Đề thi online - Tính chất ba đường trung trực của...
- Câu 1 : Gọi O là giao điểm của ba đường trung trực trong \(\Delta ABC\). Khi đó O là:
A Điểm cách đều ba cạnh của \(\Delta ABC\).
B Điểm cách đều ba đỉnh của \(\Delta ABC\).
C Tâm đường tròn ngoại tiếp \(\Delta ABC\).
D Đáp án B và C đúng.
- Câu 2 : Cho \(\Delta ABC\) cân tại A, có \(\widehat{A}={{40}^{0}}\), đường trung trực của AB cắt BC ở D. Tính \(\widehat{CAD}\)
A \({{30}^{0}}\)
B \({{45}^{0}}\)
C \({{60}^{0}}\)
D \({{40}^{0}}\)
- Câu 3 : Cho \(\Delta ABC\) cân ở A. Đường trung trực của AC cắt AB ở D. Biết CD là tia phân giác của\(\widehat{ACB}\) . Tính các góc của \(\Delta ABC\).
A \(\widehat{A}={{30}^{0}},\widehat{B}=\widehat{C}={{75}^{0}}\)
B \(\widehat{A}={{40}^{0}},\widehat{B}=\widehat{C}={{70}^{0}}\)
C \(\widehat{A}={{36}^{0}},\widehat{B}=\widehat{C}={{72}^{0}}\)
D \(\widehat{A}={{70}^{0}},\widehat{B}=\widehat{C}={{55}^{0}}\)
- Câu 4 : Cho \(\Delta ABC\) vuông tại A, có \(\widehat{C}={{30}^{0}}\), đường trung trực của BC cắt AC tại M. Em hãy chọn câu đúng:
A BM là đường trung tuyến của \(\Delta ABC\) .
B \(BM=AB\)
C BM là phân giác của \(\widehat{ABC}\)
D BM là đường trung trực của \(\Delta ABC\).
- Câu 5 : Cho \(\Delta ABC\), hai đường cao BD và CE. Gọi M là trung điểm của BC. Em hãy chọn câu sai:
A \(BM=MC\)
B \(ME=MD\)
C \(DM=MB\)
D M không thuộc đường trung trực của DE.
- Câu 6 : Cho \(\Delta ABC\) đều, trên các cạnh AB, BC, CA lấy theo thứ tự ba điểm M, N, P sao cho \(AM=BN=CP\).a) Chứng minh \(\Delta MNP\) đều.b)Gọi O là giao điểm các đường trung trực của \(\Delta ABC\). Chứng minh O cũng là giao điểm các đường trung trực của \(\Delta MNP.\)
- Câu 7 : Cho \(\Delta ABC\) cân tại A. Gọi O là giao điểm của các đường trung trực của tam giác đó. Trên tia đối của các tia AB và CA lấy theo thứ tự hai điểm M và N sao cho AM = CN.a) Chứng minh \(\widehat{OAB}=\widehat{OCA}\) .b) Gọi I là giao điểm của hai đường trung trực của OM và ON. Chứng minh OI là tia phân giác của \(\widehat{MON.}\)
- Câu 8 : Cho \(\Delta ABC\) nhọn, đường cao AH. Lấy điểm D sao cho AB là trung trực của HD. Lấy điểm E sao cho AC là trung trực của HE. Gọi M là giao điểm của DE với AB, N là giao điểm của DE với AC. Chứng minh:a) \(\Delta ADE\) là tam giác cân.b) HA là tia phân giác của \(\widehat{MHN}\).
- Câu 9 : Cho \(\Delta ABC\) cân tại A. Trên tia đối của tia BC lấy điểm D sao cho \(BD=BA\) . Trên tia đối của tia CB lấy điểm E sao cho \(CE=CA\). Kẻ trung tuyến BM của \(\Delta ABD\), trung tuyến CN của \(\Delta ACE\), BM và CN cắt nhau tại O. Chứng minh AO vuông góc với DE.
- Câu 10 : Cho \(\Delta ABC\) đều, gọi D là điểm nằm giữa A và B, E là điểm nằm giữa A và C sao cho \(BD=AE.\) Chứng minh rằng khi D và E thay đổi trên các cạnh AB và AC thì đường trung trực của đoạn thẳng DE luôn đi qua tâm của đường tròn ngoại tiếp \(\Delta ABC\).
- - Trắc nghiệm Bài 1 Thu thập số liệu thống kê, tần số - Luyện tập - Toán 7
- - Trắc nghiệm Toán 7 Bài 2 Bảng
- - Trắc nghiệm Toán 7 Bài 4 Số trung bình cộng - Luyện tập
- - Trắc nghiệm Toán 7 Bài 1 Khái niệm về biểu thức đại số
- - Trắc nghiệm Toán 7 Bài 2 Giá trị của một biểu thức đại số
- - Trắc nghiệm Toán 7 Bài 3 Đơn thức
- - Trắc nghiệm Bài 4 Đơn thức đồng dạng - Luyện tập - Toán 7
- - Trắc nghiệm Toán 7 Bài 1 Tập hợp Q các số hữu tỉ
- - Trắc nghiệm Toán 7 Bài 2 Cộng, trừ số hữu tỉ
- - Trắc nghiệm Toán 7 Bài 3 Nhân, chia số hữu tỉ