Cho hình chữ nhật ABCD với BC =...
Câu hỏi: Cho hình chữ nhật ABCD với BC = a, AB = b. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, CD. Qua điểm M dựng đường thẳng cắt đường chéo AC của hình chữ nhật ABCD tại điểm P và cắt đường thẳng BC tại điểm Q sao cho B nằm giữa C và Q.1. Khi MP ⊥ AC, hãy:a) Tính PQ theo a và bb) Chứng minh a.BP = b.PN2. Chứng minh góc MNP = góc MNQ (không nhất thiết MP và AC vuông góc với nhau).
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
1. MP ⊥ AC
a) ∆ PQC vuông tại \(Q\Rightarrow \widehat{PQC}={{90}^{0}}-\widehat{PCQ}.\)
∆ ABC vuông tại \(B\Rightarrow \widehat{BAC}={{90}^{0}}-\widehat{ACB}={{90}^{0}}-\widehat{PCQ}.\)
\(\Rightarrow \widehat{PQC}=\widehat{BAC}\ \ \left( ={{90}^{0}}-\widehat{PCQ} \right).\)
Xét ∆ ABC và ∆ QPC có:
\(\begin{align} & \widehat{PQC}=\widehat{BAC}\ \ \left( cmt \right) \\ & \widehat{ABC}=\widehat{QPC}={{90}^{0}} \\ \end{align}\)
\(\Rightarrow \Delta ABC\backsim \Delta QPC\text{ }\left( g.g \right)\Rightarrow \frac{AB}{PQ}=\frac{AC}{QC}\Rightarrow PQ=\frac{AB.QC}{AC}.\) (1)
∆ ABC vuông tại B nên theo định lý Pitago ta có:
\(A{{C}^{2}}=A{{B}^{2}}+B{{C}^{2}}\Rightarrow AC=\sqrt{A{{B}^{2}}+B{{C}^{2}}}=\sqrt{{{a}^{2}}+{{b}^{2}}}\)
Xét ∆ ABC và ∆ QBM có:
\(\begin{align} & \widehat{MQB}=\widehat{BAC}\ \ \left( cmt \right) \\ & \widehat{ABC}=\widehat{QBM}={{90}^{0}} \\ \end{align}\)
\(\Rightarrow \Delta ABC\backsim \Delta QBM\ \left( g.g \right)\Rightarrow \frac{AB}{QB}=\frac{BC}{BM}\Rightarrow QB=\frac{AB.BM}{BC}=\frac{AB.\frac{AB}{2}}{BC}=\frac{b.\frac{b}{2}}{a}=\frac{{{b}^{2}}}{2a}\) (vì M là trung điểm AB)
Vì B nằm giữa Q và C nên \(QC=QB+BC=\frac{{{b}^{2}}}{2a}+a=\frac{{{b}^{2}}+2{{a}^{2}}}{2a}\)
Do đó từ \(\left( 1 \right)\Rightarrow PQ=\frac{b.\frac{{{b}^{2}}+2{{a}^{2}}}{2a}}{\sqrt{{{a}^{2}}+{{b}^{2}}}}=\frac{{{b}^{3}}+2{{a}^{2}}b}{2a\sqrt{{{a}^{2}}+{{b}^{2}}}}\)
b) Tứ giác MPCB có tổng hai góc đối nhau: \(\widehat{MPC}+\widehat{MBC}={{90}^{0}}+{{90}^{0}}={{180}^{0}}\) nên nó là tứ giác nội tiếp
\(\Rightarrow \widehat{PBC}=\widehat{PMC}\) (2 góc nội tiếp cùng chắn cung PC) (2)
Ta có MB = NC và MB // NC nên MBCN là hình bình hành, mặt khác tứ giác MBCN có \(\widehat{MBC}={{90}^{0}}\) nên nó là hình chữ nhật \(\Rightarrow \widehat{MNC}={{90}^{0}}\)
Tứ giác MPNC có \(\widehat{MPC}=\widehat{MNC}={{90}^{0}}\) nên 2 đỉnh P và N cùng nhìn cạnh MC dưới một góc bằng nhau
\(\Rightarrow MPNC\) là tứ giác nội tiếp.
\(\Rightarrow \widehat{PNC}+\widehat{PMC}={{180}^{0}}.\) (3)
Từ (2) và (3)\(\Rightarrow \widehat{PBC}+\widehat{PNC}={{180}^{0}}\Rightarrow \) Tứ giác BPNC là tứ giác nội tiếp (có 2 góc đối bù nhau)
\(\Rightarrow \widehat{BPN}={{180}^{0}}-\widehat{BCN}={{90}^{0}}\) và \(\widehat{PNB}=\widehat{PCB}.\)
Xét ∆ ABC và ∆ BPN có:
\(\begin{align} & \widehat{ABC}=\widehat{BPN}={{90}^{0}}\ \ \ \left( cmt \right) \\ & \widehat{ACB}=\widehat{PNB}\ \ \ \left( cmt \right) \\ \end{align}\)
\(\Rightarrow \Delta ABC\backsim \Delta PBN\text{ }\left( g.g \right)\Rightarrow \frac{AB}{BP}=\frac{BC}{PN}\Rightarrow a.BP=b.PN\)
2. MP không nhất thiết vuông góc AC
Gọi E là giao của PN và AD, F là giao điểm của MP và AD
Ta có AMCN và MBND là các hình bình hành nên AC và BD cùng đi qua trung điểm của MN
Gọi O là giao của AC, BD và MN ⇒ O là trung điểm của MN
Áp dụng định lý Talét:
Vì MO // AF (cùng vuông góc CD) nên \(\frac{MO}{AF}=\frac{OP}{PA}\)
Vì ON // EA nên \(\frac{ON}{EA}=\frac{OP}{PA}\)
Mà OM = ON nên EA = AF
Mặt khác vì AF // BQ nên \(\frac{AF}{QB}=\frac{AM}{MB}=1\Rightarrow AF=QB\Rightarrow EA=QB\)
Xét ∆ EAM và ∆ QBM có:
\(\begin{array}{l}
EA = QB\;\;\left( {cmt} \right)\\
\widehat {EAM} = \widehat {QBM} = {90^{0\;\;}}\\
AM = BM\;\;\left( {gt} \right)\\
\Rightarrow \Delta EAM = \Delta QBM\;\;\left( {c - g - c} \right).\\
\Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
EM = QM\\
\widehat {EMA} = \widehat {QMB}.
\end{array} \right.\\
\Rightarrow \widehat {EMN} = \widehat {QMN}\;\left( { = {{90}^0} + \widehat {EMA}} \right).
\end{array}\)
Xét ∆ EMN và ∆ QMN có:
\(\begin{align} & EM=QM\ \ \left( gt \right) \\ & \widehat{EMN}=\widehat{QMN}\ \ \left( cmt \right) \\ & MN\ \ chung \\ & \Rightarrow \Delta EMN=\Delta QMN\ \left( c-g-c \right). \\ & \Rightarrow \widehat{PNM}=\widehat{QNM}\ \ \ \left( dpcm \right). \\\end{align}\)
⇒ ∆ EMN = ∆ QMN (c.g.c)
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi chính thức vào 10 môn Toán Trường Phổ Thông Chuyên Sư phạm - Hà Nội - Hệ Chung (Năm học 2018 - 2019) (có lời giải chi tiết)