Đề thi thử THPT QG môn vật lí trường THPT Chuyên S...
- Câu 1 : Sóng cơ truyền từ môi trường có mật độ vật chất lớn qua môi trường có mật độ vật chất bé (như từ nước ra không khí) thì
A Tốc độ truyền tăng
B bước sóng giảm
C tần số tăng.
D chu kỳ tăng
- Câu 2 : So với hạt nhân \({}_{18}^{40}{\rm{Ar}}\), hạt nhân \(_4^{10}Be\) có ít hơn
A 30 nơtrôn và 22 prôtôn.
B 16 nơtrôn và 14 prôtôn.
C 16 nơtrôn và 22 prôtôn.
D 30 nơtrôn và 14 prôtôn
- Câu 3 : Xét mạch dao động điện từ tự do LC. Chu kỳ dao động T được tính bằng biểu thức
A \(T = 2\pi \sqrt {LC} \)
B \(T = {1 \over {2\pi \sqrt {LC} }}\)
C \(T = \sqrt {LC} \)
D \(T = {1 \over {\sqrt {LC} }}\)
- Câu 4 : Hai vật dao động điều hòa quanh một vị trí cân bằng với phương trình li độ lần lượt là \({x_1} = {A_1}c{\rm{os}}\left( {{{2\pi } \over T}t + {\pi \over 2}} \right);{x_2} = {A_2}c{\rm{os}}\left( {{{2\pi } \over T}t - {\pi \over 2}} \right)\) ; t tính theo đơn vị giây. Hệ thức đúng là:
A x2 + x1 = 0
B \({{{x_1}} \over {{A_1}}} = {{{x_2}} \over {{A_2}}}\)
C \({{{x_1}} \over {{A_1}}} = - {{{x_2}} \over {{A_2}}}\)
D x2 - x1 = 0
- Câu 5 : Cho một sóng cơ có biên độ A. Hai điểm M, N nằm trên phương truyền sóng cách nhau một đoạn \(d = \left( {2k + 1} \right){\lambda \over 4}\left( {k \in {Z^ + }} \right)\). Ở một thời điểm t, ly độ của hai điểm M, N lần lượt là uM, uN. Hệ thức đúng là:
A \(u_M^2 - u_N^2 = {A^2}\)
B \(u_M^2 + u_N^2 = {A^2}\)
C \(u_M^2 + u_N^2 = 1\)
D \(u_M^2 - u_N^2 = 0\)
- Câu 6 : Cho mạch điện như hình vẽ, cuộn dây thuần cảm, r = 0. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều có giá trị cực đại \({U_0} = 100\sqrt 6 V\), tần số f = 50 Hz. Khi K mở hoặc đóng, thì đồ thị cường độ dòng điện qua mạch theo thời gian tương ứng là im và id được biểu diễn như hình bên. Điện trở các dây nối rất nhỏ. Giá trị của R bằng
A 100 Ω.
B \(100\sqrt 3 \Omega \)
C \(50\sqrt 3 \Omega \)
D 50 Ω.
- Câu 7 : Hạt prôtôn có động năng 5,48 MeV được bắn vào hạt nhân \({}_4^9Be\) đứng yên gây ra phản ứng hạt nhân, sau phản ứng thu được hạt nhân \({}_3^6Li\) và hạt X. Biết hạt X bay ra với động năng 4 MeV theo hướng vuông góc với hướng chuyển động của hạt prôtôn tới ( lấy khối lượng các hạt nhân tính theo đơn vị u gần bằng số khối). Vận tốc của hạt nhân Li là:
A 10,7.106 m/s.
B 8,24.106 m/s.
C 0,824.106 m/s.
D 1,07.106 m/s.
- Câu 8 : Một đoạn mạch điện xoay chiều gồm 1 tụ điện có dung kháng ZC = 200 Ω và một cuộn dây mắc nối tiếp. Khi đặt vào hai đầu đoạn mạch trên một điện áp xoay chiều luôn có biểu thức \(u = 120\sqrt 2 c{\rm{os}}\left( {100\pi t + {\pi \over 3}} \right)V\) thì thấy điện áp giữa hai đầu cuộn dây có giá trị hiệu dụng là 120V và sớm pha π/2 so với điện áp đặt vào mạch. Công suất tiêu thụ của cuộn dây là:
A 120 W.
B 240 W.
C 144 W.
D 72 W.
- Câu 9 : Một mạch dao động lí tưởng gồm tụ điện có điện dung C và cuộn cảm thuần L. Khi mạch hoạt động thì phương trình của dòng điện trong mạch có biểu thức \(i = {I_0}c{\rm{os}}\left( {{{10}^6}t - {\pi \over 3}} \right)A\) và tại một thời điểm nào đó cường độ dòng điện trong mạch có đọ lớn \(2mA\) thì điện tích của tụ điện trong mạch có độ lớn \(2\sqrt 3 {.10^{ - 9}}C\). Phương trình của điện tích của tụ điện trong mạch là:
A \(q = {4.10^{ - 9}}c{\rm{os}}\left( {{{10}^6}t - {{5\pi } \over 6}} \right)C\)
B \(q = {8.10^{ - 9}}c{\rm{os}}\left( {{{10}^6}t + {\pi \over 2}} \right)C\)
C \(q = {8.10^{ - 9}}c{\rm{os}}\left( {{{10}^6}t - {\pi \over 2}} \right)C\)
D \(q = {4.10^{ - 9}}c{\rm{os}}\left( {{{10}^6}t - {\pi \over 6}} \right)C\)
- Câu 10 : Đặt điện áp xoay chiều \(u = U\sqrt 2 \cos \omega t\) (U không đổi, ω thay đổi) vào hai đầu đoạn mạch gồm: điện trở thuần R, một điện trở thuần R, một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, một tụ điện có điện C mắc nối tiếp (2L > C.R2). Khi ω = 100π (rad/s) thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện đạt giá trị cực đại. Khi ω = 200π (rad/s) thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm đạt giá trị cức đại. Giá trị điện áp hiệu dụng cực đại giữa hai đầu cuộn cảm là:
A \(U\sqrt 3 \)
B \({{2U} \over {\sqrt 3 }}\)
C \(U\sqrt 2 \)
D \({{2U} \over {\sqrt 2 }}\)
- Câu 11 : Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật có khối lượng \(m = 250\,\,g\) và lò xo có độ cứng \(k = 100\,\,N/m\). Bỏ qua ma sát. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo bị nén \(1\,\,cm\) rồi buông nhẹ vật đồng thời tác dụng một lực không đổi \(F = 3\,\,N\) có hướng dọc theo lò xo và làm lo xo giãn. Sau khoảng thời gian \(\Delta t = \frac{\pi }{{40}}\,\,s\) thì ngừng tác dụng lực F. Vận tốc cực đại vật đạt được sau đó là:
A 1 m/s.
B 2 m/s.
C 0,8 m/s.
D 1,4 m/s.
- Câu 12 : Cho đoạn mạch xoay chiều AB nối tiếp gồm: AM chứa biến trở R, đoạn mạch MN chứa r, đoạn NP chứa cuộn cảm thuần, đoạn PB chứa tụ điện có điện dung biến thiên. Ban đầu thay đổi tụ điện sao cho UAP không phụ thuộc vào biến trở R. Giữ nguyên giá trị điện dung đó và thay đổi biến trở. Khi uAP lệch pha cực đại so với uAB thì UPB = U1. Khi (UAN.UNP) cực đại thì UAM = U2. Biết rằng \({U_1} = 2.(\sqrt 6 - \sqrt 3 ){U_2}\). Độ lệch pha cực đại giữa uAp và uAB gần nhất với giá trị nào?
A 5π/7
B 3π/7
C 6π/7
D 4π/7
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất