Đề thi online - Chuyên đề các đường đồng quy trong...
- Câu 1 : Cho \(\Delta ABC\) đều, có O là trọng tâm. Em hãy chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:
A Trọng tâm và trực tâm của \(\Delta ABC\) trùng nhau.
B AO không phải là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\) .
C BO là đường cao của \(\Delta ABC\).
D CO là đường trung tuyến của \(\Delta ABC\).
- Câu 2 : Cho \(\Delta ABC\) cân tại A, tia phân giác của \(\widehat{BAC}\) cắt đường trung tuyến BD tại K. Gọi I là trung điểm của AB. Khi đó ta có:
A Ba điểm I, K, C không thẳng hàng.
B CI là đường cao của \(\Delta ABC\).
C Điểm K nằm trên đường trung tuyến CI của \(\Delta ABC\).
D CK là tia phân giác của \(\Delta ABC\).
- Câu 3 : Cho \(\Delta ABC\) cân tại A, các đường trung trực của AB, AC cắt nhau tại O. Lấy \(D\in AB,E\in AC\) sao cho AD = AE. Em hãy chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
A Đường trung trực của DE đi qua điểm O.
B O là trực tâm của \(\Delta ABC\)
C O là trọng tâm của \(\Delta ABC\).
D O là tâm đường tròn nội tiếp \(\Delta ABC\)
- Câu 4 : Cho 3 tam giác cân ABC, DBC, EBC có chung đáy BC. Em hãy chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:
A Ba điểm A, D, E thẳng hàng.
B Ba điểm A, D, E không thẳng hàng.
C AB = AC
D EB = EC.
- Câu 5 : Cho \(\Delta ABC\) vuông tại A. Gọi I, K lần lượt là trung điểm của AB và AC. Kẻ các đường trung trực của AB và AC cắt nhau tại D. Khi đó ta có:
A Điểm D nằm trên đoạn BC.
B Ba điểm B, D, C không thẳng hàng.
C CI là đường cao của \(\Delta ABC\).
D BK là đường cao của \(\Delta ABC\).
- Câu 6 : Cho \(\Delta ABC\) cân tại A, G là trọng tâm, I là điểm cách đều ba cạnh của tam giác. Em hãy chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:
A AG là trung tuyến của \(\Delta ABC\).
B I là giao điểm của ba đường phân giác của \(\Delta ABC\).
C Ba điểm A, G, I thẳng hàng.
D Ba điểm A, G, I không thẳng hàng.
- Câu 7 : Cho \(\Delta ABC\) có E, D lần lượt là trung điểm của AB và AC. Trên tia đối của tia EC lấy điểm M sao cho ME = EC. Trên tia đối của tia DB lấy điểm N sao cho BD = DN. Chứng minh M, A, N thẳng hàng.
- Câu 8 : Cho \(\Delta ABC\) nhọn có \(AB<AC\), đường cao AH. Trên HC lấy điểm D sao cho HD = HB.a) Chứng minh \(\Delta ADB\) là tam giác cân.b) Từ D kẻ \(DE\bot AC\), từ C kẻ \(CF\bot AD\), chứng minh 3 đường thẳng AH, DE, CF đồng quy.
- Câu 9 : Cho \(\Delta ABC\) có \(\widehat{BAC}={{120}^{0}}\), các tia phân giác của \(\widehat{BAC},\widehat{ACB}\) cắt nhau tại O, cắt cạnh BC và AB lần lượt tại D và E. Đường phân giác góc ngoài tại đỉnh B của \(\Delta ABC\) cắt đường thẳng AC tại F. Chứng minh:a) \(BO\bot BF\).b)\(\widehat{BDF}=\widehat{ADF}\).c) Ba điểm D, E, F thẳng hàng.
- Câu 10 : Cho \(\Delta ABC\) cân tại A. Trên tia đối của các tia BC và CB lấy theo thứ tự lần lượt 2 điểm D và E sao cho BD = CE.
a) Chứng minh \(\Delta ADE\) cân.
b) Gọi M là trung điểm của BC. Chứng minh AM là tia phân giác của \(\widehat{DAE}\).
c) Từ B và C kẻ BH và CK theo thứ tự vuông góc với AD và AE. Chứng minh 3 đường thẳng AM, BH, CK đồng quy.
- - Trắc nghiệm Bài 1 Thu thập số liệu thống kê, tần số - Luyện tập - Toán 7
- - Trắc nghiệm Toán 7 Bài 2 Bảng
- - Trắc nghiệm Toán 7 Bài 4 Số trung bình cộng - Luyện tập
- - Trắc nghiệm Toán 7 Bài 1 Khái niệm về biểu thức đại số
- - Trắc nghiệm Toán 7 Bài 2 Giá trị của một biểu thức đại số
- - Trắc nghiệm Toán 7 Bài 3 Đơn thức
- - Trắc nghiệm Bài 4 Đơn thức đồng dạng - Luyện tập - Toán 7
- - Trắc nghiệm Toán 7 Bài 1 Tập hợp Q các số hữu tỉ
- - Trắc nghiệm Toán 7 Bài 2 Cộng, trừ số hữu tỉ
- - Trắc nghiệm Toán 7 Bài 3 Nhân, chia số hữu tỉ