Đề thi online - Luyện tập các trường hợp đồng dạng...
- Câu 1 : Khẳng định nào sau đây là sai?Nếu \(\Delta ABC\) và \(\Delta A'B'C'\) có \(\frac{AB}{A'B'}=\frac{AC}{A'C'}=\frac{BC}{B'C'}\) thì:
A \(\widehat{ABC}=\widehat{A'B'C'}\)
B \(\widehat{ACB}=\widehat{A'C'B'}\)
C \(\widehat{ACB}=\widehat{A'B'C'}\)
D \(\widehat{BAC}=\widehat{B'A'C'}\)
- Câu 2 : Chọn câu trả lời đúng:Cho hai tam giác MNP và QRS đồng dạng với nhau theo tỉ số k. Tỷ số chu vi của hai tam giác đó là:
A \(k\)
B \(\frac{1}{k}\)
C \({{k}^{2}}\)
D \(2k\)
- Câu 3 : Cho \(\Delta ABC\) đồng dạng với \(\Delta A'B'C'\) và \(\frac{AB}{A'B'}=\frac{1}{3}\), chu vi của 2 tam giác lần lượt là p, \(p'\). Tỉ số \(\frac{p}{p'}\) bằng giá trị nào trong các giá trị sau?
A \(\frac{1}{2}\)
B \(\frac{1}{3}\)
C \(3\)
D \(\frac{2}{3}\)
- Câu 4 : Cho ABCD là hình thang, với đáy AB gấp đôi đáy CD, gọi E là giao điểm hai đường chéo. Biết độ dài AC là 11, độ dài EC là:
A \(3\frac{2}{3}\)
B \(3\frac{3}{4}\)
C \(4\)
D \(3\frac{1}{2}\)
- Câu 5 : \(\Delta ABC\) và \(\Delta A'B'C'\) có \(\widehat{A}=\widehat{A'}={{90}^{0}}\), AB = 5 cm, BC = 13 cm, \(A'B'=7,5\ cm\). Để \(\Delta ABC\backsim \Delta A'B'C'\) thì độ dài \(B'C'\) có giá trị bằng bao nhiêu?
A 18,5 cm
B 24 cm
C 19 cm
D 19,5 cm
- Câu 6 : Cho \(\Delta ABC\) đồng dạng với \(\Delta DEF\) theo tỷ số đồng dạng \(k=\frac{2}{3}\), p và \(p'\) lần lượt là chu vi của \(\Delta ABC\) và chu vi của \(\Delta DEF\). Biết rằng \(p'+p=18\). Tính p và \(p'\)?
A \(p=16;\ p'=12\)
B \(p=10,8;\ p'=7,2\)
C \(p=12;\ p'=16\)
D \(p=7,2;\ p'=10,8\)
- Câu 7 : Cho \(\Delta ABC\), trên cạnh AC lấy điểm D sao cho \(\widehat{ADB}=\widehat{ABC}\).a) Hãy chỉ ra cặp tam giác đồng dạng? giải thích?b) Nếu cho AC = 12 cm, AB = 5 cm thì độ dài cạnh AD là bao nhiêu?
- Câu 8 : Trên 1 cạnh của một góc đỉnh A, đặt đoạn thẳng AE = 3 cm, AC = 8 cm. Trên cạnh thứ hai của góc đó, đặt các đoạn thẳng AD = 4 cm và AF = 6 cm.a) Hỏi \(\Delta ADC\) và \(\Delta AEF\) có đồng dạng với nhau không? Tại sao?b) Gọi I là giao điểm của CD và EF. Tính tỉ số diện tích của 2 tam giác DIF và EIC.
- Câu 9 : Câu 3 (Vận dụng): Cho \(\Delta ABC\) (AB < AC), có AD là đường phân giác trong. Ở miền ngoài \(\Delta ABC\) vẽ tia Cx sao cho \(\widehat{BCx}=\widehat{BAD}\). Gọi I là giao điểm của Cx và AD. Chứng minh rằng:a) \(\Delta ADB\backsim \Delta CDI\)b) \(\frac{AD}{AC}=\frac{AB}{AI}\)c) \(A{{D}^{2}}=AB.AC-BD.DC\)
- Câu 10 : Cho hình vuông ABCD, gọi E và F theo thứ tự là trung điểm của AB, BC, CE cắt DF ở M. Tính tỷ số \(\frac{{{S}_{\Delta CMD}}}{{{S}_{ABCD}}}\)?
- Câu 11 : Cho hình thoi ABCD cạnh a, có \(\widehat{A}={{60}^{0}}\). Một đường thẳng bất kỳ đi qua C cắt tia đối của các tia BA, DA tương ứng ở M, N. Gọi K là giao điểm của BN và DM. Tính \(\widehat{BKD}\)?
- - Trắc nghiệm Toán 8 Bài 1 Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân - Luyện tập - Toán 8
- - Trắc nghiệm Toán 8 Bài 1 Nhân đơn thức với đa thức
- - Trắc nghiệm Hình học 8 Bài 1 Tứ giác
- - Trắc nghiệm Toán 8 Bài 2 Nhân đa thức với đa thức
- - Trắc nghiệm Toán 8 Bài 3 Những hằng đẳng thức đáng nhớ
- - Trắc nghiệm Toán 8 Bài 4 Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp)
- - Trắc nghiệm Toán 8 Bài 5 Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp)
- - Trắc nghiệm Toán 8 Bài 6 Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung
- - Trắc nghiệm Toán 8 Bài 7 Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức