việc bằng thời gian nghỉ ngơi 0,4 giây.
C. Tính theo từng pha (tâm nhĩ co 0,1 giây, giãn 0,2 giây; tâm thất co 0,3 giây, giãn 0,5 giây) thời gian làm việc nhỏ hơn thời gian nghỉ; tính chung cả chu kì thời gian làm việc bằng thời gian nghỉ ngơi 0,4 giây.
D. Tính theo từng pha (tâm nhĩ co 0,1 giây, giãn 0,7 giây; tâm thất co 0,3 giây, giãn 0,5 giây) thời gian làm việc nhỏ hơn thời gian nghỉ; tính chung cả chu kì thời gian làm việc bằng thời gian nghỉ ngơi 0,4 giây.
- Câu 6 : Cho một lưới thức ăn có sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô, chim chích và ếch xanh đều ăn châu chấu và sâu, rắn hổ mang ăn ếch xanh. Trong lưới thức ăn trên, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là:
A. châu chấu và sâu
B. rắn hổ mang và chim chích
C. rắn hổ mang
D. chim chích và ếch xanh
- Câu 7 : Ở gà có bộ NST 2n = 78. Một tế bào sinh dục đực sơ khai nguyên phân bình thường liên tiếp một số lần, tất cả các tế bào con tạo thành đều tham gia giảm phân tạo giao tử. Tổng số NST đơn trong tất cả các giao tử là 19968. Theo lý thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tế bào sinh dục sơ khai đó đã nguyên phân 7 lần.
II. Nếu hiệu suất thụ tinh là 25% thì số hợp tử được tạo thành là 128.
III. Số NST môi trường cung cấp cho tế bào ở giai đoạn sinh sản là 9906.
IV. Số NST môi trường cung cấp cho tế bào ở giai đoạn chín 9984.A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 8 : Trên một mạch của phân tử ADN có tỉ lệ các loại nucleotit \frac{A+G}{T+X}=\frac{1}{2}. Tỉ lệ này ở mạch bổ sung của phân tử ADN nói trên là
$A 1= T 2, T 1= A 1, G 1= X 2, X 1= G 2$ nên nếu $( A 1+ G 1) /( T 1+ X 1)=0,5$ thì $( A 2+ G 2) /( T 2+ X 2)$
$=( T 1+ X 1) /( A 1+ G 1)=1 / 0,5=2,0$A. 5,0
B. 0,5
C. 2,0
D. 0,2
- Câu 9 : Nhóm thực vật nào sau đây thể hiện rõ nhất hiện tượng hướng tiếp xúc?
A. Các cây thân gỗ có kích thước lớn
B. Các cây dây leo hoặc các cây có tua cuốn
C. Các cây thủy sinh trôi nổi trong dòng nước
D. Các cây thân ngầm hoặc các cây thân bò
- Câu 10 : Ở biển có loài cá ép thường bám chặt vào thân cá lớn để “đi nhờ”, thuận lợi cho phát tán và kiếm ăn của loài. Đây là biểu hiện của mối quan hệ
A. cộng sinh.
B. hội sinh.
C. hợp tác.
D. kí sinh.
- Câu 11 : Trong quá trình phiên mã, ARN-polimeraza sẽ tương tác với vùng nào để làm gen tháo xoắn?
A. Vùng mã hoá.
B. Vùng vận hành.
C. Vùng khởi động.
D. Vùng kết thúc.
- Câu 12 : Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố đột biến có vai trò nào sau đây?
A. Quy định chiều hướng tiến hóa
B. Làm thay đổi tần số alen mà không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
C. Tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể
D. Cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa
- Câu 13 : Giả sử một lưới thức ăn đơn giản gồm các sinh vật được mô tả như sau: cào cào, thỏ và nai ăn thực vật; chim sâu ăn cào cào; báo ăn thỏ và nai; mèo rừng ăn thỏ và chim sâu. Trong lưới thức ăn này, các sinh vật cùng thuộc bậc dinh dưõng cấp 2 là:
A. Chim sâu, thỏ, mèo rừng
B. Cào cào, chim sâu, báo
C. Chim sâu, mèo rừng, báo
D. Cào cào, thỏ, nai
- Câu 14 : Xét một gen b trong nhân của tế bào nhân thực, có chiều dài 5100Å và có tỉ lệ nucleotit loại G chiếm 20% tổng số nucleotit của gen. Trong cấu trúc của gen b có một loại bazơ loại G bị thay đổi cấu trúc trở thành dạng hiếm và làm phát sinh đột biến gen b thành B. Khi gen b nhân đôi một số lần và đã tạo ra các gen con, tổng số nucleotit loại G trong các gen con không bị thay đổi cấu trúc là 76800. Cho biết đột biến phát sinh ngay lần nhân đôi thứ nhất của gen. Có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
I. Gen đột biến B có chiều dài bằng gen b.
II. Gen b đã nhân đôi 7 lần.
III. Tổng số nucleotit loại X trong các gen đột biến B là 76073.
IV. Tổng số nucleotit loại A trong các gen đột biến B là 114427.A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
- Câu 15 : Điểm khác nhau giữa ADN ở tế bào nhân sơ và ADN ở tế bào nhân thực(TBNT) là:
A. ADN ở tế bào nhân sơ chỉ có một chuỗi polinucleotit còn ADN ở tế bào nhân thực gồm hai chuỗi polinucleotit.
B. ADN ở tế bào nhân sơ có dạng mạch vòng còn ADN ở tế bào nhân thực có dạng mạch thẳng.
C. Đơn phân của ADN trong nhân của tế bào nhân thực là A, T, G, X còn đơn phân của ADN trong nhân của tế bào nhân sơ là A, U, G, X
D. Các bazo nito giữa hai mạch của ADN trong nhân ở tế bào nhân thực liên kết theo nguyên tắc bổ sung còn các bazo nito của tế bào nhân sơ không liên kết theo nguyên tắc bổ sung.
- Câu 16 : Cho chuỗi thức ăn:
Cây ngô $\rightarrow$ Sâu ăn lá ngô $\rightarrow$ Nhái $\rightarrow$ Rắn hổ mang $\rightarrow$ Diều hâu.
Khi nói về chuỗi thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quan hệ sinh thái giữa tất cả các loài trong chuỗi thức ăn này đều là quan hệ cạnh tranh.
II. Quan hệ sinh dưỡng giữa sâu ăn lá ngô và nhái dẫn đến hiện tượng khống chế sinh học.
III. Sâu ăn lá ngô, nhái, rắn hổ mang và diều hâu đều là sinh vật tiêu thụ.
IV. Sự tăng, giảm số lượng nhái, sẽ ảnh hướng đến sự tăng, giảm số lượng rắn hổ mang.A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
- Câu 17 : Một quần thể thực vật tự thụ phấn, thế hệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen là 0,3AABb : 0,2AaBb : 0,5Aabb. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lý thuyết, trong các dự đoán sau đây về cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F1, có bao nhiêu dự đoán đúng?
(1) Có tối đa 10 loại kiểu gen.
(2) Số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử lặn về cà hai cặp gen chiếm tỉ lệ 13,75%.
(3) Số cá thể có kiểu hình trội về một trong hai tính hạng chiếm tỉ lệ 54,5%.
(4) Số cá thể có kiểu gen mang hai alen trội chiếm tỉ lệ 32,3%.A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
- Câu 18 : Biết rằng cây tứ bội giảm phân chỉ cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, phép lai giữa cây AAAa x Aaaa cho đời con có kiểu gen AAaa chiếm tỉ lệ
A. 75%
B. 50%
C. 25%
D. 56,25%
- Câu 19 : Khi nói về phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Phản xạ không điều kiện thường trả lời lại cách kích thích đơn lẻ.
(2) Phản xạ có điều kiện có số lượng tế bào thần kinh tham gia nhiều hơn phản xạ không điều kiện.
(3) Số lượng phản xạ có điều kiện ở cá thể động vật là không hạn chế.
(4) Động vật bậc thấp không có hoặc có rất ít phản xạ có điều kiện.
(5) Phản xạ không điều kiện có tính bền vững cao còn phản xạ có điều kiện thường dễ thị mất đi.A. 5
B. 4
C. 3
D. 1
- Câu 20 : Trên một mạch của gen có 150 ađênin và 120 timin. Gen nói trên có 20% guanin. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là:
$B.Trên một mạch của gen có 150 ađênin và 120 timin. Gen nói trên có 20% guanin. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là A = T = 270; G = X = 180
A. A = T = 180; G = X = 270
B. A = T = 270; G = X = 180
C. A = T = 360; G = X = 540
D. A = T = 540; G = X = 360
- Câu 21 : Giả sử một gen ở vi khuẩn có 3000 nuclêôtit. Hỏi số axit amin có trong phân tử prôtêin được tổng hợp từ gen trên là bao nhiêu?
A. 498
B. 502
C. 495
D. 500
- Câu 22 : Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quá trình tự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực?
A. Các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối ligaza
B. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung
C. Xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (tái bản)
D. Diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn
- Câu 23 : Loại sắc tố nào sau đây hấp thụ được ánh sáng là
A. Clorophin.
B. Carotenoit.
C. Phicobilin.
D. Cả 3 sắc tố trên
- Câu 24 : Một phân tử ADN có số nuclêôtit loại A chiếm 15%. Tỉ lệ $\frac{A+T}{G+X}$ của gen là bao nhiêu?
A. $\frac{2}{5}$
B. $\frac{1}{3}$
C. $\frac{3}{7}$
D. $\frac{3}{14}$
- Câu 25 : Một phân tử ADN mạch kép có tỷ lệ $\frac{A+T}{G+X}=\frac{5}{3}$ , khi phân tử này nhân đôi liên tiếp 3 lần, tỷ lệ các loại nucleotit môi trường nội bào cung cấp cho quá trình nhân đôi của gen là
A. $A=T=18,75 \% ; G=X=31,25 \%$
B. $A+T=31,25 \% ; G+X=18,75 \%$
C. $A+T=18,75 \%, G+X=31,25 \%$
D. $A=T=31,25 \% ; G=X=18,75 \%$
- - Tổng hợp đề ôn luyện thi THPTQG Sinh Học có lời giải chi tiết !!
- - 20 Bộ đề luyện thi THPTQG Sinh Học cực hay có lời giải chi tiết !!
- - 600 Bài trắc nghiệm từ đề thi thử THPTQG Sinh Học có lời giải chi tiết !!
- - Đề ôn luyện thi THPTQG Sinh Học có lời giải !!
- - Tổng hợp 20 bộ đề thi thử THPTQG 2019 Sinh Học - Chinh phục điểm 9 điểm 10 !!
- - Tổng hợp đề tham khảo thi THPTQG môn Sinh Học cực hay có lời giải có đáp án !!
- - Bộ đề luyện thi THPTQG Sinh học cực hay có lời giải chi tiết !!
- - Chuyên đề ôn thi THPTQG môn Sinh học cực hay có lời giải chi tiết !!
- - Tổng hợp đề thi thử THPTQG môn Sinh Học có đáp án !!
- - Tổng hợp đề thi thử THPTQG môn Sinh Học có lời giải !!