- Viết phương trình dao động điều hòa - Đề 1
- Câu 1 : Vật dao động trên quỹ đạo dài 10 cm, chu kỳ T = 1/4 s. Viết phương trình dao động của vật biết tại t = 0 vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương?
A x = 10cos(4πt + π/2) cm
B x = 5cos(8πt - π/2) cm.
C x = 10cos(8πt +π/2) cm
D x = 20cos(8πt - π/2) cm.
- Câu 2 : Trong một chu kỳ vật đi được 20 cm, T = 2s, Viết phương trình dao động của vật biết tại t = 0 vật đang ở vị trí biên dương.
A x = 5cos(πt + π) cm
B x = 10cos(πt) cm
C x = 10cos(πt + π) cm
D x = 5cos(πt) cm
- Câu 3 : Một vật thực hiện dao động điều hòa, trong một phút vật thực hiện 30 dao động, Tần số góc của vật là?
A π rad/s
B 2π rad/s
C 3π rad/s
D 4π rad/s
- Câu 4 : Một vật dao động điều hòa khi vật đi qua vị trí x = 3 cm vật đạt vận tốc 40 cm/s, biết rằng tần số góc của dao động là 10 rad/s. Viết phương trình dao động của vật? Biết gốc thời gian là lúc vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm, gốc tọa độ tại vị trí cân bằng?
A 3cos(10t - π/2) cm
B 5cos(10t - π/2) cm
C 5cos(10t + π/2) cm
D 3cos(10t + π/2) cm
- Câu 5 : Một vật dao động điều hòa, khi vật đi qua vị trí x = 1, vật đạt vận tốc 10cm/s, biết tần số góc của vật là 10 rad/s. Tìm biên độ dao động của vật?
A 2 cm
B 3 cm
C 4 cm
D 5 cm
- Câu 6 : Vật dao động điều hòa biết trong một phút vật thực hiện được 120 dao động, trong một chu kỳ vật đi đươc 16 cm, viết phương trình dao động của vật biết t = 0 vật đi qua li độ x = -2 theo chiều dương.
A x = 8cos(4πt - 2π/3) cm
B x = 4cos(4πt - 2π/3) cm
C x = 4cos(4πt + 2π/3) cm
D x = 16cos(4πt - 2π/3) cm
- Câu 7 : Vật dao động điều hòa trên quỹ đạo AB = 10cm, thời gian để vật đi từ A đến B là 1s. Viết phương trình đao động của vật biết t = 0 vật đang tại vị trí biên dương?
A x = 5cos(πt + π) cm
B x = 5cos(πt + π/2) cm
C x = 5cos(πt + π/3) cm
D x = 5cos(πt)cm
- Câu 8 : Vật dao động điều hòa khi vật qua vị trí cân bằng có vận tốc là 40cm/s. Gia tốc cực đại của vật là 1,6m/s2. Viết phương trình dao động của vật, lấy gốc thời gian là lúc vật qua vị trí cân bằng theo chiều âm.
A x = 5cos(4πt + π/2) cm
B x = 5cos(4t + π/2) cm
C x = 10cos(4πt + π/2) cm
D x = 10cos(4t + π/2) cm
- Câu 9 : Vật dao động điều hòa với tần tần số 2,5 Hz, vận tốc khi vật qua vị trí cân bằng là 20π cm/s. Viết phương trình dao động lấy gốc thời gian là lúc vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương.
A x = 5cos(5πt - π/2) cm
B x = 8cos(5πt - π/2) cm
C x = 5cos(5πt + π/2) cm
D x = 4cos(5πt - π/2) cm
- Câu 10 : Một vật dao động điều hoà khi qua vị trí cân bằng vật có vận tốc v = 20 cm/s và gia tốc cực đại của vật là a = 2m/s2. Chọn t= 0 là lúc vật qua vị trí cân bằng theo chiều âm của trục toạ độ, phương trình dao động của vật là?
A x = 2cos(10t + π/2) cm
B x = 10cos(2t - π/2) cm
C x = 10cos(2t + π/4) cm
D x = 10cos(2t) cm
- Câu 11 : Một vật dao động diều hòa với biên độ A=4 cm và chu kì T=2s, chọn gốc thời gian là lúc vật đi qua VTCB theo chiều dương. Phương trình dao động của vật là?
A x = 4cos(πt + π/2) cm
B x = 4cos(2πt - π/2) cm
C x = 4cos(πt - π/2) cm
D x = 4cos(2πt + π/2) cm
- Câu 12 : Một vật dao động điều hoà, khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp vật qua vị trí cân bằng là 0,5s; quãng đường vật đi được trong 2s là 32cm. Tại thời điểm t=1,5s vật qua li độ x =2√3 cm theo chiều dương. Phương trình dao động của vật là?
A 4cos(2πt +π/6) cm
B 4cos(2πt - 5π/6) cm
C 4cos(2πt - π/6) cm
D 4cos(2πt + 5π/6) cm
- Câu 13 : Đồ thị li độ của một vật cho ở hình vẽ bên, phương trình nào dưới đây là phương trình dao động của vật
A x = Acos()
B x = Asin()
C x = Acos
D x = Asin
- Câu 14 : Một vật thực hiện dao động điều hòa với biên độ A, tần số góc . Chọn gốc thời gian là lúc vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Phương trình dao động của vật là
A x = Acos(t + π/4 )
B x = A cos(t - π/2)
C x = Acos(t + π/2 )
D x = A cos(t)
- Câu 15 : Chất điểm thực hiện dao động điều hòa theo phương nằm ngang trên đoạn thẳng AB = 2a với chu kỳ T = 2s. Chọn gốc thời gian t = 0 là lúc x = a/2 cm và vận tốc có giá trị dương. Phương trình dao động của chất điểm có dạng
A acos(πt - π/3 )
B 2acos(πt - π/6 )
C 2acos(πt+ 5π/6 )
D acos(πt + 5π/6 )
- Câu 16 : Li độ x của một dao động biến thiên theo thời gian với tần số la 60Hz. Biên độ là 5 cm. Biết vào thời điểm ban đầu x = 2,5 cm và đang giảm. phương trình dao động là:
A 5cos (120πt +π/3) cm
B 5cos(120πt -π/2) cm
C 5 cos(120πt + π/2) cm
D 5cos(120πt -π/3) cm
- Câu 17 : Một chất điểm đang dao động điều hòa với biên độ A = 10 cm và tần số f = 2 Hz. Phương trình dao động của vật khi chọn gốc thời gian là lúc vật đạt li độ cực đại dương là?
A x= 10sin4πt
B x = 10cos4πt
C x = 10cos2πt
D 10sin2πt
- Câu 18 : Một con lắc dao động với với A = 5cm, chu kỳ T = 0,5s. Phương trình dao động của vật tại thời điểm t = 0, khi đó vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương có dạng.
A x = 5sin(πt + π/2) cm
B x = sin4 πt cm
C x = sin2 πt cm
D 5cos(4 πt - π/2) cm
- Câu 19 : Một vật dao động điều hoà, khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp vật qua vị trí cân bằng là 0,5s; quãng đường vật đi được trong 2s là 32cm. Gốc thời gian được chọn lúc vật qua li độ x = 2√3 cm theo chiều dương. Phương trình dao động của vật là:
A x = 4cos(2 πt - π/6) cm
B x = 8cos(πt + π/3)cm
C x = 4cos(2 πt - π/3)cm
D x = 8cos(πt + π/6) cm
- Câu 20 : Một vật dao động diều hòa với biên độ A=4 cm và chu kì T=2s, chọn gốc thời gian là lúc vật đi qua VTCB theo chiều dương. Phương trình dao động của vật là
A x = 4cos(πt + π/2)cm
B x = 4 sin(2 πt - π/2)cm
C x = 4 sin(2 πt + π/2)cm
D x = 4cos(πt - π/2)cm
- Câu 21 : Vật m = 400g gắn vào lò xo k = 10N/m. Vật m trượt không ma sát trên mặt phẳng ngang. Viên bi m0 = 100g bắn với v0 = 50cm/s va chạm hoàn toàn đàn hồi. Chọn t = 0, vật qua VTCB theo chiều dương. Sau va chạm m dao động điều hoà với phương trình
A x = 4cos(5t - π/2)(cm).
B x = 4cos(5 πt)(cm).
C x = 4cos(5t + π )(cm).
D x = 2cos5t(cm).
- Câu 22 : Con lắc đơn đang đứng yên ở vị trí cân bằng. Lúc t = 0 truyền cho con lắc vận tốc v0 = 20cm/s nằm ngang theo chiều dương thì nó dao động điều hoà với chu kì T = 2 π/5s. Phương trình dao động của con lắc dạng li độ góc là
A = 0,1cos(5t- π/2) (rad).
B = 0,1sin(5t + π) (rad).
C = 0,1sin(t/5-π)(rad).
D = 0,1sin(t/5 + π)(rad).
- Câu 23 : Một con lắc đơn có chiều dài l = 2,45m dao động ở nơi có g = 9,8m/s2. Kéo con lắc lệch cung độ dài 5cm rồi thả nhẹ cho dao động. Chọn gốc thời gian vật bắt đầu dao dộng. Chiều dương hướng từ vị trí cân bằng đến vị trí có góc lệch ban đầu. Phương trình dao động của con lắc là
A s = 5sin(t/2 - π/2 )(cm).
B s = 5sin(t/2 + π/2)(cm).
C s = 5sin( 2t - π/2)(cm).
D s = 5sin( 2t + π/2)(cm).
- Câu 24 : Một con lắc đơn có chiều day dây treo là l = 20cm treo cố định. Kéo con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng góc 0,1rad về phía bên phải rồi truyền cho nó vận tốc 14cm/s theo phương vuông góc với dây về phía vị trí cân bằng. Coi con lắc dao động điều hoà. Chọn gốc tọa độ tại vị trí cân bằng, chiều dương hướng từ vị trí cân bằng sang phía bên phải, gốc thời gian là lúc con lắc đi qua vị trí cân bằng lần thứ nhất. Lấy g = 9,8m/s2. Phương trình dao động của con lắc có dạng:
A s = 2√2 cos(7t - π/2)cm.
B s = 2√2 cos(7πt + π/2)cm.
C s = 2√2 cos(7t + π/2)cm.
D s = 2cos(7t + π/2)cm.
- Câu 25 : Vận tốc của con lắc đơn có vật nặng khối lượng m, chiều dài dây treo l, dao động với biên độ góc am khi qua li độ góc là
A v2 = mgl(cos – cosm).
B v2 = 2mgl(cos – cosm).
C v2 = 2gl(cos – cosm).
D v2 = mgl(cosm – cos).
- Câu 26 : Một vật dao động điều hoà có biên độ A = 5cm. Chọn gốc tọa độ tại vị trí cân bằng, gốc thời gian là lúc vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Tìm pha ban đầu của dao động?
A π/2 rad
B -π/2 rad
C 0 rad
D π/6 rad
- Câu 27 : Một vật dao động điều hòa, khi vật đi qua vị trí x = 1, vật đạt vận tốc 10cm/s, biết tần số góc của vật là 10 rad/s. Tìm biên độ dao động của vật?
A 2 cm
B 3 cm
C 4 cm
D 5 cm
- Câu 28 : Đồ thị li độ của một vật cho ở hình vẽ bên, phương trình nào dưới đây là phương trình dao động của vật
A x = Acos()
B x = Asin()
C x = Acos
D x = Asin
- Câu 29 : Một vật thực hiện dao động điều hòa với biên độ A, tần số góc . Chọn gốc thời gian là lúc vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Phương trình dao động của vật là
A x = Acos(t + π/4 )
B x = A cos(t - π/2)
C x = Acos(t + π/2 )
D x = A cos(t)
- Câu 30 : Vận tốc của con lắc đơn có vật nặng khối lượng m, chiều dài dây treo l, dao động với biên độ góc am khi qua li độ góc là
A v2 = mgl(cos – cosm).
B v2 = 2mgl(cos – cosm).
C v2 = 2gl(cos – cosm).
D v2 = mgl(cosm – cos).
- Câu 31 : Phương trình dao động của một vật có dạng \(x = A.\cos \left( {\omega t + \frac{\pi }{4}} \right)cm\). Chọn kết luận không đúng
A Vật dao động với biên độ A.
B Vật dao động với pha ban đầu \(\frac{\pi }{4}rad\).
C Vật dao động với tần số góc ω.
D Vật dao động với pha ban đầu \( - \frac{\pi }{4}rad\).
- Câu 32 : Một vật dao động điều hoà có phương trình \(x = 4cos\left( {20\pi t-\frac{\pi }{6}} \right){\rm{ }}cm\). Tần số và pha ban đầu của dao động lần lượt là
A \(10Hz;-\frac{\pi }{6}\text{ }rad~~\)
B \(\frac{1}{10}Hz;\frac{\pi }{6}\text{ }rad~\)
C \(\frac{1}{10}Hz;-\frac{\pi }{6}\text{ }rad~\)
D \(10Hz;\frac{\pi }{6}\text{ }rad~~\)
- Câu 33 : Một vật dao động điều hòa có phương trình \(x = 5sin\left( {4\pi t - \frac{\pi }{6}} \right){\rm{ }}cm\). Pha ban đầu của dao động bằng
A \(\frac{\pi }{3}rad\)
B \( - \frac{\pi }{6}rad\)
C \( - \frac{{2\pi }}{3}rad\)
D \(\frac{{2\pi }}{3}rad\)
- Câu 34 : Gốc thời gian được chọn vào lúc nào nếu phương trình dao động điều hòa có dạng \(x = A\cos \left( {\omega t + \frac{\pi }{2}} \right)cm\)
A Lúc chất điểm qua vị trí cân bằng theo chiều dương qui ước
B Lúc chất điểm có li độ x = - A
C Lúc chất điểm có li độ x = + A
D Lúc chất điểm qua vị trí cân bằng theo chiều âm qui ước
- Câu 35 : Một vật dao động điều hòa với tần số 5Hz và biên độ 8cm. Chọn gốc thời gian lúc vật qua vị trí cân bằng theo chiều âm. Phương trình dao động của là:
A \(x = 4cos\left( {10\pi t--\frac{\pi }{2}} \right){\rm{ }}cm\)
B \(x = 4cos\left( {10t + \frac{\pi }{2}} \right){\rm{ }}cm\)
C \(x = 8cos\left( {10\pi t + \frac{\pi }{2}} \right){\rm{ }}cm\)
D \(x = 8cos\left( {10t - \frac{\pi }{2}} \right){\rm{ }}cm\)
- Câu 36 : Đồ thị của một vật dao động điều hòa \(x = A\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\) có dạng như hình vẽ. Biên độ và pha ban đầu của dao động là:
A \(4cm;\pi \,\,rad~~~~~~~~~\)
B \(4cm;\frac{\pi }{2}rad~~~~~~~~~\)
C \(4cm;-\frac{\pi }{2}rad~~~~~~~~~\)
D \(4cm;0\,\,\,rad~~~~~~~~~\)
- Câu 37 : Một vật nhỏ dao động điều hòa dọc theo trục Ox với biên độ 6cm, chu kỳ 1s. Tại thời điểm t = 0, vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm. Phương trình dao động của vật là
A \(x = 6cos\left( {\pi t + \frac{\pi }{2}} \right)\left( {cm} \right)\)
B \(x = 6cos\left( {2\pi t - \frac{\pi }{2}} \right)\left( {cm} \right)\)
C \(x = 6cos\left( {2\pi t + \frac{\pi }{2}} \right)\left( {cm} \right)\)
D \(x = 6cos\left( {\pi t - \frac{\pi }{2}} \right)\left( {cm} \right)\)
- Câu 38 : Một vật dao động điều hòa trên đoạn thẳng MN dài 10cm với tần số 20Hz. Chọn gốc thời gian lúc vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương của quỹ đạo. Phương trình dao động của vật là
A \(x = 5cos\left( {20t - \frac{\pi }{2}} \right){\rm{ }}\left( {cm} \right)\)
B \(x = 10cos\left( {40\pi t + \frac{\pi }{2}} \right){\rm{ }}\left( {cm} \right)\)
C \(x = 5cos\left( {40\pi t - \frac{\pi }{2}} \right){\rm{ }}\left( {cm} \right)\)
D \(x = 10cos\left( {20t + \frac{\pi }{2}} \right){\rm{ }}\left( {cm} \right)\)
- Câu 39 : Một chất điểm chuyển động tròn đều trong mặt phẳng thẳng đứng, có bán kính quỹ đạo là 8cm, bắt đầu từ vị trí thấp nhất của đường tròn theo chiều ngược chiều kim đồng hồ với tốc độ không đổi là 16π cm/s. Hình chiếu của chất điểm lên trục Ox nằm ngang, đi qua tâm O của đường tròn, nằm trong mặt phẳng quỹ đạo có chiều từ trái qua phải là:
A \({\rm{x}} = 16c{\rm{os}}\left( {2\pi t - \frac{\pi }{2}} \right)(cm)\)
B \({\rm{x}} = 16c{\rm{os}}\left( {2\pi t + \frac{\pi }{2}} \right)(cm)\)
C \({\rm{x}} = 8c{\rm{os}}\left( {2\pi t + \frac{\pi }{2}} \right)(cm)\)
D \({\rm{x}} = 8c{\rm{os}}\left( {2\pi t - \frac{\pi }{2}} \right)(cm)\)
- Câu 40 : Một chất điểm dao động điều hòa dọc theo trục Ox, xung quanh VTCB O với biên độ 4cm và tần số 10Hz. Tại thời điểm ban đầu chất điểm có li độ 4 cm. Phương trình dao động của chất điểm là:
A \(x=4cos\left( 20\pi t+\frac{\pi }{2} \right)cm~~~\)
B \(x=4cos\left( 20\pi t-\frac{\pi }{2} \right)cm~~~\)
C \(x=4cos\left( 20\pi t \right)cm~~~\)
D \(x=4cos\left( 20\pi t+\pi \right)cm~~~\)
- Câu 41 : Một con lắc lò xo gồm lò xo có khối lượng không đáng kể, có độ cứng k = 100N/m, khối lượng của vật m = 1kg. Từ vị trí cân bằng kéo vật lệch khỏi vị trí cân bằng \(x = 3\sqrt 2 cm\) rồi thả nhẹ. Chọn gốc thời gian t = 0 là lúc vật qua vị trí x = - 3cm theo chiều dương. Phương trình dao động của vật là:
A \(x = 3\sqrt 2 \cos \left( {10t + \frac{{3\pi }}{4}} \right)cm\)
B \(x = 3\cos \left( {10t - \frac{{3\pi }}{4}} \right)cm\)
C \(x = 3\sqrt 2 \cos \left( {10t - \frac{{3\pi }}{4}} \right)cm\)
D \(x = 3\sqrt 2 \cos \left( {10t - \frac{\pi }{4}} \right)cm\)
- Câu 42 : Một chất điểm dao động điều hòa có đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc vào thời gian của li độ như hình vẽ. Phương trình dao động của vật là:
A \(x = 10\cos \left( {\frac{{11\pi }}{6}t + \frac{{2\pi }}{3}} \right)cm\)
B \(x = 10\cos \left( {\frac{{11\pi }}{6}t - \frac{{2\pi }}{3}} \right)cm\)
C \(x = 10\cos \left( {2\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)cm\)
D \(x = 10\cos \left( {\frac{{5\pi }}{6}t - \frac{\pi }{3}} \right)cm\)
- Câu 43 : Con lắc đơn đang nằm yên ở vị trí cân bằng. Truyền cho con lắc vận tốc v0 = 20 cm/s nằm ngang theo chiều dương thì nó dao động điều hoà với chu kì \(T = \frac{{2\pi }}{5}{\rm{ }}s\). Cho g = 10 m/s2. Chọn gốc thời gian lúc truyền vận tốc. Phương trình dao động của con lắc dạng li độ góc là
A \(~\alpha =0,1.\cos \left( 5t-\frac{\pi }{2} \right)\,rad\)
B \(~\alpha =0,01.\cos \left( 5t-\frac{\pi }{2} \right)\,rad\)
C \(~\alpha =0,1.\cos \left( \frac{t}{5}-\frac{\pi }{2} \right)\,rad\)
D \(~\alpha =0,01.\cos \left( \frac{t}{5}+\frac{\pi }{2} \right)\,rad\)
- Câu 44 : Một vật dao động điều hòa với chu kì T = 1s. Tại thời điểm t = 0, vật đi qua vị trí có li độ \(x = - 5\sqrt 2 \) cm với vận tốc \(v = - 10\pi \sqrt 2 \) cm/s. Phương trình dao động của vật là:
A \(x = 10\sin (2\pi t + \frac{\pi }{4})\) cm
B \(x = 5\sqrt 2 \cos (\pi t - \frac{{3\pi }}{4})\) cm
C \(x = 10\sin (2\pi t - \frac{\pi }{4})\) cm
D \(x = 10\cos (2\pi t + \frac{{3\pi }}{4})\) cm
- Câu 45 : Một con lắc lò xo gồm quả cầu khối lượng m =100g treo vào lò xo có độ cứng k = 40N/m (lấy g = 10m/s2, bỏ qua mọi ma sát). Kéo quả cầu xuống dưới vị trí cân bằng một đoạn 2cm rồi buông nhẹ cho dao động điều hoà. Chọn trục toạ độ Ox có gốc O là vị trí cân bằng, chiều dương hướng xuống, gốc thời gian lúc buông vật. Phương trình dao động của vật là
A \(x = 2cos\left( {20t + \frac{\pi }{2}} \right){\rm{ }}cm\)
B \(x=2cos\left( 20t-\frac{\pi }{2} \right)\text{ }cm\)
C \(x=2cos\left( 20t \right)\text{ }cm\)
D \(x = 2cos\left( {20t + \pi } \right){\rm{ }}cm\)
- Câu 46 : Một chất điểm dao động điều hoà có đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của li độ x vào thời gian t như hình vẽ. Tại thời điểm t = 0,2s, chất điểm có li độ 2cm. Ở thời điểm t = 0,9s, gia tốc của chất điểm có giá trị bằng
A 14,5 m/s2
B 0,57 m/s2
C 5,7 m/s2
D 1,45 m/s2
- Câu 47 : Một con lắc lò xo thẳng đứng, vật nặng có khối lượng m = 250g. Chọn trục tọa độ Ox thẳng đứng, chiều dương hướng xuống dưới, gốc tọa độ tại vị trí cân bằng. Vật được thả nhẹ từ vị trí lò xo dãn 6,5 cm. Vật dao động điều hòa với năng lượng 80mJ. Lấy gốc thời gian lúc thả vật và g = 10m/s2. Phương trình dao động của vật là:
A \(x = 6,5cos\left( {5\pi t} \right){\rm{ }}\left( {cm} \right)\)
B \(x = 4cos\left( {5\pi t} \right){\rm{ }}\left( {cm} \right)\)
C \(x=4cos\left( 20t \right)\text{ }\left( cm \right)~~~~~~\)
D \(x = 6,5cos\left( {20t} \right){\rm{ }}\left( {cm} \right)\)
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất