Đề thi thử THPT Quốc Gia - Môn Vật Lí năm 2019 - Đ...
- Câu 1 : Đặt điện áp xoay chiều \(u = {U_0}c{\rm{os}}\left( {100\pi t} \right)(V)\) vào hai đầu một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 0,2/π H. Cảm kháng của đoạn mạch bằng
A \(20\sqrt 2 \Omega \)
B 20Ω
C 10Ω
D \(10\sqrt 2 \Omega \)
- Câu 2 : Khẳng định nào sau đây không đúng khi nói về lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong chân không
A có độ lớn tỉ lệ với tích độ lớn hai điện tích.
B là lực hút khi hai điện tích đó trái dấu.
C có độ lớn tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích.
D có phương là đường thẳng nối hai điện tích.
- Câu 3 : Cho hai dao động điều hòa cùng phương có phương trình lần lượt là \({x_1} = 5\cos (2\pi t - {\pi \over 6})cm;{x_2} = 5\cos (2\pi t - {\pi \over 2})cm\). Dao động tổng hợp của hai dao động này có biên độ là
A \(5\sqrt 3 \) cm
B \(5\sqrt 2 \) cm
C 5 cm
D 10 cm
- Câu 4 : Phương của lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường không có đặc điểm nào sau đây?
A Vuông góc với mặt phẳng chứa vectơ cảm ứng từ và dòng điện.
B Vuông góc với vectơ cảm ứng từ.
C Song song với các đường sức từ.
D Vuông góc với dây dẫn mang dòng điện.
- Câu 5 : Đặt điện áp \(u = {U_0}\cos \left( {100\pi t + {\pi \over 6}} \right)V\) vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp thì cường độ dòng điện qua mạch là \(i = {I_0}\cos \left( {100\pi t - {\pi \over {12}}} \right)A\). Hệ số công suất của đoạn mạch bằng
A 0,50
B 0,71
C 0,87
D 1,00
- Câu 6 : Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp một điện áp xoay chiều u = U0cos(2πft) (trong đó U0 không đổi, tần số f có thể thay đổi). Ban đầu f = f0 thì trong mạch xảy ra hiện tượng cộng hưởng, sau đó tăng dần tần số dòng điện và giữ nguyên tất cả các thông số khác. Chọn phát biểu sai?
A Cường độ hiệu dụng của dòng giảm.
B Điện áp hiệu dụng trên tụ điện tăng.
C Điện áp hiệu dụng trên điện trở giảm.
D Hệ số công suất của mạch giảm.
- Câu 7 : Khi tịnh tiến chậm một vật AB có dạng đoạn thẳng nhỏ dọc theo và luôn vuông góc với trục chính (A nằm trên trục chính) của một mắt không có tật từ xa đến điểm cực cận của nó, thì có ảnh luôn hiện rõ trên võng mạc. Trong k hi vật dịch chuyển, tiêu cự của thủy tinh thể và góc trông vật của mắt này thay đổi như thế nào?
A Tiêu cự tăng, góc trông vật giảm.
B Tiêu cự tăng, góc trông vật tăng.
C Tiêu cự giảm, góc trông vật giảm.
D Tiêu cự giảm, góc trông vật tăng.
- Câu 8 : Một sóng cơ truyền dọc theo một sợi dây đàn hồi rất dài với biên độ 6 mm. Tại một thời điểm, hai phần tử trên dây cùng lệch khỏi vị trí cân bằng 3 mm, chuyển động ngược chiều với độ lớn vận tốc \(0,3\pi \sqrt 3 cm/s\) và cách nhau một khoảng ngắn nhất là 8cm (tính theo phương truyền sóng). Tốc độ truyền sóng trên dây là:
A 0,6 m/s.
B 12 cm/s.
C 2,4 m/s.
D 1,2 m/s.
- Câu 9 : Một vòng dây kín có tiết diện S = 100 cm2 và điện trở R = 0,314Ω được đặt trong một từ trường đều cảm ứng từ có độ lớn B = 0,1 T. Cho vòng dây quay đều với vận tốc góc ω = 100 rad/s quanh một trục nằm trong mặt phẳng vòng dây và vuông góc với đường sức từ. Nhiệt lượng tỏa ra trên vòng dây khi nó quay được 1000 vòng là
A 0,10 J.
B 1,00 J.
C 0,51 J.
D 3,14 J.
- Câu 10 : Một học sinh khảo sát dao động điều hòa của một chất điểm dọc theo trục Ox (gốc tọa độ O tại vị trí cân bằng), kết quả thu được đường biểu diễn sự phụ thuộc li độ, vận tốc, gia tốc theo thời gian t như hình vẽ. Đồ thịx(t), v(t) và a(t) theo thứ tự đó là các đường
A (3), (2), (1).
B (2), (1), (3).
C (1), (2), (3).
D (2), (3), (1).
- Câu 11 : Trên mặt nước tại hai điểm A và B cách nhau 25 cm, có hai nguồn kết hợp dao động điều hòa cùng biên độ, cùng pha với tần số 25 Hz theo phương thẳng đứng. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 3 m/s. Một điểm M nằm trên mặt nước cách A, B lần lượt là 15 cm và 17 cm có biên độ dao động bằng 12 mm. Điểm N nằm trên đoạn AB cách trung điểm O của AB là 2 cm dao động với biên độ là
A 8mm
B 8\(\sqrt 3 \) mm
C 12mm
D 4\(\sqrt 3 \) mm
- Câu 12 : Biết năng lượng ứng với các trạng thái dừng của nguyên tử hiđrô được tính theo biểu thức \({E_n} = - {{{E_0}} \over {{n^2}}}\) (E0 là hằng số dương, n = 1,2,3,...). Một đám nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái cơ bản. Khi chiếu bức xạ có tần sốf1 vào đám nguyên tử này thì chúng phát ra tối đa 3 bức xạ. Khi chiếu bức xạ có tần số f2 = 1,08f1 vào đám nguyên tử này thì chúng phát ra tối đa là
A 10 bức xạ.
B 6 bức xạ.
C 4 bức xạ.
D 15 bức xạ.
- Câu 13 : Cho hai điểm sáng 1 và 2 cùng dao động điều hòa trên trục Ox. Tại thời điểm ban đầu t = 0 hai điểm sáng cùng đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương với cùng độ lớn vận tốc, đến khi vận tốc của điểm sáng 1bằng không thì vận tốc của điểm sáng 2 mới giảm đi \(\sqrt 2 \) lần. Vào thời điểm mà hai điểm sáng có cùng độ lớn vận tốc lần tiếp theo sau thời điểm ban đầu thì tỉ số độ lớn li độ của chúng khi đó là
A 1,5.
B 0,4.
C 0,5.
D 1,0.
- Câu 14 : Cho mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r và mạch ngoài là một biến trở R. Khi biến trở lần lượt có giá trị là R1 = 0,5 Ω hoặc R2 = 8Ω thì công suất mạch ngoài có cùng giá trị. Điện trở trong của nguồn điện bằng
A r = 4 Ω
B r = 0,5 Ω
C r = 2 Ω
D r = 1 Ω
- Câu 15 : Tại một điểm có sóng điện từ truyền qua, cảm ứng từ biến thiên theo phương trình \(B = {B_0}\cos (2\pi {.10^6}t)\) (t tính bằng s). Kể từ lúc t = 0, thời điểm đầu tiên để cường độ điện trường tại điểm đó bằng 0 là
A 0,33 μs.
B 0,25 μs
C 1,00 μs
D 0,50 μs
- Câu 16 : Một vật AB có dạng đoạn thẳng nhỏ cao 2 cm đặt song song với một màn hứng ảnh cố định. Đặt một thấu kính có tiêu cự f vào khoảng giữa vật và màn sao cho trục chính của thấu kính đi qua A và vuông góc với màn ảnh. Khi ảnh của vật AB hiện rõ nét trên màn thì khoảng cách giữa vật và màn đo được gấp 7,2 lần tiêu cự. Chiều cao ảnh của AB trên màn bằng
A 10 cm hoặc 0,4 cm.
B 4 cm hoặc 1 cm.
C 2 cm hoặc 1 cm.
D 5 cm hoặc 0,2 cm.
- Câu 17 : Cho tam giác ABC vuông cân tại A nằm trong một môi trường truyền âm. Một nguồn âm điểm O có công suất không đổi phát âm đẳng hướng đặt tại B khi đó một người M đứng tại C nghe được âm có mức cường độ âm là 40dB. Sau đó di chuyển nguồn O trên đoạn AB và người M di chuyển trên đoạn AC sao cho BO = AM. Mức cường độ âm lớn nhất mà người đó nghe được trong quá trình cả hai di chuyển bằng
A 56,6 dB
B 46,0 dB
C 42,0 dB
D 60,2 dB
- Câu 18 : Một lò xo và một sợi dây đàn hồi nhẹ có cùng chiều dài tự nhiên được treo thẳng đứng vào cùng một điểm cố định, đầu còn lại của lò xo và sợi dây gắn vào vật nặng có khối lượng m =100g như hình vẽ. Lò xo có độ cứng k1 = 10 N/m, sợi dây khi bị kéo dãn xuất hiện lực đàn hồi có độ lớn tỷ lệ với độ giãn của sợi dây với hệ số đàn hồi k2 = 30 N/m (sợi dây khi bị kéo dãn tương đương như một lò xo, khi dây bị cùng lực đàn hồi triệt tiêu). Ban đầu vật đang ở vị trí cân bằng, kéo vật thẳng đứng xuống dưới một đoạn a = 5 cm rồi thả nhẹ. Khoảng thời gian kể từ khi thả cho đến khi vật đạt độ cao cực đại lần thứ nhất xấp xỉ bằng
A 0,157 s.
B 0,751 s.
C 0,175 s.
D 0,457 s.
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất