Đề thi chính thức vào 10 môn Toán Trường Phổ Thông...
- Câu 1 : Cho biểu thức: \(P=\frac{2}{\left( x+1 \right)\sqrt{x+1}+\left( x-1 \right)\sqrt{x-1}}.\frac{\frac{2x}{\sqrt{x-1}}-\sqrt{x+1}}{\frac{1}{\sqrt{x-1}}-\frac{1}{\sqrt{x+1}}}\) với \(x>1.\)1.Rút gọn biểu thức P. 2.Tìm x để \(P=x-1.\)
A 1) \(P= 4\sqrt {x + 1}\)
2) \(x=3\)
B 1) \(P= \sqrt {x + 1}\)
2) \(x=3\)
C 1) \(P= \sqrt {x + 1}\)
2) \(x=2\)
D 1) \(P= 3\sqrt {x - 1}\)
2) \(x=5\)
- Câu 2 : Một nhà máy chuyên sản xuất một loại sản phẩm. Năm 2015, nhà máy sản xuất được 5000 sản phẩm. Do ảnh hưởng của thị trường tiêu thụ nên sản lượng của nhà máy trong các năm 2016 và 2017 đều giảm. Cụ thể: số lượng sản phẩm nhà máy sản xuất được trong năm 2016 giảm x% so với lượng sản phẩm nhà máy sản xuất được trong năm 2015, số lượng sản phẩm nhà máy sản xuất được trong năm 2017 cũng giảm x% so với số lượng sản phẩm nhà máy sản xuất được trong năm 2016. Biết số lượng sản phẩm nhà máy sản xuất được trong năm 2017 giảm 51% so với số lượng sản phầm nhà máy sản xuất được trong năm 2016. Tìm x.
A \(x=30.\)
B \(x=32.\)
C \(x=34.\)
D \(x=36.\)
- Câu 3 : Cho phương trình \({{x}^{3}}-x-1=0\). Giả sử x0 là một nghiệm của phương trình đã cho.1. Chứng minh \({{x}_{0}}>0\)2. Tính giá trị của biểu thức \(M=\frac{x_{0}^{2}-1}{x_{0}^{3}}\sqrt{2x_{0}^{2}+3{{x}_{0}}+2}\)
A \(M=4\)
B \(M=3\)
C \(M=2\)
D \(M=1\)
- Câu 4 : Cho hình chữ nhật ABCD với BC = a, AB = b. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, CD. Qua điểm M dựng đường thẳng cắt đường chéo AC của hình chữ nhật ABCD tại điểm P và cắt đường thẳng BC tại điểm Q sao cho B nằm giữa C và Q.1. Khi MP ⊥ AC, hãy:a) Tính PQ theo a và bb) Chứng minh a.BP = b.PN2. Chứng minh góc MNP = góc MNQ (không nhất thiết MP và AC vuông góc với nhau).
- Câu 5 : Các số nguyên \(x,{{x}_{1}},{{x}_{2}},...,{{x}_{9}}\) thỏa mãn:\(\left( 1+{{x}_{1}} \right)\left( 1+{{x}_{2}} \right)...\left( 1+{{x}_{9}} \right)=\left( 1-{{x}_{1}} \right)\left( 1-{{x}_{2}} \right)...\left( 1-{{x}_{9}} \right)=x\)Tính \(P=x.{{x}_{1}}.{{x}_{2}}...{{x}_{9}}\)
A P = 3
B P = 2
C P = 0
D P = 1
Xem thêm
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 1 Căn bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 2 Căn thức bậc hai và hằng đẳng thức căn bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 3 Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 4 Liên hệ giữa phép chia và phép khai phương
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 6 Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 8 Rút gọn biểu thức chứa căn bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 9 Căn bậc ba
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 1 Hàm số y = ax^2 (a ≠ 0)
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 2 Đồ thị của hàm số y = ax^2 (a ≠ 0)
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 3 Phương trình bậc hai một ẩn