Đề thi online - Hai mặt phẳng song song- Có lời gi...
- Câu 1 : Trong các điều kiện sau, điều kiện nào kết luận \(mp\left( \alpha \right)//mp\left( \beta \right)\)?
A \(\left( \alpha \right)//\left( \gamma \right)\) và \(\left( \beta \right)//\left( \gamma \right)\) (\(\left( \gamma \right)\( là mặt phẳng nào đó).
B \(\left( \alpha \right)//a\) và \(\left( \alpha \right)//b\) với a, b là hai đường thẳng phân biệt thuộc \(\left( \beta \right)\).
C \(\left( \alpha \right)//a\) và \(\left( \alpha \right)//b\) với a, b là hai đường thẳng phân biệt cùng song song với \(\left( \beta \right)\).
D \(\left( \alpha \right)//a\) và \(\left( \alpha \right)//b\) với a, b là hai đường thẳng cắt nhau thuộc \(\left( \beta \right)\).
- Câu 2 : Cho hai mặt phẳng song song \(\left( \alpha \right)\) và \(\left( \beta \right)\), đường thẳng \(a//\left( \alpha \right)\). Có mấy vị trí tương đối của a với \(\left( \beta \right)\) ?
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 3 : Hai đường thẳng a và b nằm trong \(mp\left( \alpha \right)\). Hai đường thẳng a’ và b’ nằm trong \(mp\left( \beta \right)\). Mệnh đề nào sau đây đúng?
A Nếu a // a’ và b // b’ thì \(\left( \alpha \right)//\left( \beta \right)\).
B Nếu \(\left( \alpha \right)//\left( \beta \right)\) thì a // a’ và b // b’.
C Nếu a // b và a’ // b’ thì \(\left( \alpha \right)//\left( \beta \right)\).
D Nếu a cắt b và a // a’, b // b’ thì \(\left( \alpha \right)//\left( \beta \right)\).
- Câu 4 : Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O. Tam giác SBD đều. Một mặt phẳng (P) song song với (SBD) và đi qua điểm I thuộc cạnh AC (không trùng với A hoặc C). Thiết diện của (P) với hình chóp là hình gì ?
A Hình bình hành
B Tam giác cân
C Tam giác vuông
D Tam giác đều.
- Câu 5 : Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’ có các cạnh bên AA’,BB’, CC’, DD’. Khẳng định nào dưới đây là sai?
A \(\left( {AA'B'B} \right)//\left( {DD'C'C} \right)\)
B \(\left( {BA'D'} \right)//\left( {ADC'} \right)\)
C A’B’CD là hình bình hành
D BB’D’D là một tứ giác.
- Câu 6 : Cho hình lăng trụ ABC.A’B’C’. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của BB’và CC’. Gọi \(\Delta \) là giao tuyến của hai mặt phẳng (AMN) và (A’B’C’). Khẳng định nào sau đây đúng?
A \(\Delta //AB\)
B \(\Delta //AC\)
C \(\Delta //BC\)
D \(\Delta //AA'\)
- Câu 7 : Cho các mệnh đề sau:1. Qua một điểm không thuộc hai mặt phẳng cắt nhau vẽ được duy nhất một đường thẳng song song với hai mặt đó.2. Ba đường thẳng đôi một cắt nhau thì xác định một mặt phẳng.3. Qua một điểm không thuộc hai đường thẳng chéo nhau vẽ được duy nhất một mặt phẳng song song với hai đường thẳng đó.4. Ba mặt giao tuyến phân biệt thì ba giao tuyến đó hoặc đồng quy hoặc song song.5. Nếu đường thẳng d song song với đường thẳng d’ trong mặt phẳng (P) thì đường thẳng d song song hoặc nằm trong mặt phẳng (P).6. Hai mặt phẳng cùng song song với một đường thẳng thì cắt nhau theo giao tuyến song song với đường thẳng đó.Hãy chọn các mệnh đề đúng:
A 1, 2, 3, 4
B 1, 3, 4, 5, 6
C 1, 4
D 1, 3, 4, 5
- Câu 8 : Cho hai hình bình hành ABCD và ABEF nằm trong hai mặt phẳng phân biệt. Kết quả nào sau đây là đúng?
A AD // (BEF)
B (AFD) // (BEC)
C (ABD) // (EFC)
D EC // (ABF)
- Câu 9 : Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. Mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\) cắt SA, SB, SC, SD theo thứ tự lần lượt tại A’, B’, C’, D’ (không đồng thời trùng với các đầu mút). \(A'B'C'D'\) là hình bình hành khi và chỉ khi:
A \(\left( \alpha \right)//\left( {ABCD} \right)\)
B \(\left( \alpha \right)\) và (ABCD) cắt nhau.
C \(\left( \alpha \right)\) và (ABCD) trùng nhau.
D \(\left( \alpha \right)\) đi qua trung điểm của các đoạn SA, SB, SC, SD.
- Câu 10 : Cho hai hình vuông có chung cạnh AB và nằm trong hai mặt phẳng khác nhau. Trên các đường chéo AC và BF ta lấy các điểm M, N sao cho AM = BN. Mặt phẳng (P) chứa MN và song song với AB cắt AD và AF lần lượt tại M’, N’. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A AC, BF cắt nhau
B Tứ giác MNM’N’ là hình bình hành
C MN song song với (DEF)
D MN cắt (DEF)
- Câu 11 : Cho hình chóp S.ABC có đáy là tam giác ABC thỏa mãn AB = AC = 4, \(\widehat {BAC} = {30^0}\). Mặt phẳng (P) song song với (ABC) cắt đoạn SA tại M sao cho SM = 2MA. Biện tích thiết diện của (P) và hình chóp S.ABC bằng bao nhiêu?
A \({{16} \over 9}\)
B \({{14} \over 9}\)
C \({{25} \over 9}\)
D 1
- Câu 12 : Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang có các đáy AD và BC. Gọi M là trọng tâm tam giác SAD, N là điểm thuộc AC sao cho \(NA = {{NC} \over 2}\), P là điểm thuộc đoạn CD sao cho \(PD = {{PC} \over 2}\). Khi đó mệnh đề nào sau đây là đúng?
A MN // (SBC) và (MNP) // (SBC).
B MN cắt (SBC)
C Giao tuyến của hai mặt phẳng (SBC) và (MNP) là đường thẳng song song với BC.
D (MNP) // (SAD)
- Câu 13 : Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành tâm O. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của SA, SD. Gọi P, Q, R lần lượt là trung điểm của AB, ON, SB. Chọn mệnh đề sai trong các mệnh đề sau:
A PQ cắt (SBC)
B (MOR) // (SCD)
C (MON) // (SBC)
D PQ // (SBC)
- Câu 14 : Cho tứ diện ABCD, gọi \({G_1};{G_2};{G_3}\) lần lượt là trọng tâm các tam giác ABC, ACD, ADB. Diện tích thiết diện tạo bởi mặt phẳng \(\left( {{G_1}{G_2}{G_3}} \right)\) bằng k lần diện tích tam giác BCD, khi đó k bằng
A \({4 \over 9}\)
B \({2 \over 3}\)
C \({3 \over 4}\)
D \({1 \over 2}\)
- Câu 15 : Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy là hình bình hành tâm \(O\) và có \(AC = a, BD = b\). Tam giác \(SBD\) là tam giác đều. Một mặt phẳng \((P)\) di động song song với \((SBD)\) đi qua \(I\) trên đoạn \(OC\). Đặt \(AI = x\,\,\left( {{a \over 2} < x < a} \right)\). Khi đó diện tích thiết diện của hình chóp với mặt phẳng \((P)\) là:
A \({{{b^2}{{\left( {a - x} \right)}^2}\sqrt 2 } \over {{a^2}}}\)
B \({{{b^2}{{\left( {a + x} \right)}^2}\sqrt 3 } \over {{a^2}}}\)
C \({{{b^2}{{\left( {a + x} \right)}^2}} \over {{a^2}\sqrt 3 }}\)
D \({{{b^2}{{\left( {a - x} \right)}^2}\sqrt 3 } \over {{a^2}}}\)
- Câu 16 : Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang, đáy lớn AB = 3a, AD = CD = a. Mặt bên (SAB) là tam giác cân tại S, SA = 2a. Mặt bên \(\left( \alpha \right)\) di động và song song với (SAB) đồng thời cắt các cạnh AD, BC, SC, SD theo thứ tự M, N, P, Q. Biết tứ giác MNPQ ngoại tiếp một đường tròn bán kính r. Tính r?
A \(r = {{a\sqrt 7 } \over 6}\)
B \(r = {{a\sqrt 7 } \over 3}\)
C \(r = {{a\sqrt 7 } \over 2}\)
D \(r = {{2a\sqrt 7 } \over 3}\)
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 5 Khoảng cách
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 1 Hàm số lượng giác
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 2 Phương trình lượng giác cơ bản
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 3 Một số phương trình lượng giác thường gặp
- - Trắc nghiệm Toán 11 Chương 1 Hàm số lượng giác và Phương trình lượng giác
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 2 Phép tịnh tiến
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 3 Phép đối xứng trục
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 4 Phép đối xứng tâm
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 5 Phép quay
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 6 Khái niệm về phép dời hình và hai hình bằng nhau